NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁC KCN TP.CẦN THƠ

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp Tp. Cần Thơ đến năm 2010.pdf (Trang 34)

GIAN QUA.

Từ lúc thành lập đến nay, các KCN Cần Thơ ngày càng tỏ rõ vai trò, vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa của địa phương; việc xây dựng phát triển các KCN tập trung đã thể hiện vai trò chủđạo trong thu hút đầu tư, tiếp nhận kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm quản lý phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra nguồn hàng có chất lượng cao để

xuất khẩu, góp phần tăng trưởng GDP cho địa phương.

¾ Về thu hút đầu tư: Thực tế các KCN Cần Thơ các năm qua đã thu hút đầu tư có những kết quả khả quan: KCN Trà Nóc I đã lắp đầy 100% diện tích đất công nghiệp; KCN Trà Nóc II đã cho thuê khoảng 65% diện tích đất công nghiệp, và KCN Hưng Phú I và II tuy dự án chưa được phê duyệt, nhưng đã có 08 dự án đầu tư

thuê 104,5 ha đất để xây dựng nhà máy. Tính từ khi thành lập đến nay, các KCN Cần Thơ đã cho thuê khoảng 282 ha đất, ngoài ra còn có nhiều nhà đầu tư lập dự án xin thuê đất; bên cạnh việc cho thuê lại đất là việc thu hút vốn đầu tư đã tăng đáng kể, từ dưới 30 triệu USD của năm 1995 thì nay đã lên đến trên 348,291 triệu USD,

đây là nguồn vốn quan trọng góp phần cho sự nghiệp công nghiệp hóa địa phương.

¾ Góp phần tăng trưởng kinh tế: Các doanh nghiệp trong KCN hoạt động với giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần hàng năm; kim ngạch xuất khẩu tăng dần; nộp thuế các loại chiếm từ 37 – 45% so với tổng thu nội địa và thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn, luôn tạo thêm năng lực mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thêm nguồn thu cho Ngân sách địa phương và Trung ương. Thu hút các dự án đầu tư vào các KCN tập tung đã tạo điều kiện phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tránh tự phát, phân tán; tiết kiệm đất đai; sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, tiết kiệm

được chi phí sản xuất.

¾ Tạo việc làm: các KCN đã tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao

động, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động nữ tham gia vào các doanh nghiệp KCN khá cao chủ yếu trong các doanh nghiệp may mặc, giày da, chế

biến thủy sản... Ngoài số lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp KCN, các KCN còn tạo thêm việc làm cho hàng ngàn hộ nông dân sản xuất, nuôi trồng cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản, thủy hải sản.

¾ Tập trung xử lý chất thải, bảo vệ môi trường: Do tập trung các cơ sở sản xuất nên các KCN có điều kiện thuận lợi trong việc kiểm soát, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. KCN còn là địa chỉ tốt để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong nội ô thành phố, phục vụ sự phát triển bền vững, đây là mục tiêu quan trọng hàng đầu đặt ra đối với việc thành lập KCN.

¾Thủ tục hành chính: Cơ chế quản lý “một cửa” đã được Ban quản lý thực hiện một cách có hiệu quả, cải thiện khá tốt môi trường đầu tư, bằng cơ chế ủy quyền, Ban quản lý KCN đã giải quyết các vướn mắc của doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí cho nhà đầu tư.

2.3.1 Điểm mạnh

− Vị trí địa lý của Cần Thơ nói chung và KCN Trà Nóc nói riêng rất thuận lợi cho giao thương thủy bộđến các tỉnh trong vùng cũng như xuất khẩu sang các nước

lân cận. Nếu nhìn trên bản đồ thì Cần Thơ như tâm điểm của các nước, khoảng cách bình quân khoảng 125.000km rất thuận lợi cho giao thương hàng hoá đến các nước trong khu vực, đặc biệt là hệ thống đường thủy.

− Là khu công nghiệp thành lập đầu tiên ở ĐBSCL nên có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và vận động thu hút đầu tư. Cơ sở hạ tầng luôn được chỉnh trang, tu bổ.

