Giải pháp về sản xuất sản phẩ m

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về việc sản xuất và phân phối thuốc của các công ty Dược Việt Nam.pdf (Trang 65)

Hiện nay, trên cả nước có 92 nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP, trong đó thành phố Hồ Chí Minh có 23 nhà máy sản xuất thuốc đạt chuẩn. Như vậy, vẫn còn một số lượng lớn các nhà may sản xuất thuốc chưa đạt chuẩn. Cần phải đầu tư, nâng cấp các nhà máy sản xuất để đáp ứng các yêu cầu chất lượng trong sản xuất. Có nhiều nhà máy sản xuất vẫn sử dụng công nghệ kỹ thuật từ những năm 80, 90 của thế kỷ XX. Máy móc cũ kỹ, lạc hậu làm ảnh hưởng đến độ chính xác của dây chuyền sản xuất nhưng vẫn được sử dụng. Việc đầu tư nâng cấp máy móc, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất tiên tiến hiện đại cần được các doanh nghiệp quan tâm hơn.

Việt Nam là một nước đang phát triển nên chưa có khả năng đầu tư nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc biệt dược. Thuốc được sản xuất ở Việt Nam chủ yếu là thuốc generic, loại thuốc thông thường. Muốn phát triển ngành công nghiệp dược cần phải

đầu tư sản xuất các loại thuốc biệt dược có hiệu quả tốt nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Bên cạnh đó, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ vốn, hỗ trợ lãi suất giúp doanh nghiệp đầu tư đúng đăn cho công nghệ, hỗ trợ công nghệ cho doanh nghiệp để các doanh nghiệp dược Việt Nam phát triển hơn tiến tới hội nhập thị trường dược quốc tế.

Hiện nay, các hóa dược được phát hiện thông qua việc nghiên cứu công nghệ sinh học là khoảng 4000 dược chất. Tuy nhiên, việc bào chế mới chỉ dừng lại ở trong phòng thí nghiệm mà chưa có phương thức bào chế công nghiệp. Vì vậy việc nghiên cứu bào chế

dược chất phải gắn liền với thực tế, nghiên cứu phát hiện dược chất đồng thời nghiên cứu tìm ra phương thức bào chế công nghiệp dược chất đó.

Thiết bị công nghệ, máy móc của các trung tâm nghiên cứu sinh học còn lạc hậu. Số

trung tâm được đầu tư hiện đại rất ít. Vì thế việc nghiên cứu tìm ra hóa dược mới và tìm ra các nguồn hóa dược thay thế bị hạn chế. Đầu tư thích hợp vào các trung tâm sinh học là giải pháp cần thiết hiện nay.

Các doanh nghiệp trong nước đang sản xuất nhiều sản phẩm trùng lắp nhau làm cho giá trị gia tăng của sản phẩm thấp, cạnh tranh gay gắt, hiệu quả sản xuất thấp. Các doanh nghiệp cần rà soát lại danh mục sản phẩm của mình, loại bỏ những sản phẩm kém hiệu quả, những sản phẩm đã quá cũ và có quá nhiều sản phẩ thay thế. Doanh nghiệp cần mạnh dạn đầu tư nghiên cứu các sản phẩm mới, cho hiệu quả cao hơn.

3.2.3 Giải pháp về phân phối

Hiện nay thị trường trong nước có khá nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động. Để

có thể cạnh tranh với họ, cần phải thiết lập được một hệ thống phân phối thuốc chuyên nghiệp, thích hợp.

Ngoài ra, trong hệ thống phân phối còn nhiều nhà thuốc chưa đạt chuẩn GPP. Cần nâng cấp các nhà thuốc để đáp ứng yêu cầu chuẩn GPP và hạn chế việc mở thêm các nhà thuốc nhỏ lẻ, manh mún. Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất dược nên phân phối thuốc của mình thông qua các doanh nghiệp chuyên phân phối để làm giảm chi phí bán hàng.

