Thương lượng và đặt hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác quản trị mua hàng.doc (Trang 33 - 36)

- Mua cái gì? phụ thuộc vầo nhu vầu bán ra để xác định Mua cái gì doanh nghiệp cần tức là thị trường cần.

c)Thương lượng và đặt hàng.

Sau khi đã có trong tay danh sách các nhà cung cấp đã lựa chọn doanh nghiệp tiến hành thương lượng và đặt hàng để đi đến kí kết hợp đồng mua bán với họ.

Thương lượng giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp thực chất là việc giải bài toán mua hàng với hàm mục tiêu là các mục tiêu đã xác định và các ràng buộc bằng các ràng buộc chặt và ràng buộc lỏng. Những ràng này liên quan đến số lượng hàng hoá, chủng loại hàng hoá, chất lượng hàng

hoá,giá cả, các điều kiện liên quan đến việc mua hàng, các biện pháp xử lí nếu như vi phạm hợp đồng và để có thể đi được đến thoả thuận chung thì hai bên cần phải phân chia các ràng buộc chặt và ràng buộc lỏng.

Trong quá trình thương lượng và đặt hàng thì thương luợng giữ một vị trí quan trọng ảnh hưởng tới quyết định mua hàng. Các vấn đề cầnthương lượng bao gồm:

- Các tiêu chuẩn kĩ thuật của hàng hoá cần mua về mẫu mã, chất lượng, phương tiện và phương pháp kiểm tra.

- Giá cả và sự giao động về gía cả khi giá cả trên thị trường lúc giao hàng có biến động

- Phương thức thanh toán ngay, chuyển khoản, tín dụng chứng từ… và xác định thời hạn thanh toán.

- Thời gian và địa điểm giao hàng : địa điểm giao hàng liên quan đến chi phí vận chuyển, điều kiện giao thông vận tải nên ghi cụ thể khi nào thì giao hàng, ghi rõ giao hàng một lần hay nhiều lần, ai giao cho ai…

Khi đã tham gia đàm phán thương lượng với các đối tác, doanh nghiệp phải lựa chọn những nhân viên có trình độ

chuyên môn cao, khả năng giao tiếp tốt. Có như vậy, doanh nghiệp mới đạt được các mục đích của mình trong đàm phán.

Sau khi đã thoả thuận các điều kiện trong bước thương lượng nếu chấp nhận, doanh nghiệp cần tiến hành kí kết hợp đồng hay đơn hàng bằng văn bản. Đây là cơ sở để các bên cùng thực hiện theo và khi xảy ra tranh chấp thì nó là bằng chứng để đưa ra trọng tài kinh tế. Hợp đồng đơn hàng phải được lập thành nhiều bản (ít nhất là hai bản). Doang nghiệp tiến hành đặt hàng với các nha cung cấp bằng một trong những hình thức sau:

+ Kí kết hợp đồng mua – bán. đây là hình thưc mang tình pháp lí cao nhất. Nội dung của hợp đồng mua – bán bao gồm:

. Tên, địa chỉ của các bên mua- bán hoặc người đại diện cho các bên.

. Tên, số lượng, quy cách, phẩm chất của hàng hoá. . Đơn giá và phương định giá.

. Điều kiện vận chuyển.

. Phương thức và điều kiện thanh toán(thời hạn thanh toán, hình thức và phương thức thanh toán, các điều kiện - ưu đãi trong thanh toán nếu có)

+ Đơn đặt hàng ( đứng tên người mua) đây là hình thức mang tính pháp lí thấp hơn hình thức trên.

+ Hoá đơn bán hàng. ( đứng tên người bán) đây là hình thức mang tính pháp lí thấp nhất.

Sau khi doanh nghiệp đồng ý đặt hàng nếu phá vỡ hợp đồng doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác quản trị mua hàng.doc (Trang 33 - 36)