Xây dựng và triển khai có hiệu quả chiến lược sản phẩm.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm gắn sản xuất với thị trường của công ty Thương mại và dược phẩm.doc (Trang 34 - 36)

III. Mối quan hệ giữa sản xuất với thị trường.

3. CÁC BIỆN PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM

3.2 Xây dựng và triển khai có hiệu quả chiến lược sản phẩm.

3.2 Xây dựng và triển khai có hiệu quả chiến lược sản phẩm. phẩm.

Chiến lược sản phẩm là hệ thống các mục tiêu và biện pháp phát triển sản phẩm, làm cho sản phẩm luôn thích ứng với thị trường. Các mục tiêu về sản phẩm phải bao hàm cả về mặt chất và mặt lượng

Mục tiêu và biện pháp phát triển sản phẩm phải đề cập đến 3 nội dung chủ yếu sau:

_ Nâng cao chất lượng sản phẩm. _ Đa dạng hoá chủng loại sản phẩm. _ Phát triển sản phẩm mới.

3.2.1Nâng cao chất lượng sản phẩm.

Khi chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, sẩn phẩm sẽ được chấp nhận. Nhờ đó doanh nghiệp tăng khả năng chiến thắng trong cạnh tranh, góp phần mở rộng thị ttrường. Tuy nhiên chất lượng và giá thành sản phẩm luôn có chiều hướng mâu thuẫn. Giải quyết được mâu thuẫn này nghĩa là doanh nghiệp nâng cao chất lượng đồng thời hạ giá thành, thì hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp được tiến hành một cách dễ dàng hơn. Do đó nâng

năng cạnh, tăng doanh số tiêu thụ mà còn tiết kiệm được chi phí, từ đó tăng lợi nhuận.

Chất lượng sản phẩm chịu tác động của rất nhiều yếu tố: quy trình công nghệ, nguyên vật liệu, trình độ người lao động và quản ký, hoạt động kiểm tra giám sát, máy móc thiết bị và các yếu tố ngoại cảnh khác. Để đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm cần có những biện pháp tác động vào các nhân tố này. Các biện pháp phải được thực hiện cả tầm vi mô và cả tầm vĩ mô. Đối với Nhà nước cần có quy định chặt chẽ về chất lượng đồng thời có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho doanh nghiệp. Chất lượng là sự sống còn cho doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp cần chủ động đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. Các biện pháp đó là:

_Đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu đúng quy cách, chủng loại số lượng và chất lượng.

_ Không ngừng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đảm bảo máy móc hoạt động ổn định và chính xác.

_Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, lao động có tay nghề cao, đồng thời với việc sử dụng đòn bẩy kinh tế, khích lệ vật chất đối với người lao động.

_Tăng cường tổ chức hoàn thiện bộ máy quả lý.

_Đầu tư hệ thống kho tàng bến bãi đảm bảo duy trì chất sản phẩm theo đúng quy trình kỹ thuật.

Đa dạng hoá chủng loại sản phẩm để tránh rủi ro là đòi hỏi khách quan của kinh doanh trong cơ chế thị trường. Đa dạng hoá sản phẩm có thể thực hiện theo hai hướng: phát triển đa dạng mặt hàng kinh doanh trên cơ sở một mặt hàng chủ lực hoặc phát triển đa dạng chủng loại sản phẩm trên cơ sở sản phẩm xương sống. Hình thức thứ nhất thực chất là kinh doanh với những sản phẩm khác nhau hoàn toàn về giá trị sử dụng, thậm chí về ngành nghề kinh tế kỹ thuật, nhưng có một vài sản phẩm được ưu tiên phát triển mạnh. Hình thức thứ hai thực chất là việc cải tiến, thay đổi mẫu mã phẩm trên cơ sở một sản phẩm gốc nhằm khai thác ở các đoạn thị trường khác nhau. Trên thực tế, các doanh nghiệp thường áp dụng cả hai hình thức này, vừa phát triển danh mục theo chiều rộng vừa phát triển theo chiều sâu.

Để tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều các biện pháp nghiên cứu thị trường, các biện pháp khuyến khích người lao động có sáng kiến cải tiến kỹ thuật.. .

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm gắn sản xuất với thị trường của công ty Thương mại và dược phẩm.doc (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w