Môi trường thu hút ODA.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng quản lý các dự án ODA.doc (Trang 76 - 81)

I. NHẬN ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH

1. Môi trường thu hút ODA.

Môi trường thu hút ODA bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị xã hội trong và nước.

Nền kinh tế thế giới đang trải qua một quá trình biến đổi sâu sắc với các xu thế chính sau:

1.1 Kinh tế thế giới đang có cơ cấu lại.

Trước hết, cơ cấu sản xuất của kinh tế thế giới biến đổi theo xu hướng giảm tỷ trọng của công nghiệp và nông nghiệp, tăng tỷ trọng của dịch vụ.

Ở các nước công nghiệp tỷ trọng nông nghiệp giảm mạnh, tỷ trọng công nghiệp cũng có xu hướng giảm nhưng chậm hơn so với nông nghiệp trong khi đó tỷ trọng dịch vụ tăng một cách đáng kể.

Ở các nước đang phát triển, cơ cấu sản xuất thay đổi và theo đó vai trò của các nước này chuyển từ việc chủ yếu là nguồn cung cấp nguyên liệu sang phát triển công nghiệp

chế biến. Tỷ trọng nông nghiệp giảm mạnh nhưng tỷ trọng dịch vụ tăng chưa nhiều.

1.2 Nhu cầu tiêu dùng thay đổi mạnh.

Đây vừa là nguyên nhân vừa là kết quả sự thay đổi cơ cấu sản xuất của nền kinh tế thế giới. Với số thu nhập tăng lên, người tiêu dùng đang chuyển sang những nhu cầu cao cấp hơn, đa dạng hơn. Sự gia tăng các nhu cầu về hiểu biết, khám phá, du lịch, nhu cầu được sống an toàn, sống trong môi trường trong sạch đã thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước. Nhiều vấn đề có liên quan giữa các nước và có tính chất toàn cầu như bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống, hạn chế sự gia tăng dân số... chỉ có thể được giải quyết thông qua sự phỗi hợp chặt chẽ của các nước phát triển và đang phát triển.

1.3 Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ bước vào giai đoạn phát triển mới. đoạn phát triển mới.

Đặc trưng bằng việc ra đời các công nghệ mới cho phép nâng cao hệ số lợi dụng thiên nhiên và nâng cao năng suất lao động quản lý (ở các giai đoạn trước, công nghệ mới chủ yếu nhằm nâng cao năng suất lao động sản xuất trực tiếp). Những hướng phát triển chủ yếu là điện tử và tin học, tự động hoá, vật liệu mới và công nghệ sinh học. Biến đổi kỹ thuật và biến đổi quản lý đan xen nhau. Thế giới đang chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công nghệ mới và sản phẩm mới.

Đi đôi với giai đoạn mới của cách mạng khoa học - công nghệ là quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá diến ra rộng khắp trên quy mô toàn thế giới. Điều này đã làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước diễn ra nhanh chóng, đời sống kinh tế bị quốc tế hoá ngày càng mạnh. Tuy nhiên, điều kiện cụ thể của từng nước để đi vào giai đoạn phát triển mới của cách mạng khoa học - công nghệ không đồng đều. Trên thế giới quá trình chuyển giao công nghệ (đi kèm với nó là chuyển giao vốn) đang diễn ra sôi động.

1.4 Quốc tế hoá và khu vực hoá đới sống kinh tế thế giới.

Gần đây, do được các thành tựu khoa học và công nghệ tiếp sức, quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới diễn ra với quy mô lớn hơn, trình độ sâu hơn và tốc độ nhanh hơn trước đây. Quá trình quốc tế hoá này làm cho nền kinh tế của các nước phụ thuộc lẫn nhau ngày càng nhiều, trước hết là phụ thuộc về hàng hoá, thị trường, tiến tới phụ thuộc về vốn, công nghệ, lao động, thu nhập và giá cả.

Quốc tế hoá hệ thống sản xuất quốc tế là hình thức cao nhất của quá trình quốc tế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 37.000 công ty xuyên quốc gia đang quản lý khoảng 1/3 quy mô sản xuất thế giới. Các công ty mang tính toàn cầu ở các ngành công nghiệp ô tô, vi điện tử, điện dân dụng, máy văn phòng, trang thiết bị gia đình, dược phẩm và dịch vụ tài chính.

