Hạn chế và nguyên nhân: 3.3.1: Hạn chế:

Một phần của tài liệu thẩm định dự án vay vốn trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Thăng Long –HN (Trang 30 - 32)

3.3.1: Hạn chế:

* Hạn chế về nội dung thẩm định tài chính dự án:

Việc tính toán một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính dự án xin vay nhiều khi chỉ mang tính hình thức chỉ chủ trọng vào việc phân tích dòng tiền các năm ,xây dựng bảng trả nợ vốn vay ….một số chỉ tiêu bkhá quan trọng để phân tiách dự án như

chỉ số sinh lời PI , tỷ suất lợi nhuận bình quân RR…hoặc nếu có nhận xét đánh giá chỉ tiêu đó thì lại thiếu cơ sở do không có những chỉ tiêu định mức cụ thể so sánh Ngân hàng chỉ quan tâm tới việc thu nợ về nên khi xem xét dự án thường chỉ dựa trên nguyên tắc thu nợ càng nhanh và giảm thiểu ruỉ ro càng nhiều càng tốt.

* Hạn chế về phương pháp thẩm định tài chính dự án vay vốn.

Đánh giá tình hình tài chính dự án trong điều kiện rủi ro chưa thực sự được thực hiện cho dù đã đưa ra một số phương pháp phân tích độ nhạy vào quá trình thẩm định nhưng việc phânm tích này mới chỉ dựa trên sự giả thiết chủ quan sự thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng .Hiện nay việc đánh giá là hoàn toàn theo cảm tính và kinh nghiệm tích luỹ được của cán bộ thẩm định ,chưa cập nhật và chưa áp dung được những phương pháp thẩm định tiên tiến . Thực tế khi chi nhánh sử dụng những phương pháp này mới chỉ chú trọng một số yếu tố cơ bản như : giá bán ,sản lượng, chi phí,..mà chưa quan tâm đúng mức đến các chỉ tiêu tài chính như thuế , sự thay đổi về cầu sản phẩm

Cán bộ thẩm định của chi nhánh chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu để kiểm tra các kết quả tính toán và so sánh với các tiêu chuẩn tài chính.

Phương pháp triệt rủi ro thì cán bộ thẩm định mới chỉ đưa ra các rủi ro mang tính chất định lượng mà vẫn chưa mang tính định tính

* Hạn chế về cán bộ thẩm định : Nhìn chung đội ngũ cán bộ phòng tín dụng ,thẩm định còn trẻ ,vì chi nhánh mới được thành lập nên số lượng cán bộ còn hạn chế , công tác thẩm định tài chính còn khiêm tốn ,bên cạnh đó trình độ ngoại ngữ và tin học của các cán bộ thẩm định còn hạn chế nên gặp pải một số khó khăn khi thẩm định một số dự án co liên quan đến nước ngoài.

Tại chi nhánh chưa có phòng thẩm định riêng ,nhân viên thẩm định và nhân viên tín dụng đều chung bộ phận tín dụng của phòng khách hàng doanh nghiệp nên một số dự án cán bộ thẩm định kiêm luôn cán bộ tín dụng khi đó số lượng công việc khá nhiều và những kết luận còn mang nhiều tính chủ quan của cán bộ thẩm định .

* Hạn chế trong việc thu thập và xử lý nguồn thông tin

Nguồn thông tin nội bộ còn hạn chế ,nguồm thông tin thu thập được chủ yếu là từ khách hàng xin vay vốn,từ thông tin trên mạng ,báo chí ,…Song những thông tin

đó đặc biệt là thônt in do khách hàng cung cấp không phải lúc nào cũng chuẩn xác, đáng tin cậy mà thực tế các cán bộ thẩm định của chi nhánh thường sử dụng luôn lượng thông tin này .

* Thời gian thẩm định : thời gian thẩm định và ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay của chi nhánh còn chậm so với yêu cầu của khách hàng , điều này còn ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện triển khai dự án đầu tư của khách hàng và có thể tuột mất cơ hội đầu tư của ngân hàng.

* Chi phí thẩm định : hiện nay chi nhánh vẫn chưa xá định cụ thể chi phí thẩm định dự án để tính toán hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng, tuy chi phí thẩm định cho vay không cao nhưng trong thời gian tới đòi hỏi phải sử dụng nhiều nguồn lực hơn trong công tác thẩm định do đó ngân hàng nên chủ động tính toán chi phí thẩm định trong khâu thẩm định dự án cho vay của ngân hàng.

* Việc đánh giá đảm bảo tìên vay vốn đối với ngân hàng hiện nay là rất quan trọng , đôi khi ngân hàng chỉ xem xét tới tài sản đảm bảo tiền vay mà chưa thực sự quan tâm tới các chỉ tiêu hiệu quả của dự án và độ an toàn cảu dự án (nhìn chung chỉ xem xét độ an toàn của món vay thông qua việc đánh giá tài sản cầm cố ,tài sản thế chấp hay thực lực của bên bảo lãnh )

Một phần của tài liệu thẩm định dự án vay vốn trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Thăng Long –HN (Trang 30 - 32)