− Tình hình an ninh trật tự KCN thường xuyên được củng cố, công tác tuần tra, kiểm soát giao thông thuỷ, bộ được duy trì thường xuyên. Công tác PCCC trong KCN được chú trọng, UBND thành phố đã trang bị 3 xe cứu hỏa túc trực 24/24 tại KCN, công an các KCN cũng thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ bảo vệ và PCCC cho các lực lượng bảo vệ của doanh nghiệp, bảo vệ của KCN…

− Dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp KCN hoạt động cũng rất được chú trọng triển khai. Một số dự án như cung cấp xăng dầu, cung cấp bữa ăn và nước uống tinh khiết cho công nhân lao động được triển khai hoạt động. Trạm y tế được ngân sách tỉnh đầu tư thực hiện khám chữa bệnh cho cán bộ và công nhân lao động trong KCN đem lại sự an tâm cho người lao động.

− KCN TP.Cần Thơ có website giới thiệu các điều kiện địa lí, thổ nhưỡng, các tiềm năng kinh tế, các dự án kêu gọi đầu tư và các chính sách ưu đãi đầu tư của Tp.Cần Thơ.

− Có quan hệ tốt với các cơ quan chức năng của Trung ương và Địa phương, phối hợp chặt chẽ với các ngành cung ứng dịch vụ khu công nghiệp nhưđiện, nước, bưu điện để giải quyết nhu cầu của nhà đầu tư.

2.3.2 Điểm yếu:

− Chưa quán triệt đầy đủ trong toàn Đảng bộ, Chính quyền, các ngành, các cấp và nhân dân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của các khu công nghiệp đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố. Việc định hướng phát triển và các giải pháp cụ thể trong huy động và phân bổ các nguồn lực vật chất và tinh thần chưa

được quan tâm đúng mức. Khu công nghiệp chưa thực sự được coi là một trọng

điểm, mũi nhọn đột phá chiến lược của nền kinh tế thành phố, trung tâm ĐBSCL. − Cơ sở hạ tầng chung của Thành phố Cần Thơ nói chung còn thấp kém và chưa đồng bộ: Cảng Cần Thơ, cảng Cái Cui tuy có được quan tâm đầu tư nhưng

việc nạo vét luồng Định An hàng năm không kịp thời, nên cảng biển Cần Thơ chỉ

có thể tiếp nhận tàu có tải trọng đến 5.000 tấn. Hàng container phải chuyển về TP. Hồ Chí Minh để xuất đi các nước, tốn nhiều chí phí trung gian. Sân bay Cần Thơ

vẫn chưa hoạt động, đang trong quá trình xây dựng đề án để nâng cấp. Cầu Cần Thơ đã khởi công từ 25/9/2004 nhưng đến đầu năm 2005 mới thi công... Do vậy khu công nghiệp tỉnh Cần Thơ trước đây, nay là TP. Cần Thơ trực thuộc trung ương vẫn kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài vì chi phí suất đầu tư, chi phí sản xuất cao; thời gian đi lại quá lâu (phải mất 4 đến 5 giờ để đi từ TP. Hồ Chí Minh

đến Cần Thơ) làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài.

− Xây dựng cơ sở hạ tầng KCN luôn bị thiếu vốn, công tác giải tỏa đền bù theo phương thức “cuốn chiếu” luôn bị động, chậm thời gian giao đất và không có “đất sạch” sẵn sàng giao cho nhà đầu tư theo yêu cầu làm mất nhiều cơ hội tiếp nhận đầu tư.

