Chương trình xúc tiến thương mại

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập chiến lược kinh doanh của Tổng CT Thương mại.doc (Trang 55 - 58)

I. Chiến lược phát triển công ty đến năm 2010

4. Đề xuất các chương trình phát triển trọng

4.2. Chương trình xúc tiến thương mại

Tiến hành thường xuyên (hoặc thuê dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nếu cần thiết) công tác nghiên cứu dự báo thị trường, nhu cầu của khách hàng và động thái của các đối thủ cạnh tranh ở các thị trường trong và ngoài nước. Các báo cáo nghiên cứu và dự báo thị trường hàng tháng chuyên sâu về từng nhóm mặt hàng hoặc lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty và những công ty thành viên được cung cấp tới các bộ phận và công ty thành viên để tham khảo phục vụ quyết định.

Trong nội bộ Tổng Công ty hình thành bộ phận cập nhật và xử lý thông tin đối ngoại làm đầu mối tiếp nhận thông tin "nóng" từ các bộ phận, đơn vị thành viên để xử lý kịp thời và phân phối tới các bộ phận và đơn vị thành viên khác có nhu cầu.

Thành lập các bộ phận hỗ trợ xúc tiến thương mại lưu động của Tổng công ty làm việc trực tiếp cùng các công ty sản xuất công nghiệp và tạo nguồn hàng xuất khẩu. Các bộ phận này hỗ trợ các doanh nghiệp về quan hệ đối ngoại, xúc tiến thương mại… để các doanh nghiệp tập trung vào khâu sản xuất.

Với những mặt hàng có hàm lượng giá trị thiết kế, tạo mẫu cao như thủ công mỹ nghệ, gốm sứ…. thành lập trung tâm thiết kế tạo mẫu chuyên nghiệp để sáng tạo các mẫu mã đặc trưng đáp ứng xu hướng tiêu dùng của thế giới về sản phẩm của Tổng công ty.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cả trong và ngoài nước. Phối hợp chặt chẽ với cục xúc tiến thương mại và các cơ quan, đơn vị về xúc tiến thương mại khác để tranh thủ cho sự hỗ trợ khi cần thiết. Sử dụng thương vụ Việt Nam để quảng bá sản phẩm dịch vụ của Tổng Công ty. Đối với thị trường Mỹ cần sử dụng các nhà tư vấn chuyên nghiệp của Mỹ để tư vấn phát triển các mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ.

Triển khai hình thức xúc tiến thương mại lưu động: Tổng công ty chuẩn bị các mẫu mã sản phẩm phong phú, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của một số thị trường liền kề (3-4 nước) để trưng bày tại các thương vụ Việt Nam tại đó, sau đó thương vụ sẽ mời các khách hàng tiềm năng đến tham quan và lập lịch gặp gỡ cách làm việc với đoàn cán bộ và cộng tác viên của Tổng Công ty Việt Nam qua Đoàn cán bộ này sẽ sắp xếp lịch để kết hợp làm việc tại các thị trường đó trong cùng một chuyến đi.

Triển khai hệ thống chuỗi các phòng trưng bày (showroom) của Tổng Công ty và các công ty con như Hafasco, Bát Tràng, Unimex, Vang Thăng Long,… Tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Chu Đậu, Dị Sử… để giới thiệu mẫu mã hàng xuất khẩu.

Tích cực thực hiện các chương trình quảng cáo, tiếp thị khuyến mại, khảo sát thị trường, tham gia các hội chợ thực phẩm và hàng tiêu dùng lớn tại Hà Nội, các tỉnh thành phố khác và nước ngoài. Biến các văn phòng đại diện của Tổng công ty tại các nước và khu vực các trung tâm thu

thập và phân tích thông tin thị trường sở tại và xúc tiến xuất khẩu.

Đa dạng hoá các hình thức phân phối để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng khác nhau. Bên cạnh các hình thức phân phối truyền thống như buôn bán, bán lẻ tại trung tâm thương mại, siêu thị và của hàng tự chọn sẽ sớm triển khai hình thức phân phối trực tuyến thông qua công ty phân phối trực tuyến Hapro. Đồng thời xem xét đầu tư hệ thống bán hàng tự động tại các khu trung tâm, các tụ điểm công cộng như bến tàu, xe, khu vui chơi, giải trí…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập chiến lược kinh doanh của Tổng CT Thương mại.doc (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w