Tiếp nhận, kiểm tra, gửi chứng từ và đòi tiền:

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Cửa Lò (Trang 27 - 29)

Sau khi nhận được thông báo thư tín dụng, nhà xuất khẩu thực hiện giao hàng và lập bộ chứng từ kèm một công văn nhờ gửi chứng từ tới Ngân hàng mở thư tín dụng tới Ngân hàng Công thương Chi nhánh Cửa Lò.

Khi nhận được chứng từ của khách hàng xuất trình cùng bản gốc L/C và các điều chỉnh liên quan (nếu có), thanh toán viên phải kiểm tra số lượng chứng từ, loại chứng từ đảm bảo xác minh được tính xác thực của nó và phải chắc chắn L/C còn giá trị chưa thanh toán để có thể thương lượng với Ngân hàng phát hành phần giá trị chưa được chiết khấu.

Việc kiểm tra chứng từ phải được thực hiện khẩn trương sau khi nhận được đầy đủ chứng từ của khách hàng và phải đảm bảo đúng quy định các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ.

Một bộ chứng từ thanh toán gồm các loại chứng từ sau:

Hối phiếu (Draft).

Hóa đơn thương mại (Commerce invoice)

Vận đơn (Bill of lading/Airway bill)

Bảng kê chi tiết (Detailed packing list)

Chứng từ bảo hiểm (insurance policy)

Giấy chứng nhận trọng lượng, chất lượng, đóng gói (Certificate of Weight/Quality/Packing).

Giấy chứng nhận xuât xứ (Certificate of origin).

Giấy chứng nhận kiểm nghiệm (Inspection Certificate) Một bộ chứng từ hoàn hảo thì phải phù hợp với các điều kiện:

Thời hạn xuất trình chứng từ.

Nội dụng của chứng từ phù hợp với L/C.

Sau khi kiểm tra chứng từ phù hợp với L/C: Chứng từ được gửi và đòi tiền theo quy định của L/C. Có thể thực hiện thông qua đòi tiền bằng thư hoặc đòi tiền bằng điện (SWIFT).

Nếu chứng từ không phù hợp: thông báo cho khách hàng biết và trên thư gửi đòi tiền ngân hàng nước ngoài thông qua đơn vị đầu mối phải nêu rõ các khoản không phù hợp với yêu cầu trả tiền (nếu được chấp nhận).

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Cửa Lò (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w