III. BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động dân số
2.2.1. Ảnh hưởng của chương trình DS KHHGĐ đến việc giảm mức
giảm mức sinh của huyện Lập Thạch.
- Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai đến giảm mức sinh.
- Thiếu việc làm cũng là các nhân tố làm giảm mức sinh.
2.2.1. Ảnh hưởng của chương trình DS - KHHGĐ đến chương trình DS - KHHGĐ đến việc giảm mức sinh của huyện Lập Thạch.
a. Bộ máy tổ chức công tác DS - KHHGĐ ở huyện Lập Thạch.
Có thể nói đây là nhân tố ảnh hưởng đến việc làm giảm mức sinh ở huyện Lập Thạch bởi lẽ trước năm 1992 UBDS - KHHGĐ chưa được thành lập, vì vậy công tác
theo dõi tình hình phát triển dân số của huyện chưa có sự kết nối giữa các ngành, các cấp trong huyện do đó trước đây mức sinh trong huyện còn rất cao.
Nhưng từ khi UBDS - KHHGĐ của huyện được thành lập vào năm 1992 và đặc biệt là sau khi có nghị quyết 04NQ/HNTW ra ngày 14/1/1993 của Hội nghị lần IV BCHTW Đảng khoá VII về chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình thì vấn đề dân số của huyện đã được giao cho một số chức vụ cụ thể có trách nhiệm theo dõi và điều chỉnh tình hình phát triển dân số của cả huyện.
Trong 8 năm (1992 - 2000) cùng với các phong trào về dân số trong cả nước, công tác BDS - KHHGĐ ở Lập Thạch đã đạt được một số thành công nhất định. Đó là sự chuyển biến nhận thức của các cấp Đảng uỷ, chính quyền và nhân dân các dân tộc về vấn đề dân số được thể hiện rõ nét trên các mặt hoạt động từ năm 1992 tới nay. Chính sự chuyển biến về nhận thức ấy đã tạo điều kiện thuận lợi để công tác DS - KHHGĐ bước đầu được:
- Hoàn thiện hệ thống công tác tổ chức làm công tác DS - KHHGĐ từ huyện đến xã đi vào hoạt động có nề nếp, ăn khớp nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành trong
huyện. Đến năm 2000, số cán bộ chuyên trách cấp huyện có 5 người, 40 cán bộ chuyên trách cấp xã (mỗi xã một cán bộ) và 411 công tác viên ở các nông thôn.
- Kể từ khi bộ máy tổ chức làm công tác truyền thông DS - KHHGĐ được kiện toàn, mức sinh ở huyện đã giảm đi rõ rệt, cụ thể là: nếu như tỷ suất sinh thô năm 1992 là 30% thì đến năm 2000 chỉ số này chỉ còn lại 16,3%. Như thế sau 8 năm tỷ suất sinh thô đã giảm được 13,7%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trong khoảng thời gian này giảm xuống 37,78% xuống còn 22,14% tức là đã giảm được 15,64%.
Tóm lại, việc hoàn thiện và kiện toàn bộ máy tổ chức làm công tác DS - KHHGĐ ở huyện đã đem lại việc giảm mức sinh đáng kể. Điều này có thể khẳng định rằng mức sinh ở huyện ngày càng giảm xuống là do có sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo, sự hoạt động có hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao của cả bộ máy làm công tác DS - HHGĐ ở huyện Lập Thạch.
b. Ảnh hưởng của công tác thông tin - Giáo dục - Truyền thông đến việc giảm mức sinh ở huyện Lập
Thạch.
Thông tin - Giáo dục - Truyền thông (TGT) dân số là một trong 3 chương trình quốc gia về DS - KHHGĐ. TGT nhằm mục đích tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác DS - KHHGĐ, thúc đẩy các thành viên trong cộng đồng cùng chấp nhận quy mô gia đình ít con thông qua việc cung cấp đầy đủ các thông tin về DS - KHHGĐ và sự phát triển đồng thời hướng dẫn các biện pháp sử dụng các dụng cụ tránh thai.
Hiệu quả của công tác này được thể hiện rõ nét thông qua chỉ tiêu tổng tỷ suất sinh: nếu như năm 1993 TFR = 3,44 con/P nữ thì năm 1998 TFG = 2,17 con/P nữ. Để có được điều này trước hết cần phải thừa nhận sự đóng góp to lớn của công tác TGT.
Truyền thông gián tiếp được thực hiện thông qua sách báo, tranh ảnh, băng hình…còn truyền thông trực tiếp theo nhóm nhỏ tại gia đình hoặc trực tiếp theo nhóm nhỏ tại gia đình hoặc từng cặp vợ chồng trẻ được các công tác viên
dân số tư vấn về việc áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại và giúp họ nhận thức được lợi ích của việc sinh ít con và chấp nhận quy mô gia đình nhỏ, giúp họ từng bước xoá đi những quan niệm phong kiến cổ.