Gần đây song song với quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế, nền kinh tế thế giới còn diến ra quá trình khu vực hoá kinh tế. Đó là việc ra đời các khu vực mậu dịch tự do như AFTA, diến đàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), liên minh Châu Âu (EU)... Trên thực tế, đây là hình thức thúc đẩy quá trình quốc tế hoá nền kinh tế vốn đã và đang diễn ra sôi động. Các thành viên tham gia tổ chức này không chỉ dành cho nhau sự ưu đãi trong trao đổi mậu dịch mà còn hợp tác với nhau trong lĩnh vực đầu tư, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ...

1.5 Việc thống trị của cơ chế thị trường và các cuộc cạnh tranh gay gắt. tranh gay gắt.

Kể từ khi Liên xô và khối XHCN Đông Âu sụp đổ, kế họach hoá tập trung với tư cách là một cơ chế quản lý kinh tế - xã hội cũng hết tác dụng. Ngay Trung Quốc và Việt Nam là những nước đi theo con đường XHCN cũng đã áp dụng cơ chế thị trường (ở Cu Ba cũng đang có dấu hiệu chuyển sang cơ chế thị trường). Dù ở mỗi nước mức độ can thiệp của Nhà nước và thị trường vào nền sản xuất xã hội có khác nhau, nhưng các nước đều áp dụng mô hình kinh tế hỗn hợp và nói chung quá trình sản xuất là do nhu cầu trong và ngoài nước quyết định.

Xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế hoá dẫn tới sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn nhưng cũng dẫn đến cạnh tranh ngày càng mạnh giữa các công ty, các tập đoàn và giữa các nước. Các nước tư bản phát triển, vì lợi ích của mình đang ra sức tìm kiếm mở rộng thị trường và mở rộng

phạm vi ảnh hưởng của mình. Các nước đang phát triển cũng đang vươn lên mạnh mẽ để giữ vững thị trường trong nước và mở mang thị trường bên ngoài.

NHÌN CHUNG: Quá trình biến động nền kinh tế thế

giới hiện nay hàm chứa cả các yếu tố thuận lợi cũng như những khó khăn cho một nước đang phát triển như Việt Nam tìm kiếm nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, tuy nhiên các yếu tố thuận lợi là cơ bản. Xét trên phạm vi quốc tế ODA có thể huy động được vào chính sách đối ngoại và khả năng hấp thụ vốn của ngay bản thân tứng nước. Các yếu tố kinh tế, chính trị nhìn chung ngày càng thuận lợi cho việc thu hút ODA. Đó là:

- Sự ổn định chính trị và sự thành công trong quá trình chuyển nền kinh tế khép kín vận hành theo cơ chế tập trung - quam liêu bao cấp sang một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN. Một nền kinh tế mở đối với cả trong và ngoài nước đang được định hình và phát triển. Nhờ chính sách mở cửa, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ hợp tác đến nay Việt Nam đã có quan hệ buôn bán đến hơn 100 nước, lãnh thổ và các tổ chức quốc tế. Đã có hơn 700 công ty thuộc 44 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Việt Nam đã có quan hệ hợp tác phát triển với hầu hết các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển (OECD), các tổ chức tài chính quốc tế và các tổ chức thuộc Liên hiệp quốc. Lượng ODA tăng rất nhanh trong các năm vừa qua, nhất là theo cam kết tài chính, điều

đó thể hiện sự đồng tình của cộng đồng quốc tế đối với các cải cách kinh tế và chính sách mở khẩu Việt Nam. Có thể coi năm 1995 là mốc mới của chính sách mở cửa với việc Việt Nam ra nhập ASEAN, ký hiệp định khung về hợp tác với liên minh Châu Âu (EY) và bình thường hoá quan hệ ngoại gaio với Mỹ.

- Một yếu tố thuận lợi khác nữa là khả năng hấp thụ vốn nước ngoài của nền kinh tế, điều này được thể hiện ở chỗ tích luỹ trong nước ngày càng cao.

- Yếu tố thứ 3: Là một hệ thống tổ chức cùng với các chính sách quản lý và sử dụng ODA đã được hình thành và đang ngày càng hoàn thiện. Có thể nói, sau những khó khăn ngay giai đoạn ban đầu, đến nay bộ máy quản lý về cơ bản đã làm quen với các thông lệ quốc tế và quy trình dự án của nhà tài trợ. Một số dự án có quy mô hàng trăm triệu USD đã hoàn thành thủ tục và sẽ được thực hiện trong thời gian tới. Bộ máy quản lý kinh tế - xã hội được kết cấu lại theo hướng tạo sự phối hợp các nguồn vốn đầu tư phát triển vào một cơ quan cũng là điều kiện tốt để nâng cao việc hấp thụ và sử dụng có hiệu quả ODA.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng quản lý các dự án ODA.doc (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w