qua kênh thông thường
387 531,000 450 650,000 10 22
Nguồn: Kế hoạch phát triển nhóm sản phẩm Dịch vụ Thanh toán Quốc tế của NHNo Nông Cống.
Biểu đồ thể hiện cơ cấu nhóm sản phẩm năm 2009 của NHNo&PTNT Nông Cống
52.00%28.00% 28.00%
20.00%
chuyển tiền kiều hối Chuyển tiền kiều hối qua kênh Western Union chuyển tiền kiều hối qua kênh thông thường
2.3. Đánh giá về hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá
2.3.1. Kết quả chung
Cùng với việc phát triển các nghiệp vụ truyền thống như huy động tiền gửi, cho vay...Ngân hàng đã quan tâm chú trọng đến phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Nghiên cứu thực hiện tốt văn bản 447/QĐ-NHNo-QHQT, quyết định 539/NHNo-QHQT, văn bản số 234/HĐQT- 08 ngày 25/05/1999 để nâng cao chất lượng nghiệp vụ, phát triển nghiệp vụ mới, tạo chủ động cho các chi nhánh với cơ chế linh hoạt hơn. Chấp hành tốt quy trình thanh toán Séc ngoại tệ nhằm tạo điều kiện phát triển các sản phẩm thanh toán, nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trên địa bàn.
Nhìn chung hoạt động TTQT năm 2008 tăng trưởng tốt so với năm 2009. Tuy nhiên còn không ít những hạn chế tồn tại khách quan và chủ quan cần được từng bước khắc phục và hoàn thiện nhằm phát triển hoạt động TTQT.
Hoạt động TTQT trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, doanh số TTQT không ngừng tăng lên qua các năm, đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng.
Hoạt động TTQT được từng bước được cải thiện về chất lượng và phát triển đa dạng các phưeơng thức TTQT
Trình độ cán bộ làm nghiệp vụ TTQT lien tục được nâng cao và bồi dưỡngqua các chương trình đào tạo ngắn và dài hạn cả ở trong nước cũng như nước ngoài.
Hoạt động TTQT đẩy mạnh hơn nữa sự tăng trưởng của các hoạt động kinh doanh khác trên địa bàn như: tín dụng xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế chung
Vốn huy động lãi suất không hấp dẫn đối với khách hàng gửi tiền. Trong khi đó nguồn vốn kết dư từ năm 2008 chuyển sang chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn, loại tiền gửi này năm 2008 huy động lãi suất cao có những sản phẩm tiền gửi lãi suất đến 17,5%/năm và bảo lưu lãi suất trong suốt cả thời hạn gửi tiền. Ngay từ đầu năm 2009, lãi suất cơ bản NHNo thong báo áp dụng là 7%/ năm, NH cho vay = 150% lãi suất cơ bản. Chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và tiền vay – 7%/ năm. Đây là 1 vấn đề vô cùng khó khăn trong hoạt động kinh doanh của cơ quan.
Lãi suất tiền vay thấp tạo tâm lý tốt cho các nhà sản xuất kinh doanh có nhu cầu mở rộng kế hoạch đầu tư và kinh doanh dịch vụ khác
Thực hiện gói kích cầu của chính phủ, thực hiện gói hỗ trợ lãi suất theo các quyết định 131, 443 và 497 của thủ tướng chính phủ
2.3.2.2. Hạn chế đối với từng phương thức thanh toán
Nguồn vốn nội ngoại tệ nằm trong tay dân cư còn rất lớn Ngân hàng còn chưa huy động được, nguồn vốn ngoại tệ còn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn trung, dài hạn của doanh nghiệp. Việc huy động vốn tiền gửi và chi trả kiều hối bằng ngoại tệ hầu hết tậptrung ở hội sở, thị xã... còn các huyện chỉ trả bằng nội tệ.Về thanh toán, mạng lưới rộng khắp của NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên đang được các Ngân hàng khác sử dụng là kênh thanh toán và chi trả kiều hối.Một số lượng vốn ngoại tệ được chuyển sang VNĐ trước khi thanh toán qua NHNo tỉnh về các huyện bằng đường chuyển tiền điện tử. Kết quả là NHNo & PTNt tỉnh chỉ trung gian chuyển tiền không thu được phí. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đặc biệt là ngoại tệ mạnh vẫn mang tính tự phát từ chi nhánh. Chi nhánh hầu như mới đáp ứng được hai loại ngoại tệ là
đồng USD và EURO còn các loại ngoại tệ khác như HKD, JYP,CHF có hoạt động nhưng ít.
2.3.2.3. Nguyên nhân của hạn chế
Năm 2008, hoạt động trong hệ thống ngân hàng nói chung chịu tác động trực tiếp từ nền kinh tế thế giới và kinh tế trong nước diễn biến phức tạp
Giá cả hàng hóa tiêu dung luôn biến động, lên xuống thất thường đã tác động trực tiếp đến đời sống của đại bộ phận nhân dân.
Trong khi đó, giá vàng và các ngoại tệ mạnh, nhất là đồng đô la Mỹ lien tục tăng cao, gây tâm lý cho những đối tượng khách hàng có tiền nhàn rỗi không yên tâm khi đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng. Thay vào đó là tâm lý tích trữ vàng và đô la Mỹ là biện pháp an toàn đối với họ lúc này. Chính vì vậy việc huy động vốn của ngân hàng là vô cùng khó khăn.
Chính sách quản lý kinh tế đối ngoại của Việt Nam ngày càng mở rộng nhưng các văn bản quy định về hoạt động xuất khẩu, thuế quan hải quan chưa ổn định, có nhiều thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương. Thủ tục hành chính trong quản lý còn nhiều rườm rà. Cán cân thanh toán quốc tế thường xuyên trong tình trạng nhập siêu dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu của ngoại tệ ảnh hưởng đến khả năng mua bán ngoại tệ của Ngân hàng.
Trình độ của cán bộ làm công tác thanh toán còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh ngày càng cao của thị trường Thị trường hoạt động chủ yếu là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Thị trường thành thị các khách hàng xuất nhập khẩu phần lớn đã có quan hệ với các ngân hàng thương mại khác. Do đó việc huy động nguồn vốn ngoại tệ cũng gặp nhiều khó khăn.