Cải tiến chất lượng dịch vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam Airlines trong hoạt động vận chuyển.pdf (Trang 78 - 80)

a. Mục tiêu của giải pháp

Phát huy các điểm mạnh trong chất lượng dịch vụ bao gồm: mức độ an toàn của hàng hóa trong quá trình vận chuyển, mạng bay rộng, lịch bay thuận tiện; đồng thời, khắc phục những hạn chế về chất lượng dịch vụ như thời gian vận chuyển và sự đa dạng của dịch vụ, qua đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của VNA một cách toàn diện về chất lượng dịch vụ.

b. Các bước thực hiện

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, VNA có thể cải tiến chất lượng dịch vụ bằng một số giải pháp cơ bản sau:

Cải thiện mức độ an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển thông qua các hoạt động sau:

9 Tăng cường đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống kho bãi, các phương tiện chất xếp tại các đầu kho hàng.

9 Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên làm việc trực tiếp để hạn chế thấp nhất các lỗi nghiệp

vụ, gây thiệt hại, hư hỏng hay mất mát cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Rút ngắn thời gian vận chuyển

VNA có thể chú trọng đến việc rút ngắn thời gian hàng hóa nằm chờ tại kho ở sân bay đi, sân bay đến và sân bay trung chuyển thông qua các biện pháp sau:

9 Có lịch trình vận chuyển cụ thể và chính xác cho từng lô hàng, hạn chế hàng hóa nằm chờ tại các đầu sân bay để được vận chuyển.

9 Tăng cường sự phối hợp với các văn phòng đại diện và văn phòng chi nhánh để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đúng lịch trình.

9 Tăng cường sự phối hợp với các hãng hàng không đối tác thông qua hợp đồng trao đổi chỗ và các ràng buộc trách nhiệm của các bên liên quan.

Mở rộng mạng bay

Để mở rộng hơn nữa mạng bay của mình, biến mạng bay thành một lợi thế cạnh tranh, VNA có thể sử dụng các biện pháp sau:

9 Lựa chọn các đối tác chiến lược để mở rộng mạng bay. Thông qua mạng bay của các đối tác, VNA có cơ hội vươn tầm hoạt động của mình đến những địa điểm mình chưa có tuyến bay trực tiếp. Ví dụ, trên đường bay Châu Âu, VNA có thể hợp tác với Air France, Lufthansa, đường bay Đông Bắc Á hợp tác với KE, Asiana Airlines, Cathay Pacific hay đường bay đi Mỹ hợp tác với CI, BR.

9 Nhanh chóng xây dựng đường bay trực tiếp đến Bắc Mỹ, một thị truờng khổng lồ và hiện đang rất hứa hẹn đối với Việt Nam. Với sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào tháng 01/2007, các rào cản thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đang ngày càng được tháo dỡ. Đây là một cơ hội lớn mà VNA cần đón đầu vì nếu chậm chân thì việc xây dựng lợi thế

cạnh tranh trên tuyến đường này với các hãng hàng không nước ngoài sẽ rất khó khăn.

Đa dạng hóa sản phẩm vận chuyển

Như chương 2 đã phân tích, mức độ đa dạng của sản phẩm vận tải đang là một điểm yếu của VNA. Điều kiện để VNA thực hiện việc đa dạng hóa sản phẩm vận tải là:

9 Tiếp tục xây dựng đội máy bay mới và hiện đại, có khả năng vận chuyển được nhiều loại hàng hóa khác nhau.

9 Liên kết chặt chẽ với các hãng đối tác để đảm bảo chuyến nối tốt ở các đầu trung chuyển.

Trên cơ sở đó, VNA có thể xây dựng một số sản phẩm vận tải đa dạng như: 9 Mở rộng điểm đến cho việc vận chuyển các lô hàng mau hỏng

9 Xây dựng sản phẩm vận chuyển nhanh (express services), vận chuyển hàng có giá trị cao.

Việc đa dạng hóa sản phẩm này sẽ góp phần thỏa mãn tốt hơn nhu cầu vận chuyển của khách hàng, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh củaVNA.

c. Kết quả dự kiến

Duy trì và tăng mức độ thỏa mãn của khách hàng về chất lượng dịch vụ vận chuyển, từ đó tăng năng lực cạnh tranh của VNA, thúc đẩy tăng mức sản lượng và doanh thu từ hoạt động vận chuyển hàng hóa xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam Airlines trong hoạt động vận chuyển.pdf (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)