− Giá cho thuê lại đất và chính sách ưu đãi đầu tư vào các KCN Cần Thơ còn nhiều vấn đề chưa giải đáp được giữa khả năng hỗ trợ vốn của Ngân sách và yêu cầu hạ giá cho thuê lại đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Công tác giải tỏa đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng để xây dựng KCN, Khu tái định cưđang có xu thế giá cả bồi hoàn ngày càng tăng lên. Việc giải tỏa đền bù theo phương thức doanh nghiệp thuê đến đâu giải tỏa đến đó làm cho mức bồi hoàn sau luôn cao hơn mức bồi hoàn trước (chẳng hạn năm 2003 chi phí đền bù giải tỏa 1m2 đất nông nghiệp là 47.000 - 50.000 đồng nhưng đến tháng 10 năm 2004 chi phí đó đã lên đến 120.000 - 125.000 đồng/m2). Điều này đã tạo ra mâu thuẫn trong nội bộ nông dân, gây áp lực nặng nề cho công tác xử lý hành chánh đối với chính quyền địa phương.

− Cơ chế “một cửa, tại chỗ” chưa thật sự hiệu quả do nhận thức quan điểm và trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện cải cách hành chánh nói chung và quy trình thực hiện cơ chếđặc thù này nói riêng chưa được tập trung thống nhất rõ ràng và đồng

đều trong các ngành, các cấp có liên quan. Việc sơ kết, tổng kết, điều chỉnh bổ sung hoàn thiện và triển khai thực hiện đồng bộ cơ chế này chưa được quan tâm đúng mức.

− Công tác tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến đầu tư còn yếu, thụđộng và rời rạc. − Việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số doanh nghịêp chưa tốt; đồng thời do chưa tìm được nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước

thải chung cho KCN là một nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm môi trường KCN chưa được khắc phục triệt để.

− Hệ thống thông tin liên lạc chưa đồng bộ, tốc độ truyền dẫn không cao gây

ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp. Hệ thống thông tin của Ban quản lý khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở ngành chưa được nâng cấp, hoạt

động hành chính chủ yếu vẫn dựa trên giấy mà chưa phổ biến trên mạng thông tin. − Hạ tầng, dịch vụ bên ngoài hàng rào KCN như nhà ở công nhân, nhà trẻ, trường mẫu giáo, nhà ở cho chuyên gia chưa được quy hoạch và chưa có chủđầu tư. − Nền đất yếu làm chi phí đầu tư cao, ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút các dự án công nghiệp lớn.

2.3.3 Cơ hội:

- Trong tương lai, thành phố Cần Thơ sẽ trở thành thành phố loại I, đây là môi trường đầu tư tốt do cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển khá so với các tỉnh trong khu vực như hệ thống giao thông thủy bộ, sân bay, bến cảng, bưu chính viễn thông...

- Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm ĐBSCL với thế mạnh về nông nghiệp, nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào. Đến hết năm 2004 lao động TP.Cần Thơ

chiếm trên 91% lao động trong các doanh nghiệp KCN.

- Trung ương và địa phương có chủ trương phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, cụ thể là:

+ Thường vụ tỉnh ủy chấp thuận dùng vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư giải tỏa

đền bù, xây dựng khu tái định cư, đầu tư hạ tầng nhưđiện, nước tới hàng rào doanh nghiệp.

+ UBND tỉnh đã có chủ trương hỗ trợ bằng vốn ngân sách từ 25% - 30% đối với dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ các KCN tập trung.

- Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được sửa đổi, theo đó các nghị định, thông tư của chính phủ và các bộ cũng được sửa đổi cho phù hợp nên công tác vận

động đầu tư tiếp tục được đẩy mạnh có khí thế hơn.

- Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới (nhưđã gia nhập AFTA, đang đàm phán để vào WTO...), nền hành chính Việt Nam ngày càng được cải thiện theo hướng có lợi nhất cho xã hội mà trong đó có các nhà

đầu tư, đồng thời cũng phải cải cách cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính điều này đã tác động tích cực các nhà đầu tưđến Việt Nam.

- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước ta ổn định.

