Nguồn khấu hao cơ bản.

Một phần của tài liệu Các giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ để nâng cao chất lượng.doc (Trang 48 - 50)

Như đã trình bày ở phần lí luận chung, TSCĐ của công ty khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ không tránh khỏi hao mòn( bao gồm cả hao mòn hữu hình và vô hình), giá trị hao mòn đó được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm và gọi là khấu hao TSCĐ, sản phẩm được sản xuất ra sau khi

tiêu thụ thì số khấu hao TSCĐ trên được giữ lại và tập trung vào một quỹ. Quỹ này được sử dụng nhằm mục đích tái sản xuất giản đơn TSCĐ và được gọi là quỹ khấu hao cơ bản. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới hiện đại hóa TSCĐ thì quỹ khấu hao cơ bản có thể được sử dụng linh hoạt như một nguồn để tái sản xuất mở rộng TSCĐ.

Theo quy định của Nhà nước, kể từ năm 1994 toàn bộ số tiền khấu hao cơ bản được để lại tại công ty, công ty có toàn quyền quản lý và sử dụng quỹ khấu hao. Quy định này đã có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới tài sản.

Dựa trên bảng Cân đối kế toán tại công ty May Chiến Thắng vào 31/12/1999 ta thấy:

Tổng nguyên giá TSCĐ: 46.681.811.116 Đ trong đó

T TSCĐ hình thành từ nguồn vốn NSNN: 10.261.143.504 Đ T TSCĐ hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung:13.266.888.695 Đ T TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay:23.153.778.917 Đ

Trong việc tính và trích khấu hao TSCĐ công ty thực hiện tính khấu hao theo tỷ lệ khấu hao bình quân chung cho nhóm TSCĐ( tỷ lệ này công ty đã đăng ký với cơ quan quản lý cấp trên) cụ thể như sau: (Bảng 6)

Với mức trích thực tế như trên nên trong năm 1999 toàn bộ số tiền khấu hao trích trong năm được thể hiện qua bảng sau: (Bảng 7)

Với mức trích khấu hao như ở bảng trên thì số tiền khấu hao TSCĐ trích trong năm 1999 sẽ được sử dụng trong năm 2000 như sau:

Tổng mức trích trong năm: 3.140.693.173 Đ T Sử dụng để tái đầu tư TSCĐ: 1.582.936.230 Đ

Một phần của tài liệu Các giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ để nâng cao chất lượng.doc (Trang 48 - 50)