Việc Nhà nước cấm các doanh nghiệp dược phẩm quảng cáo các sản phẩm thuốc biệt dược, dùng các sản phẩm thuốc để khuyến mãi khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đưa thuốc mới vào thị trường. Để đưa thuốc mới vào thị trường, doanh

nghiệp thường tổ chức các buổi hội thảo, chi hoa hồng cho bác sĩ khi kê đơn thuốc. Mặt trái của hình thức này là việc các doanh nghiệp khai khống chi phí, làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Hiện nay, quy định về

quảng cáo thuốc và dùng thuốc để khuyến mãi đã lới lỏng hơn nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Nên để cho ngành công nghiệp dược và thi trường dược phẩm được cạnh tranh công bằng hơn theo quy luật của kinh tế thị trường. Để có thể quản lý tốt việc quảng cáo thuốc của các doanh nghiệp, đồng thời tránh được việc các doanh nghiệp lợi dụng các hình thức quảng cáo thuốc để tiến hành gian lận, Nhà nước nên mở một trung tâm trưng bày và giới thiệu thuốc của các doanh nghiệp. Trung tâm này vừa tạo cầu nối giữa nhà sản xuất với khách hàng, vừa giúp Nhà nước quản lý chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất tốt hơn, vừa giúp các doanh nghiệp sản xuất lựa chọn được nhà phân phối phù hợp cho mình.

3.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực

Khuyến khích đào tạo công nhân tay nghề cao cho ngành dược. Trong đào tạo, lý thuyết phải gắn liền với thực tế.

Ngành dược là một ngành có hàm lượng kỹ thuật cao vì vậy đòi hỏi lao động trong ngành dược phải có một trình độ nhất định. Nhưng thực trang cho thấy, lao động trong ngành dược được đào tạo theo hình thức ngắn hạn ( trung cấp, sơ cấp,…) chiếm tỷ lệ

khá cao. Cần phải có những quy định cụ thể về điều kiện của lao động ngành dược. Khuyến khích tập trung đào tạo nhân lực chuyên môn cho ngành dược theo các hình thức dài hạn như đại học, cao học,… Bên cạnh đó, đội ngũ nhân lực quản lý cũng cần phải được nâng cao. Thường xuyên kiểm tra định kỳ năng lực và kỹ năng của lao động trong ngành dược, bảo đảm họ luôn luôn được cập nhật thông tin kịp thời.

3.2.5. Giải pháp về quản lý của Nhà nước

Hiện nay, các quy định của Nhà nước còn quá khắt khe khiến cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Việc nới lỏng các quy định giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc sản xuất và phân phối thuốc.

Các doanh nghiệp sản xuất thuốc chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước hoặc công ty cổ

phần có vốn của Nhà nước làm giảm tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất. Nhà nước cần phải rút từ từ vốn ra khỏi các công ty này, chỉ giữ lại một số lượng nhỏ.

3.3. Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng

Nhận thấy còn nhiều hạn chế trong việc quản lý ngành dược, nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số kiến nghịđối các cơ quan chức năng, cụ thể như sau:

Chính phủ cần cải tiến môi trường chính sách và thủ tục hành chính, sửa đổi, điều chỉnh những bất hợp lý, bổ sung những điều còn thiếu để hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo môi trường thuận lợi và thông thoáng cho các doanh nghiệp.

 Chính phủ cần lấy ý kiến của các doanh nghiệp, người tiêu dùng khi soạn thảo, ban hành các quy định, chủ trương, chính sách nhằm đảm bảo tính khả thi của văn bản.

 Cần có những chính sách khuyến khích sự hợp tác giữa doanh nghiệp và các viện, trung tâm nghiên cứu, trung tâm công nghệ sinh học nhằm ứng dụng kịp thời các sáng kiến, phát minh. Bên cạnh đó, Chính phủ cần cấp kinh phí thỏa đáng cho các hoạt

động nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu trong ngành dược nói riêng.

 Chính phủ cần có những cơ chế quản lý giá hợp lý nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phòng chống việc doanh nghiệp gian lận.

 Chính phủ cần nới lỏng các quy định về quảng cáo, khuyến mãi trong ngành dược để các doanh nghiệp dược tăng thêm năng lực cạnh tranh và năng lực quản lý của doanh nghiệp.

 Bộ Y tế cần có những chính sách quản lý chất lượng thuốc lưu thông, kiểm soát số lượng thuốc lưu thông, có thể áp dụng thời hạn lưu thông của thuốc khi thuốc mới

được đăng ký nhằm làm giảm số lượng thuốc trùng lắp giữa các doanh nghiệp.