2.3.4 Đe doạ:

- Công tác quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam chưa thật sự thống nhất. Việc phát triển các KCN rất dàn trải tại hầu hết các địa phương dẫn đến sự

cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là các KCN vùng ĐBSCL (tính đến cuối năm 2004, ĐBSCL đã quy hoạch và hình thành 68 khu, cụm công nghiệp với tổng diện tích tự nhiên 15.154 ha; trong đó có 10 KCN tập trung với diện tích 3.547 ha)

- Cơ sở hạ tầng xã hội và các công trình phúc lợi xã hội của TP Cần Thơ hiện nay còn yếu kém. Do đó, nếu phát triển với tốc độ như hiện nay và chưa được đầu tưđúng mức thì khó có thể phục vụ tốt cho phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Hạ tầng dịch vụ bên ngoài KCN như nhà ở của công nhân, nhà trẻ, trường mẫu giáo, nhà ở của chuyên gia chưa được quy hoạch và chưa có chủ đầu tư, đây cũng là nhược điểm cải thiện môi trường đầu tư.

- Thủ tục hành chính nhà nước đối với việc xây dựng những dự án lớn còn chậm và rườm rà, vì những dự án lớn phải thông qua bộ.

- Chưa thực hiện được cơ chế một giá, còn có sự chênh lệch về giá cả các dịch vụ giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư

trong nước.

- Sựđẩy mạnh thu hút đầu tư của các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc đang là thách thức lớn cho Việt Nam nói chung và TP.Cần Thơ nói riêng trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế, chính trị

thế giới hiện nay đang diễn biến rất phức tạp và đang theo chiều hướng xấu đi cũng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung.

- Các quy định của pháp luật thiếu tính ổn định, thay đổi nhanh, chồng chéo. Nhiều văn bản pháp luật không rõ ràng, mỗi địa phương có cách hiểu và vận dụng khác nhau, nạn quan liêu tham nhũng trong phạm vi cả nước vẫn còn, làm nản lòng nhà đầu tư.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2010

...W—X...

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TP. CẦN THƠĐẾN NĂM 2010

3.1.1. Phương hướng phát triển:

Theo quyết định số 62/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cần Thơ thời kỳ từ nay đến năm 2010, theo đó, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cần Thơ phải hợp với Quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Cửu Long và Chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội cả nước, bảo đảm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, giữa phát triển sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển kinh tế bền vững và an ninh quốc phòng.

3.1.2. Mục tiêu phát triển: 3.1.2.1. Về kinh tế:

- Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 – 2010 từ 8 – 9%/năm - Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân 13%/năm

- Thu nhập bình quân (đầu người/năm):năm 2005 đạt 550 USD, đến năm 2010 đạt 875 USD.

- Tăng tỷ lệ tích lũy/GDP từ 21,5% năm 2003 lên 23% năm 2005 lên 25% năm 2010.

3.1.2.2. Về xã hội

Phấn đấu thực hiện tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 1,5% vào năm 2000, 1,32% vào năm 2005 và 1,15% vào năm 2010; giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 6,75% vào năm 2000 xuống khoảng 3% vào năm 2010, phấn đấu xoá hẳn các hộđói vào năm 2010, giảm các hộ nghèo xuống mức thấp nhất vào năm 2010; tăng tỷ lệ hộ dùng

điện từ 72% năm 2000 lên 90% vào năm 2010. Phấn đấu năm 2005 phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong toàn thành phố; thực hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế của thành phố. Từng bước khống chế bệnh sốt rét, giảm tỷ lệ

mắc bệnh lao xuống dưới 5%, thực hiện toàn dân dùng muối iốt, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, xoá bỏ các tệ nạn xã hội.

* Phát triển công nghiệp: tập trung phát triển công nghiệp trọng điểm, chú trọng phát triển các cụm công nghiệp ở những nơi có điều kiện thuận lợi phục vụ

nông nghiệp, nông thôn nhằm từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Phấn đấu mức tăng trưởng công nghiệp thời kỳ 2001 – 2010 đạt từ 13 – 14%. Phát triển công nghiệp để từng bước thực hiện mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp Tp. Cần Thơ đến năm 2010.pdf (Trang 34)