Phương pháp ứng dụng thực vật thủy sinh trong xử lý nước thả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể lọc hiếu khí sử dụng giá thể sơ dừa kết hợp hồ thủy sinh (Trang 39 - 41)

eS e k X t

3.3.3 Phương pháp ứng dụng thực vật thủy sinh trong xử lý nước thả

Nước thải có lượng COD, BOD cao và chứa nhiều kim loại nặng, các chất độc hại thì không thể sử dụng thực vật thủy sinh.vào xử lý. Hiệu quả xử lý tuy chậm nhưng tương đối ổn định đối với các loại nước có COD và BOD thấp, không chứa

Quang hợp Vô cơ hóa

độc tố. Những kết quả được nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều nước, các nhà khoa học đã đưa ra những ưu điểm cơ bản sau:

 Chi phí cho xử lý thực vật thủy sinh không cao

 Quá trình công nghệ không đòi hỏi kỷ thuật phức tạp

 Hiệu quả xử lý tương đối ổn định đối với các loại nước ô nhiễm thấp

 Sinh khối tạo ra sau quá trình xử lý được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau như:

+ Làm nguyên liệu cho thủ công mỹ nghệ như cói, đay, lục bình, cỏ + Làm thực phẩm cho người như củ sen, củ súng, rau muống

+ Làm thực phẩm cho gia súc như rau muống, sen, bèo tây, bèo tấm + Làm phân xanh, tất cả các loại thực vật thủy sinh sau khi thu nhận từ quá trình xử lý trên đều là nguyên liệu sản xuất phân xanh rất hiệu quả.

+ Sản xuất khí sinh học (biogas)

 Bộ rễ thân ngập nước, cây trôi nổi được coi là một giá thể rất tốt đối với VSV. Vi sinh vật bám vào rễ, vào thân cây ngập nước hay các loại thực vật trôi nổi

 Sử dụng thực vật thủy sinh không cần cung cấp năng lượng

 Sử dụng thực vật thủy sinh vào xử lý môi trường tạo ra một thảm thực vật có ý nghĩa rất lớn đối với sự điều hòa môi trường không khí.

Mặc dù không ít những ưu điểm không phải sinh vật nào cũng có trong việc ứng dụng để xử lý môi trường, việc ứng dụng thực vật thủy sinh vào xử lý môi trường có những đặc điểm cần khắc phục:

 Diện tích cần dùng để xử lý chất thải lớn. Vì thực vật tiến hành quá trình quang hợp nên luôn cần thiết phải có ánh sáng trong điều kiện có đầy đủ chất dinh dưỡng càng nhiều thì quá trình chuyển hóa càng tốt. Do đó đòi hỏi diện tích tiếp xúc lớn. Đặc biệt ở các vùng đông dân như khu công nghiệp hay đô thị thì phương pháp này khó thực hiện.

 So với VSV, các quá trình trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản của thực vật chậm hơn rất nhiều. Do đó việc chuyển hóa vật chất có trong nước thải bởi thực vật thủy sinh thường rất chậm. Chính vì thế thời gian xử lý kéo dài hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể lọc hiếu khí sử dụng giá thể sơ dừa kết hợp hồ thủy sinh (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w