Chính sách phân phối và tiêu thụ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm gắn sản xuất với thị trường của công ty Thương mại và dược phẩm.doc (Trang 78 - 81)

III. Mối quan hệ giữa sản xuất với thị trường.

3. Một số chính sách và biện pháp mà Côngty áp dụng nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm.

3.3. Chính sách phân phối và tiêu thụ

Việc tiêu thụ sản phẩm đạt được kết quả ở mức độ nào không chỉ phụ thuộc vào yếu tố cung cấp sản phẩm hàng hóa trên thị trường, mà nó còn phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ của chúng. Mạng lưới tiêu thụ được tổ chức như thế nào lại phụ thuộc vào đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

Đối với Công ty Dược vật tư y tế Vĩnh Phúc với tư tưởng chỉ đạo trong chiến lược phân phối sản phẩm của Công ty phục vụ khách hàng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, tạo được uy tín với khách hàng, để đảm bảo khả năng sản xuất kinh doanh ổn định đồng thời mở rộng được thị trường tiêu thụ. Hiện nay, Công ty đã sử dụng 2 loại phân phối là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp vào quá trình phân phối của mình.

* Với kênh phân phối trực tiếp;

Công ty đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng mà không cần qua bất kỳ một khâu trung gian nào. Khách hàng của kênh phân phối này là các tổ chức như các bệnh viện, trạm y tế xã, các trung tâm chuyên khoa, hay các cơ sở khám chữa bệnh ở trong và ngoài tỉnh, hoặc người tiêu dùng cá nhân. Họ mua sản phẩm trực tiếp từ cửa hàng của Công ty đặt tại số 8 Ngọc Khánh hoặc do các nhân viên của đội ngũ bán hàng phân phối. Kênh phân phối này lượng tiêu thụ tương đối lớn như năm 2002 vừa qua doanh thu tiêu thụ từ kênh phân phối này chiếm tới 36% doanh thu toàn Công ty. Kênh phân phối này hạn chế được sự cạnh

Người bán lẻ Đại lý

Công ty Người tiêu dùng

Người bán buôn Người bán lẻ

tranh của các đối thủ trên thị trường đặc biệt là thị trường trong thành phố.

* Kênh phân phối gián tiếp.

_Có 1 khâu trung gian: Công ty Người bán lẻ Người tiêu dùng

Người bán lẻ là các mậu dịch viên bán lẻ(MDV), đại lý bán lẻ, nhà thuốc, hiệu thuốc của Công ty hoặc các công ty khác. Các MDV, đại lý nhận hàng từ các hiệu thuốc của Công ty và chỉ được phép bán hàng, theo giá do Công ty quy định. Còn đối với nhà thuốc, hiệu thuốc lấy hàng theo giá bán buôn và hưởng chênh lệch giá khi bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Kênh này chiếm khoảng 24% doanh thu toàn Công ty, có vai trò quan trọng họ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng rồi phản ánh thông tin đó đến cho doanh nghiệp.

_ Có 2 khâu trung gian:

Kênh này chủ yếu là phục vụ thị trường ngoài tỉnh, người bán buôn là các Công ty, cá nhân kinh doanh sản phẩm dược, họ lấy hàng theo giá bán buôn của Công ty, còn công tác vận chuyển là tuỳ theo sự thoả thuận giữa 2 bên. Kênh này có doanh thu lớn nhất cho Công ty chiếm tới 40% doanh thu toàn Công ty.

Hiện nay Công ty chưa mở một đại lý bán buôn nào cho thị trường ngoài tỉnh, điều đó đã hạn chế phần nào sản lượng tỉêu thụ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm gắn sản xuất với thị trường của công ty Thương mại và dược phẩm.doc (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w