Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể lọc hiếu khí sử dụng giá thể sơ dừa kết hợp hồ thủy sinh (Trang 95 - 98)

6.1 Kết luận

Nước thải sinh hoạt được nghiên cứu trong suốt quá trình thí nghiệm với những tính chất COD>80mg/l, BOD>50mg/l, SS>100mg/l. Nồng độ ô nhiễm này vượt quá tiêu chuẩn cho phép xả thải theo QCVN 14 : 2008/ BTNMT.

Quá trình chạy mô hình lọc sinh học sử dụng giá thể xơ dừa kết hợp với hồ thủy sinh sử dụng bèo lục bình để xử lý nước thải, hiệu suất xử lý cao và tương đối ổn định. Có các kết luận sau:

 Trên mô hình lọc sinh học mô phỏng ở qui mô phòng thí nghiệm với giá thể xơ dừa, các số liệu thực nghiêm thu được qua bể lọc sinh học hiếu khí sử dụng giá thể xơ dừa gồm có:

+ Trong sáu tải trọng đã tiến hành gồm 0.32, 0.674, 1.068, 1.938 và 4.080 kgCOD/m3.ngđ thì tải trọng 0.674 kgCOD/m3.ngđ là tải trọng tối ưu. Ở tải trọng này, với thời gian lưu nước tương ứng 12h và nồng độ COD đầu vào mô hình khoảng 337 mg/l, hiệu quả xử lý đạt 88.72 %.

+ Thông số động học của quá trình lọc sinh học hiếu khí được xác định tương ứng là n= 0.38, K= 6.43.

 Qua các lần phân tích cho thấy hiệu suất xử lý của bèo lục bình trong hồ thủy sinh tăng khá cao ở ngày 15 và hiệu suất giảm dần ở ngày 20 và ngày 25. Ở ngày 15 hiệu suất xử lý COD đạt 75%, N tổng đạt 91.87%, P tổng đạt 67.5%.

 Công nghệ xử lý sinh học bằng lọc sinh học sử dụng giá thể xơ dừa kết hợp hồ thủy sinh rất đơn giản, ít tốn chi phí, dễ thực hiện, hiệu quả xử lý cao. Có thể áp dụng rộng rãi.

 Sau khi tồn tại trong môi trường nước thải, giá thể xơ dừa bị mục nát ta có thể ủ làm phân bón (composting), đồng thời sinh khối thu được trong hồ thủy sinh có thể sử dụng vào các mục đích như: compost, thức ăn chăn nuôi hoặc làm đồ thủ công mỹ nghệ.

 Với mô hình xử lý nước thải bằng lọc sinh học kết hợp với hồ thủy sinh có thể một công nghệ trong ngành xử lý nước thải.

6.2 Kiến nghị và đề xuất công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Kiến nghị

Vì thời gian nghiên cứu có hạn, đố án chỉ thực hiện với khối lượng việc và nội dung hạn chế nên cần có những bổ sung thêm để hoàn thiện hơn.

Các kiến nghị sau:

 Đồ án chỉ thực hiện trên một loại nước thải nên kết quả đạt được chỉ phản ánh khả năng xử lý của mô hình một cách hạn hẹp. Cần có thêm nhiều nghiên cứu tương tự trên nhiều loại nước thải và các công nghệ khác nhau.

 Thời gian tồn tại của giá thể xơ dừa trong bể lọc sinh học hiếu khí không được lâu nên thực tế chưa áp dụng giá thể này vào xử lý ngay được. Việc tìm kiếm một cách thức nào đó làm cho bền hơn, sử dụng lâu hơn sẽ là một nghiên cứu hữu ích khác.

 Tăng cường công tác giáo dục và nâng cao ý thức cho người dân, cộng đồng và xã hội về bảo vệ môi trường.

 Cần phải có quy hoạch tổng thể gắn kết việc phát triển kinh tế đi đôi với việc bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững

Đề xuất quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Hình 6.1: Quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt Chú thích: Đường dẫn nước thải

Đường dẫn bùn Đường dẫn khí Đường dẫn hóa chất Bể lắng 2 Hồ thủy sinh Nước sau xử lý Bể nén bùn Bể mêtan Bể lọc sinh học Sân phơi cát Máy nén khí Máy nghiền rác Hóa chất Bể lắng I Bể điều hòa Bể lắng cát Hố gom Song chắn rác NTSH Sân phơi bùn

Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý

Nước thải sinh hoạt được thu gom bằng hệ thống thoát nước của khu dân cư dẫn về hố gom của trạm xử lý có đặt song chắn rác thô. Tại song chắn rác các tạp chất không tan có kích thướt lớn được loại ra khỏi nước thải. Rác sau khi thu gom đem đi nghiền ở máy nghiền rác và đưa tới bể mêtan để lên men còn nước thải đã được tách tiếp tục đưa tới hố gom.

Sau khi nước thải trong hố gom đạt đến một mức nhất định sẽ được bơm đặt tại hố hom bơm lên song chắn rác tinh có cào rác cơ giới trước khi đến bể lắng cát. Bể lắng cát có nhiệm vụ tạo thời gian lưu và thu giữ các hạt cát sỏi có kích thước lớn hơn 0,2mm, các chất vô cơ có trọng lượng lớn sẽ bị tách ra khỏi nước, và được xả vào sân phơi cát. Sau đó nước thải được dẫn đến bể điều hòa để điều hòa lưu lượng nước thải nhằm ổn định dòng chảy kết hợp với hệ thống sục khí để chống khả năng lắng cặn tại bể.

Nước thải từ bể điều hòa được bơm qua bể lắng I. Mục đích để loại bỏ các chất rắn lắng được, tách dầu mỡ và các chất nổi khác, giảm tải trọng hữu cơ cho công trình xử lý sinh học phía sau. Dòng nước sau khi bể lắng I tiếp tục chảy qua bể lọc sinh học hiếu khí. Tại bể lọc, nước thải được xử lý bằng quá trình sinh học dính bám hiếu khí. Các hợp chất hữu cơ được giữ lại nhờ vật liệu lọc.

Nước thải tiếp tục chạy qua bể lắng II .Tại đây, phần bùn tạo ra trong quá trình oxi hóa ở bể hiếu khí sẽ lắng xuống đáy bể và nước sạch đi ra ngoài. Phần bùn dư được định kì bơm vào bể nén bùn sau đó chuyển tới bể mêtan.

Nước từ bể lắng II chảy qua hồ thủy sinh sử dụng hệ thực vật nổi kèm với quá trình sục khí để tránh quá trình kỵ khí xảy ra dưới đáy hồ. Mục đích nhằm giảm hàm lượng nitơ, phốtpho,.... Đồng thời hồ này còn có khả năng khử trùng nhờ ánh sáng tự nhiên. Sau đó nước được thải ra nguồn tiếp nhận.

Toàn bộ lượng bùn cặn thu nhận được sau khi lên men ở bể mêtan chuyển qua sân phơi bùn làm khô đến mức độ nhất định. Bùn cặn sau đó có thể dùng cho mục đích sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể lọc hiếu khí sử dụng giá thể sơ dừa kết hợp hồ thủy sinh (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w