 Bộ Y tế cần kiểm tra định kỳ các cơ sở sản xuất thuốc, các phòng thí nghiệm, kho bảo quản thuốc, nhà thuốc nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP), thực hành tốt phòng thí nghiệm (GLP), thực hành tốt bảo quản (GSP), thực hành nhà thuốc tốt (GPP).

Tng kết chương 3

Ngành dược Việt Nam phát triển muộn hơn so với các nước trên thế giới tạo ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số nhận định về ngành dược Việt Nam, qua đó đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy ngành dược phát triển. Trong các giải pháp được đưa ra, nhóm nghiên cứu đặc biệt lưu ý giải pháp xây dựng các nhà máy sản xuất hóa dược, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy sản xuất thuốc, giải pháp thành lập trung tâm trưng bày và giới thiệu thuốc. Đây là hai giải pháp nhóm nghiên cứu nhận định là hiệu quả và khả thi nhất. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số ý kiến với các cơ quan ban ngành.

Do hạn chế trong việc chọn mẫu điều tra ( điều tra một số công ty dược thuộc khu vực phía nam thông qua các số liệu đã được công bố) nên các giải pháp nhóm nghiên cứu

đưa ra chưa hoàn thiện. Do tính giới hạn của đề tài nên nhóm nghiên cứu chỉ đưa ra

được những giải pháp chung mà chưa nghiên cứu sâu được những giải pháp đó. Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục phát triển đề tài theo hướng đi sâu vào nghiên cứu các giải pháp nhằm ứng dụng các giải pháp đó.

KT LUN

Việc hoàn thiện và phát triển các hoạt động sản xuất, phân phối của các doanh nghiệp Dược đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quốc gia. Đây chính là tiền đề cho ngành dược nói riêng và ngành y tế quốc gia nói chung phát triển bền vững. Tạo điều kiện mở rộng và nâng cao chất lượng các chương trình và hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội tiến bộ.

Đề tài nghiên cứu đã đạt được khảo sát, phân tích thị trường, chỉ ra những mặt hạn chế

và yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phân phối của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất dược phẩm. Từ đó, đưa ra những giải pháp thích hợp

để phát triển nguồn nguyên vật liệu trong nước, nâng cao trình độ công nghệ và nghiên cứu, thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển và hoàn thiện hệ thống phân phối của ngành Dược nhằm nâng cao năng lực cung ứng của các doanh nghiệp dược cho thị

trường.

Do thời gian và khả năng có hạn, đề tài nghiên cứu chắc chắn cũng có nhiều mặt hạn chế. Thứ nhất, đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu ngành sản xuất thuốc Tân dược. Vì vậy chưa đề cập đến hoạt động sản xuất thuốc dược liệu nên tính khái quát chưa được trọn vẹn, đây cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo của nhóm khi có điều kiện. Thứ hai, do là nghiên cứu tổng hợp toàn bộ từ khâu nguyên vật liệu đến sản xuất và cuối cùng là phân phối nên nhóm chưa có điều kiện đào sâu tìm hiểu về công nghệ, kỹ thuật của các vấn đề này mà tập trung vào khảo sát, điều tra các hoạt động là chủ yếu. Thứ ba, thông tin thu thập thực tế chỉ giới hạn trong 3 doanh nghiệp sản xuất dược là Công ty cổ phần dược Hậu Giang, Công ty cổ phần dược Bến Tre và Công ty cổ phần Dược 2/9. Khi điều kiện đề tài cho phép chắc chắn nhóm sẽ mở rộng số lượng các doanh nghiệp điều tra để gia tăng mức độ tin cậy của đề tài. Tuy vậy, đề tài vẫn đã có những khảo sát, phân tích về thực trạng của các doanh nghiệp dược hiện nay với tính hiện thực và chính xác cao, các số liệu cập nhật mới và có cơ sở rõ ràng. Từ cơ sở vững

chắc đó, đề tài cũng đã gợi ý những giải pháp hỗ trợ cho nhà hoạch định chính sách, cơ

quản lý, các doanh nghiệp Dược và các đối tượng có liên quan tham khảo để hoạch

định chiến lược và giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động sản xuất và phân phối của ngành dược nói chung và các doanh nghiệp dược nói riêng.

