- Xây dựng và quán triệt một quan niệm, một mục tiêu đúng đắn về cổ phần hoá, phù hợp với bản chất của chế độ xã hội : Chuyển doanh nghiệp
2.2. THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở HÀ NỘ
NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở HÀ NỘI
2.2.1.Khái quát tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội giai đoạn 1996 - 2003.
Trước khi tiến hành cổ phần hoá mở rộng thì trên địa bàn Hà Nội có hơn 600 doanh nghiệp nhà nước. Đa phần các doanh nghiệp này làm ăn kém hiệu quả, tình trạng thua lỗ kéo dài . Trong khi đó thì tình hình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang hình thức tư nhân hoá và cổ phần hoá là diễn ra rất chậm, trong suốt thời kỳ thí điểm cổ phần hoá thì Hà Nội không cổ phần hoá được doanh nghiệp nào.
Trong 2 năm 1996 –1998 thực hiện cổ phần hoá theo nghị định 28/CP (5/1996 đến 6/1998), Hà Nội mới chuyển được 4 doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Từ 6/1998 đến 11/2003, thực hiện cổ phần hoá theo Nghị định 44/CP, NĐ 64/2002/NĐ-CP Hà Nội đã cổ phần hoá được 81 doanh nghiệp, đưa tổng số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá ở Hà Nội lên 85 doanh nghiệp.
Từ năm 1998-2000 toàn thành phố có 70 doanh nghiệp được cổ phần hoá. Đây là một kết quả khá so với cả giai đoạn trước đó nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả cần chuyển đổi hình thức sở hữu.
Tổng vốn của các doanh nghiệp cổ phần hoá đạt 250.838 triệu đồng (trung bình mỗi doanh nghiệp có số vốn đầu tư là gần 3.600 triệu đồng), trong đó vốn nhà nước là 55.879 triệu đồng ( chiếm 22,27% tổng vốn đầu tư), vốn do cổ đông trong doanh nghiệp nắm giữ là 136.811triệu đồng ( chiếm 54,5%), số vốn do cổ đông ngoài doanh nghiệp nắm giữ là 58.347 triệu đồng ( chiếm 23,2%). Số lao động trong các doanh nghiệp đã cổ phần hoá trong năm là 3119 người. Số cổ đông trong doanh nghiệp là 3097 người, còn cổ đông ngoài doanh nghiệp là 428 người. Như vậy ở hầu hết các doanh nghiệp thì cổ đông trong doanh nghiệp đều nắm giữ
Thời kỳ 2000 - 2003 tình hình triển khai cổ phần hoá có phần chững lại. So với kế hoạch thành phố đặt ra là cổ phần hoá 60 doanh nghiệp nhà nước thì thành phố chỉ tiến hành cổ phần hoá được 18 doanh nghiệp (2 doanh nghiệp đang trong quy trình chuyển giao) đạt 30%, thấp hơn hai năm trước. Trong 18 doanh nghiệp cổ phần có số vốn là 46.634 triệu đồng (trung bình mỗi doanh nghiệp có số vốn là 2.591 triệu đồng), trong đó nhà nước góp số vốn là 6.800 triệu đồng (chiếm 14,6% tổng vốn đầu tư), cổ đông trong doanh nghiệp nắm giữ 31.672 triệu đồng (chiếm 68 % cổ phần), ngoài doanh nghiệp chỉ có 8.162 triệu đồng (chiếm gần 17,5 % cổ phần), số cổ đông trong doanh nghiệp có 1.646 người (96%), ngoài doanh nghiệp chỉ có 68 người (4%).
Tính đến nay, toàn thành phố đã cổ phần hoá được 90 doanh nghiệp nhà nước; trong đó có 74 doanh nghiệp nhà nước độc lập và 16 doanh nghiệp bộ phận của nhà nước tiến hành cổ phần hoá. Tổng vốn cổ phần của các công ty cổ phần này là 297.672 triệu đồng. Trung bình mỗi doanh nghiệp có số vốn đầu tư là 3.800 triệu đồng trong đó nhà nước nắm giữ 22,6 % số cổ phần của doanh nghiệp còn lại cổ đông nắm giữ 77,4 % số cổ phần còn lại, trong đó cổ đông trong doanh nghiệp nắm 56,6 % số cổ phần của doanh nghiệp, còn cổ đông bên ngoài doanh nghiệp nắm 30,8% cổ phần. So với trước cổ phần: vốn tăng 18%; Doanh thu tăng 43,08%; Lợi nhuận tăng 25,05%; Nộp ngân sách tăng 56,21%; Lao động tăng 15,78%; Thu nhập trên đầu người tăng 0,52%; Cổ tức đạt 6-24%.