Kinh nghiệm thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội.doc (Trang 32 - 36)

- Xây dựng và quán triệt một quan niệm, một mục tiêu đúng đắn về cổ phần hoá, phù hợp với bản chất của chế độ xã hội : Chuyển doanh nghiệp

1.3.2.Kinh nghiệm thành phố Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh

- Năm 1999: Có 42 doanh nghiệp đã được thông qua ban đổi mới doanh nghiệp thành phố trong số này đã có 35 doanh nghiệp có quyết định chuyển thể từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần; 5 doanh nghiệp gửi đề án trình TW (doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng) và 2 doanh nghiệp đang hoàn tất hồ sơ trình chuyển thể.

- Năm 2000: Có 23 doanh nghiệp đã được thông qua ban đổi mới quản lý doanh nghiệp thành phố, trong số này có 18 doanh nghiệp đã có quyết định chuyển thể từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần và 5 doanh nghiệp đang hoàn tất hồ sơ trình chuyển thể.

- Năm 2001: Có 32 doanh nghiệp được thông qua đề án cổ phần hoá trong đó 28 doanh nghiệp đã có quyết định

chuyển thể và 4 doanh nghiệp đang trình hồ sơ, chờ quyết định chuyển thể.

Sau cổ phần hoá số lượng lao động tăng 10% với thu nhập tăng 20 %. Điều này khuyến khích người lao động yên tâm làm việc, cống hiến hết khả năng của mình vào công việc.

Sau khi cổ phần hoá bình quân giá trị vốn nhà nước chỉ chiếm 25% trong cơ cấu vốn điều lệ, còn lại là vốn của các cổ đông là cán bộ công nhân viên chức và cổ đông ngoài doanh nghiệp chiếm 75 %. Như vậy cổ phần hoá đã thực hiện được mục tiêu thu hút rộng rãi các các nguồn vốn của người lao động trong cả doanh nghiệp và ngoài xã hội để phát triển doanh nghiệp. Tuy nguồn vốn của nhà nước chỉ chiếm 25% tổng số vốn của công ty cổ phần, vốn của các đối tượng khác chiếm 75%, nhưng lại là nguồn vốn phân tán, do dó phần sở hữu của nhà nước trong các công ty vẫn giữ vai trò trọng yếu, chi phối hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Bài học kinh nghiệm từ quá trình cổ phần hoá ở thành phố Hồ Chí Minh:

Từ thực tế cổ phần hoá của cả nước mà điển hình là thành phố Hồ Chí Minh cho thấy việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang hình thức công ty cổ phần chẳng những giúp nhà nước bảo tồn nguồn vốn của mình mà còn tăng đáng kể tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn trước đây, nhà nước cũng thu hồi vồn để đầu tư cho các doanh nghiệp khác. Vai trò của người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá cũng có sự đổi khác họ vừa làm việc cho công ty cổ phần vừa là chủ sở hữu công ty trên cơ sở đồng vốn của mình. Vì thế ý thức và tinh thần trách nhiệm được nâng cao hơn trước. Hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá nhạy bén năng động tự chủ hơn trước. Nhờ đó mà chất lượng hiệu quả công việc cũng cao hơn trước, các khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước cũng tăng lên.

Cổ phần hoá đã đem lại lợi ích cho cả nhà nước, người lao động và cổ đông của doanh nghiệp. Từ thực tế đó đã

chứng minh rằng chủ trương của Đảng và nhà nước ta về cổ phần hoá là hoàn toàn đúng đắn.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội.doc (Trang 32 - 36)