Ph lc 1. Công ty dược phẩm Hậu Giang

1.1 Giới thiệu công ty

 Tên Công ty : Công ty cổ phần Dược Hậu Giang

 Tên viết tắt : DHG

 Tên Tiếng Anh : Hau Giang Pharmaceutical Joint Stock Company

 Biểu tượng của Công ty :

 Trụ sở : 288 Bis Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.  Điện thoại : (84-71) 891433 - 890095  Fax: : (84-71) 895209  Email : hg-pharm@hcm.vnn.vn  Website : www.hgpharm.com.vn  Giấy CNĐKKD : Số 5703000111 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Cần Thơ cấp, đăng ký lần đầu ngày 15/09/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 13/01/2005.

 Vốn điều lệ : 80.000.000.000 đồng (Tám mươi tỷđồng).

 Ngành nghề kinh doanh của Công ty: - Sản xuất kinh doanh dược;

- Xuất khẩu: dược liệu, dược phẩm theo quy định của Bộ Y tế;

- Nhập khẩu: thiết bị sản xuất thuốc, dược liệu, dược phẩm, trang thiết bị y tế

theo quy định của Bộ Y tế;

- In bao bì;

- Dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ;

- Gia công, lắp đặt, sửa, sửa chữa điện, điện lạnh;

- Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị sản xuất tự chế tạo tại Công ty; - Dịch vụ du lịch và vận chuyển lữ hành nội địa (hoạt động theo quy định của Tổng cục Du lịch)..

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

-Lịch sử hình thành

 Tiền thân của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang là Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, thành lập ngày 02/9/1974 tại Kênh 5 Đất Sét, xã Khánh Lâm (nay là xã Khánh Hòa), huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, thuộc Sở Y tế khu Tây Nam Bộ.

 Từ năm 1975 - 1976: Tháng 11/1975, Xí nghiệp Dược phẩm 2/9 chuyển thành Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long, vừa sản xuất vừa cung ứng thuốc phục vụ nhân dân Tây Nam Bộ. Đến năm 1976, Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long đổi tên thành Công ty Dược thuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang.

 Từ năm 1976 - 1979: Theo Quyết định 15/CP của Chính phủ, Công ty Dược thuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang tách thành 03 đơn vịđộc lập: Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, Công ty Dược phẩm và Công ty Dược liệu. Ngày 19/9/1979, 3 đơn vị trên hợp nhất thành Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang.

 Năm 1992: Sau khi chia tách tỉnh Hậu Giang thành 02 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, UBND tỉnh Cần Thơ (nay là UBND Tp. Cần Thơ) ra Quyết định số 963/QĐ- UBT thành lập doanh nghiệp Nhà nước Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang, là đơn vị hạch toán kinh tếđộc lập trực thuộc Sở Y tế Tp. Cần Thơ.

 Ngày 02/09/2004: Công ty cổ phần Dược Hậu Giang chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 2405/QĐ-CT.UB ngày 05/8/2004 của UBND Tp. Cần Thơ về việc chuyển đổi Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang Tp. Cần Thơ thành công ty cổ phần hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 80.000.000.000 đồng.

Từ năm 1988, khi nền kinh tế cả nước chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty vẫn còn hoạt động trong những điều kiện khó khăn: máy móc thiết bị lạc hậu, công suất thấp, sản xuất không ổn định, áp lực giải quyết việc làm gay gắt, .... Tổng vốn kinh doanh năm 1988 là 895 triệu đồng, Công ty chưa có khả năng tích lũy, tái sản xuất mở rộng. Doanh số bán hàng năm 1988 đạt 12.339 triệu đồng, trong đó giá trị sản phẩm do Công ty sản xuất chỉ đạt 3.181 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 25,8% trong tổng doanh thu).

Trước tình hình này, Ban lãnh đạo Dược Hậu Giang đã thay đổi chiến lược: “gi vng h thng phn phi, đầu tư phát trin mnh cho sn xut, m rng th trường, tăng th phn, ly thương hiu và năng lc sn xut làm nn tng”.

Kết quả của việc định hướng lại chiến lược kinh doanh đó là nhiều năm liên tiếp Công ty đạt mục tiêu tăng trưởng cao, phát triển sản phẩm, tăng thị phần, tăng khách hàng,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về việc sản xuất và phân phối thuốc của các công ty Dược Việt Nam.pdf (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)