Kế hoạch hoá nguồn vốn ODA.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng quản lý các dự án ODA.doc (Trang 33 - 36)

I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIẾP NHẬN, ĐIỀU PHỐI VÀ SỬ DỤNG ODA.

2. Kế hoạch hoá nguồn vốn ODA.

Kế hoạch hoá ODA là kế hoạch hoá một nguồn vốn ngân sách chủ yếu dùng để đầu tư phát triển quốc gia. Theo các quy định hiện hành một dự án ODA được kế hoạch hoá ở cả ba phương diện: nhu cầu vốn, đầu tư xây dựng và quản lý dự án.

2.1 Kế hoạch hoá nguồn vốn ODA.

Xét về khía cạnh nhu cầu vốn công tác kế hoạch hoá vốn ODA cấp quốc gia do Bộ KH và ĐT chỉ đạo và được tiến hành như sau:

- Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quy hoach đầu tư của cả nước các kế hoạch hàng năm và 5 năm của Chính phủ, Bộ KH và ĐT dự thảo một quy hoạch tổng thể về định hướng khai thác và sử dụng ODA để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Các ngành, các địa phương xác định nhu cầu vốn trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thuộc phạm vi phụ trách và phù hợp với quy hoạch định hướng ODA.

- Bộ KH và ĐT phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị danh mục các chương trình và dự án đầu tư bằng vốn ODA phân theo các nhà tài trợ để trình Thủ tướng phê duyệt.

- Sau khi được phê duyệt, danh mục này sẽ được Bộ KH và ĐT, Bộ ngoại giao gửi đến các nhà tài trợ để vận động nguồn vốn ODA.

2.2 Kế hoạch hoá Đầu tư Xây dựng.

- Kế hoạch chuẩn bị đầu tư bao hàm các công việc lập dự án thẩm định dự án và ra quyết định đầu tư.

Sau khi được bên nước ngoài cam kết tài trợ dự án ODA được ghi vào kế hoạch chuẩn bị đầu tư.

- Kế hoạch chuẩn bị thực hiện dự án bao gồm các hoạt động: kế hoạchảo sát thiết kế mỹ thuật, lập tổng dự toán, giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu thầu.

Một dự án chỉ được ghi vào kế hoạch chuẩn bị thực hiện khi báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được thẩm định, đã đàm phán, ký kết được hiệp định với bên tài trợ và đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư.

- Kế hoạch thực hiện dự án bao gồm các hoạt động xây dựng, mua sắm và lắp đặt máy móc, thiết bị đoà tạo, chạy thử có tải, bàn giao dự án đưa váo sử dụng.

Điều kiện để được đưa vào kế hoạch thực hiện là dự án phải được thiết kế và tổng dự toán được duyệt. Đối với dự án đầu tư lớn có nhiều công trình hoặc có phân đoạn thi công trình hạng mục nào khởi công trong kế hoạch phải có thiết kế và dự toán được duyệt.

Một dự án không được phép vừa ghi vào kế hoạch chuẩn bị đầu tư vừa ghi vào kế hoạch chuẩn bị thực hiện.

2.3 Kế hoạch hoá tài chính dự án.

Kế hoạch hoá giải ngân các dự án ODA gắn liền với kế hoạch đầu tư xây dựng của dự án và thường được xác định ngay trong báo cáo tiền khả thi.

- Vào tháng 6 hàng năm Bộ kế hoach và đầu tư thông tin cho các bộ các địa phương khả năng nguồn vốn ODA thực hiện trong kỳ kế hoạch, những chương trình dự án cần đẩy mạnh chuẩn bị các điều kiện, thủ tục xây dựng mục tiêu ưu tiên đầu tư bằng vốn ODA của kỳ kế hoạch.

- Các chủ dự án lập kế hoạch rút vốn và sử dụng vốn ODA theo kế hoạch căn cứ tiến độ thực hiện các dự án, các mục tiêu ưu tiên đã được hướng dẫn các bộ, địa phương tính toán các nguồn vốn đầu tư trong kỳ kế hoạch cho từng dự án, làm rõ khoản vốn nước ngoài, vốn đảm bảo trong nước báo cáo lên Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ tài chính vào tháng 8 hàng năm.

- Bộ Kế hoạch và đầu tư đề xuất tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế trong đó có vốn nước ngoài và vốn trong nước bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế (dưới đây là vốn bảo đảm trong nước) cho các dự án ODA. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 9 hàng năm.

- Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, địa phương chỉ tiêu tổng mức vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước, có chia ra vốn trong nước vốn nước ngoài và phân cho các kế hoạch.

+ Vốn cho công tác thiết kế. + Vốn chuẩn bị đầu tư.

+ Vốn chuẩn bị dự án.

+ Vốn thực hiện dự án, phân bổ theo cơ cấu đầu tư, danh mục và mức vốn đầu tư, vốnbảo đảm trong nước cho các dự án sử dụng ODA, danh mục và mức vốn thuộc nhóm: A, B.

Tuy nhiên, trong thực tế phần thì do phương thức mới của kế hoạch hoá ODA, phần thì do chu trình dự án của các nhà tài trợ khác với quy định trong nước nên cần có những hạn chế cần giải quyết:

- Nghị định 20/ CP đã đã quy định các ngành và lĩnh vực được ưu ttiên đầu tư phát triển bằng vốn ODA, nhưng bước tiếp theo là sắp xếp thứ tự ưu tiên giữa ngành, các tiểu ngành và giữa các vùng chưa được thực hiện. Vì vậy các dự án ODA nói chung và nhất là khi đưa vào thực hiện vẫn còn diễn ra một cách tnả mạn chưa được tuyển chọn một cách có hệ thống trên cơ sở các quan điểm và tiêu chuẩn cụ thể.

Đối với một số nhà tài trợ hiệp định tài trợ chỉ được ký kết sau khi có kết quả đấu thầu, trong khi đó theo quy định trong nước phải có hiệp định tài trợmới được ghi vào kế hoạch chuẩn bị dự án. Trên thực tế có những dự án chưa được ký hiệp định đã cần đến vốn bảo đảm trong nước để giải phóng mặt bằng.

- Việc không đồng nhất của năm tài trợ cũng gây khó khăn cho việc kế hoạch hoá tài chính dự án.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng quản lý các dự án ODA.doc (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w