Giải pháp về marketing ngân hàng:

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá - chi nhánh Nông Cống (Trang 53 - 58)

38 3.000 26 2.000 31 33 Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 của NHNo Nông Cống.

3.2.9.Giải pháp về marketing ngân hàng:

Ngân hàng cần có một bộ phận chuyên trách thực hiện nghiên cứu chiến lược marketing ngân hàng. Hiện nay đây vẫn là mộ vấn đề được ít ngân hàng quan tâm. Marketing ngân hàng là một hệ thống quản lý trong một ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn và các dịch vụ của

ngân hàng bằng các chính sách biện pháp linh hoạt để thích ứng với thị trường đạt mục tiêu tăng trưởng và phát triển. marketing ngân hàng phải hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ nhân viên để tạo ra một hình ảnh mới về hoạt động ngân hàng và làm cho hình ảnh đó ngày càng hoàn thiện và có sức hút đối với khách hàng. Bbooj phận chuyên trách nghiên cứu về Marketing ngân hàng sẽ có những đóng góp lớn trong việc tăng cường công tác huy động và sử dụng vốn, đem lại hiệu quả kinh doanh đối với ngân hàng. Bộ phận này sẽ tìm ra phương thức thích hợp để thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hóa một cách khoa học

3.2.10.Giải pháp thực hiện triệt để cơ cấu khoán tài chính đối với cán bộ tín dụng.

Thực hiện thưởng vật chất đối với các cán bộ tín dụng có dư nợ cao, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, thu lãi đầy đủ. Và ngược lại có hình thức kỷ luật thích đáng đối với các các bộ tín dụng không hoàn thành nhiệm vụ thu lãi và gốc. biện pháp này sẽ khuyến khích các bộ tín dụng tập trung đi sâu tìm kiếm khách hàng đặc biệt là các dự án kinh doanh.

Cơ chế khoán tài chính làm cho cán bộ tín dụng cá trách nhiệm với những khoản vay của mình. Như thế sẽ giúp ngân hàng mở rộng cho vay, cho vay đúng đối tượng, thu lãi và gốc đúng kỳ hạn, tránh được rủi ro. Vì vậy ngân hàng nên tiếp tục phát huy và hoàn thiện cơ chế khoán tài chính trong hoạt động kinh doanh của mình, có như vậy mới ngày càng mở rộng được công tác tín dụng của khách hàng.

3.2.11.Mở rộng cho vay thong qua tổ tín chấp.

Cho vay thông qua tổ tín chấp là một xu hướng nhằm tiếp cận trực tiếp tới hộ sản xuất một cách hiệu quả. Nhiều ngân hàng đã rất thành công

trong việc cấp tín dụng cho hộ sản xuất thông qua tổ tín chấp vay vốn, đặc biệt việc tín chấp đối với các hộ nghèo thong qua tổ tín chấp là cần thiết, nó quyết định đến sự thành công của chương trình tín dụng người nghèo. Vì vậy, ở một địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 25% thì việc tăng cường cho vay tổ tín chấp là hợp lý. Hiện nay, Ngân hàng Nông Cống đã thực hiện công tác cho vay này một cách hiệu quả nhưng cần phải cố gắng tích cực hơn nữa vì số vốn vay vẫn chưa đến được tay người nghèo với tỷ lệ cao..

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có bước phát triển đáng kể. Bước sang thế kỷ 21, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới chúng ta cần phải mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại hơn nữa vì sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Trước yêu cầu đổi mới này, đòi hỏi các Ngân hàng nói chung cũng như NHNo Nông Cống – Thanh Hóa nói riêng phải đổi mới cơ chế chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, trong đó có dịch vụ thanh toán quốc tế là một trong nhưngc hoạt động cần được đặc biệt quan tâm và chú trọng. Hiện nay các ngân hàng ngày càng pháy triểnmạnh mẽ, các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nhà nước ngày càng nhiều làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. NHNo Nông Cống mới tham gia hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 2001 còn rất non trẻ và gặp không ít khó khăn. Chính vì vậy, nâng cao và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế là một yêu cầu bức thiết không chỉ với riêng NHNo Nông Cống mà còn cả đối với ngân hàng thương mại ở Việt Nam để dứng vững trên trường quốc tế.

Những giải pháp được nêu trong chuyên đê thực tập tốt nghiệp một phần sẽ đóng góp cho sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo Nông Cống.

Do trình độ có hạn, thêm vào đó là nội dung đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng và cũng là một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay, cho nên trong chuyên đề không tránh khỏi sai sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo cũng như các cô chú cán bộ ngân hàng để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin được chân thành cảm ơn sự hwóng dẫn tận tình và chu đáo của thầy giáo, Phó Giáo Sư – Tiến sỹ Nguyễn Như Bình, cùng toàn thể các cô chú cán bộ nhân viên phòng Kế toán của NHNo Nông Công, và các

thầy cô giáo của khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá - chi nhánh Nông Cống (Trang 53 - 58)