Sự cần thiết nghiên cứu vấn đề tạo việc làm cho người lao động

Một phần của tài liệu Phân tích biến động dân số, lao động và việc làm ở huyện Lập Thạch hiện nay.doc (Trang 33 - 38)

III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA

2. Sự cần thiết nghiên cứu vấn đề tạo việc làm cho người lao động

làm cho người lao động.

Vấn đề tạo việc làm, thu hút con người tham gia vào quá trình lao động, phát triển kinh tế có tầm quan trọng lớn, đặc biệt là ở nứoc ta với đặc trưng của nền kinh tế chậm phát triển. Tuy nhiên muốn tạo việc làm thu hút con người

vào quá trình lao động phải xét đến hàng loạt các vấn đề có liên quan.

Đối tượng của tạo việc làm là những người thiếu việc làm, những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu làm việc. Hiện tượng tồn tại một lực lượng lao động tihếu việc làm và thất nghiệp với tỷ lệ cao biểu hiện sự lãng phí nguồn lực quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế. Hơn nữa thiếu việc làm và thất nghiệp còn gây ra một áp lực lớn đối với sự ổn định chính trị và tiến bộ xã hội. Trong những năm gần đây, khi nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong được xem là mục tiêu hàng đầu. Đặc biệt là nguồn lực con người cần tạo việc làm, thu hút lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm tới mức thấp nhất lực lượng thất nghiệp.

Xét về mặt kinh tế, thất nghiệp gắn chặt với đói nghèo. Tỷ lệ thất nghiệp cao không những gây tổn thất lớn cho nền kinh tế mà còn gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống cá nhân người lao động. Những người thất nghiệp, họ không sản xuất ra sản phẩm nhưng họ vẫn phải tiêu dùng một nguồn lực nhất định của xã hội đặc biệt ở tuổi trưởng thành,

mức tiêu dùng thường lớn hơn các độ tuổi khác. Đối với nước ta, những người thất nghiệp là những người không có thu nhập và sống nhờ vào nguồn thu nhập của người khác trong gia đình. Hơn nữa thường những người thất nghiệp là những người chủ gia đình, nguồn thu nhập của họ có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của các thành viên trong gia đình, khi đời sống kinh tế của gia đình khó khăn thì nó lại ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống gia đình. Đây chính là những nguyên nhân sâu xa, phức tạp của những rối ren cho xã hội.

Trên góc độ quản lý Nhà nước, hiện tượng tồn tại thất nghiệp lớn chính là chúng ta không phát huy hết nội lực những tiềm năng vô cùng to lớn, quý giá, sáng tạo ra giá trị và sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội. Ở nước ta hiện nay tỷ lệ thất nghiệp vào khoảng 6% đến 7% lực lượng lao động và chủ yếu là thất nghiệp theo cơ cấu (có ngành cần lao động thì không có, ngành cần ít lao động thì lại thừa nhiều). Đó là hiện tượmg hệ thống đào tạo không gắn với cầu về lao động trên thị trường lao động cả về số lượng và chất lượng lao động, phần lớn sinh viên ra trường đều vấp phải một khó khăn đó là việc làm. Họ là những người được

đào tạo và có trình độ chuyên môn những mong khi ra trường đem hết hiểu biết, tài năng của mình để phục vụ đất nước, phục vụ quê hương và ổn định cuộc sống cá nhân, vậy mà phần lớn trong số họ phải ra nhập đội quân thất nghiệp. Như thế, việc đầu tư cho giáo dục có nên không? Làm thế nào để sử dụng họ có hiệu quả nhất cả về số lượng lẫn chất lượng? Câu hỏi này không phải ngày một ngày hai mà có thể trả lời được. Đó là một vấn đề khó khăn mang tính phức tạp và thời sự đối với tất cả các ngành và các cấp lãnh đạo. Do tầm quan trọng cũng như sự ảnh hưởng lớn lao của vấn đề việc làm và thất nghiệp những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã phối hợp giữa các ngành các cấp để đưa ra phương án khả dĩ nhằm giảm đến mức thấp nhất số người thất nghiệp nhưng do tính phức tạp của vấn đề nên kết quả đạt được còn rất nhiều hạn chế. Chương trình trong những năm tới là phải đưa vấn đề tạo việc làm cho người lao động mang tính quốc sách hàng đầu không chỉ đối với lao động công nghiệp đo thị mà cả lao động nông nghiệp nông thôn vì lao động nước ta trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng sấp xỉ 80%.

Về mặt xã hội, thất nghiệp gây nên những hậu quả nặng nề, khi xét đến nguyên nhân của các tệ nạn xã hội, người ta nhận thấy rằng, những người thất nghiệp tham gia vào các tệ nạn này chiếm tỷ trọng đáng kể. Những người thất nghiệp tham gia vào các tệ nạn xã hội như nghiện ma tuý, trộm cắp, mại dâm, đâm thuê, chém mướn trong xã hội đen... đều đem lại thu nhập ít nhiều cho người tham gia. Trong lúc các con đường khác tạo việc làm một cách chân chính bị khép lại, thì con đường đến với các tệ nạn xã hội lại thường mở ra và khó kiểm soát.

PHẦN II

THỰC TRẠNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở HUYỆN LẬP

Một phần của tài liệu Phân tích biến động dân số, lao động và việc làm ở huyện Lập Thạch hiện nay.doc (Trang 33 - 38)