Các quan điểm cơ bản

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Việt.doc (Trang 28 - 34)

I- QUAN NIỆM VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

1. Các quan điểm cơ bản

Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nó liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, và nó phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Do đó, khi xem xét hiệu quả kinh doanh cần quán triệt một số quan điểm sau:

- Đảm bảo thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị và kinh doanh trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, trước hết thể hiện ở việc thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh hay đơn đặt hàng của nhà nước giao cho doanh nghiệp hay là các hợp đồng kinh tế nhà nước đã ký kết với doanh nghiệp, vì đó là nhu cầu và là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển cân đối nền kinh tế quốc dân, của nền kinh tế hàng hoá.

Những nhiệm vụ kinh tế chính trị mà nhà nước giao cho doanh nghiệp trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá, đòi hỏi doanh nghiệp phải quyết định việc sản xuất và bán những hàng hoá thị trường cần, nền kinh tế cần, chứ không phải hàng hoá bản thân doanh nghiệp có.

- Bảo đảm tính toàn diện và hệ thống trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Quan điểm này đòi hỏi nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát và đảm bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả nền kinh tế xã hội, của ngành, của địa phương và cơ sở. Hơn nữa trong từng đơn vị cơ sở khi xem xét đánh giá hiệu quả kinh doanh phải coi trong tất cả các hoạt động, các lĩnh vực, các khâu của quá trình kinh doanh và phải xem xét đầy đủ các mối quan hệ, các tác động qua lại của các tổ chức, các lĩnh vực trong một hệ thống theo mục tiêu đã xác định.

- Đảm bảo tính thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh .

Quan điểm này đòi hỏi khi đánh giá và xác định mục tiêu biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của ngành, của địa phương của doanh nghiệp trong từng thời kì. Chỉ có như vậy, chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh, phương án kinh doanh của doanh nghiệp mới có đủ cơ sở khoa học thực hiện, đảm bảo lòng tin của người lao động, hạn chế rủi ro, tổn thất.

- Phải căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về hiện vật và giá trị để đánh giá hiệu quả kinh doanh.

Quan điểm này đòi hỏi khi tính toán đánh giá hiệu quả một mặt phải căn cứ vào số lượng hàng hoá đã tiêu thụ và giá trị

thu nhập của những hàng hoá đó theo giá cả thị trường, mặt khác phải tính toán đủ chi phí đã chi ra để sản xuất và tiêu thụ hàng hoá đó. Căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về hiện vật và giá trị đó là đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường. Ngoài ra còn đòi hỏi các nhà kinh doanh phải tính toán đúng đắn hợp lý lượng hàng hoá mua vào cho quá trình kinh doanh tiếp theo. Điều đó còn cho phép đánh giá đúng đắn khả năng thoả mãn nhu cầu của thị trường về hàng hoá và dịch vụ theo cả giá trị và hiện vật tức là cả giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá mà thị trường cần.

2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Dựa trên nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu bằng cách so sánh giữa kết quả kinh tế và chi phí kinh tế, chúng ta có thể lập được một bảng hệ thống chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể phân các chỉ tiêu thành hai nhóm chỉ tiêu đó là: nhóm các chỉ tiêu tổng hợp và nhóm các chỉ tiêu bộ phận.

* Chỉ tiêu doanh lợi.

Xét trên phương diện lý thuyết và thực tiễn của các hoạt động kinh doanh, các nhà kinh tế cũng như các nhà quản trị kinh doanh thực tế ở các doanh nghiệp thì họ xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì họ đều quan tâm đến việc tính

toán và đánh giá các chỉ tiêu chung phản ánh doanh lợi của toàn doanh nghiệp.

+ Chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh .

Hệ số doanh lợi Vốn kinh doanh =

Lợi nhuận Vốn kinh

doanh

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

+ Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu:

Hệ số doanh lợi của

doanh thu =

Lợi nhuận Doanh thu

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận:

+ Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả chi phí.

Hiệu quả sử dụng chi

phí =

Doanh thu Chi phí thường

xuyên

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ mang về bao nhiêu đồng doanh thu.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh bộ phận.

Số vòng quay của toàn

bộ vốn =

Doanh thu Vốn kinh

doanh

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn kinh doanh bỏ ra sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu, hay phản ánh tốc độ quay của toàn bộ vốn kinh doanh.

+ Hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Hiệu quả sử dụng tài sản

cố định = Lợi nhuận Vốn cố định (1) Hay:

Suất hao phí tài sản cố

định =

Vốn cố định Lợi nhuận (2)

Công thức (1) cho biết số tiền lãi trên một đồng vốn cố định. Công thức (2) cho biết để tạo ra một đồng lãi thì cần có bao nhiêu đồng tài sản cố định.

+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động =

Lợi nhuận Vốn lưu

động

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh trong một năm thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Số vòng luân chuyển của vốn lưu động.

Số vòng luân chuyển của vốn lưu động D oanh thu V ốn lưu động

Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động sẽ quay được bao nhiêu vòng trong một năm.

+ Hiệu quả sử dụng lao động.

- Mức sinh lời của một lao động.

Mức sinh lời của một lao

động =

Lợi nhuận Tổng số lao

động

Chỉ tiêu này cho biết một lao động sử dụng trong doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong thời kì phân tích.

Doanh thu bình quân một

lao động =

Doanh thu Tổng số lao

động

Chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong một thời kì phân tích.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Việt.doc (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w