III- KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM
A- KHÁI QUÁT CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨ MỞ CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘ
II-NHẬN XÉT ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘ
Qua tình hình quản lý chất lượng sản phẩm ở Công ty Dệt- May Hà Nội, cho thấy có một số ưu điểm và một số tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như sau:
1. Ưu điểm
- Nhìn chung công tác quản lý của Công ty đã đi vào ổn định. Hệ thống văn bản trong hệ thống chất lượng đã được xây dựng đầy đủ và qua sửa đổi nhiều lần để hoàn thiện hơn. Công tác triển khai nhanh chóng, chặt chẽ, khoa học, tạo nên môi trường chất lượng khá sôi nổi trong toàn Công ty.
- Chính sách chất lượng dễ hiểu, phản ánh được sự đổi mới trong nhận thức về chất lượng là hướng tới sự thoả mãn nhu cầu khách hàng ,của ban lãnh đạo Công ty .
- Công ty đã đào tạo được đội ngũ quản lý có trình độ cao, có kinh nghiệm quản lý, năng nổ, nhiệt tình, trong công tác, có sự quyết tâm cao nên thường xuyên chủ động, đổi mới cơ cấu tổ chức đúng lúc, đúng hướng có hiệu lực quản lý cao, góp phần tốt trong việc thay đổi, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Ngoài ra, công ty cũng đã chú trọng đến việc đào tạo các chuyên gia đánh giá chất lượng nội bộ để sát sao hơn nữa trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm .
- Nhận thức được tầm quan trọng của công nhân sản xuất , công ty đã tập trung, đào tạo chất lượng cho toàn thể công nhân sản xuất . Cho đến nay, tất cả các công nhân sản xuất đã có tầm nhận thức tương đối về chất lượng sản phẩm và có ý thức trách nhiệm hơn trong công việc của mình.
- Việc quản lý chất lượng nguyên vật liệu và cải tiến đổi mới máy móc thiết bị cũng được thực hiện khá tốt. Công ty đã mở rộng, nâng cấp kho nguyên vật liệu, thành phẩm để việc bảo quản chất lượng sản phẩm được tốt hơn, dần dần thay thế nguyên vật liệu nhập ngoại bằng nguyên vật liệu trong nước để giảm sự biến động của chúng trong sản xuất . Đồng thời, công ty đã đầu tư, đổi mới nhiều loại máy móc thiết bị tự động nên chất lượng đã không ngừng được nâng lên
- Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng được tiến hành chặt chẽ từ khâu đầu vào sản xuất đến sản phẩm cuối cùng nhập kho nên đã phát hiện , xử lý, ngăn chặn nhanh được các vấn đề bất lợi ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. .
2. Những tồn tại trong công tác quản lý chất lượng
- Mặc dù, công ty đã có sự chuyển biến nhận thức về chất lượng sản phẩm , song cách tiếp cận nhận thức về quản lý vẫn còn bó hẹp chủ yếu trong khâu sản xuất .
- Vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm và biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm còn thiếu đồng bộ, mới chỉ tập trung vào việc nâng cao nhận thức của các phòng ban, các nhà máy và người lao động, mà chưa có chính sách động viên, khuyến khích, hỗ trợ kịp thời để phát huy tính sáng
tạo cải tiến chất lượng sản phẩm của họ, đặc biệt là bộ phận sản xuất trực tiếp.
- Máy móc , thiết bị đã được chú trọng đầu tư nhưng chưa đồng bộ. Một số máy móc được mua mới, còn lại chủ yếu được mua theo hình thức chuyển nhượng máy móc đã cũ của các công ty nước ngoài bỏ ra. Do đó, chất lượng máy móc nhiều khi không đảm bảo chất lượng, còn lạc hậu so với sự phát triển khoa học kỹ thuật trên thế giới
- Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm , tuy đã được tăng cường nhưng chưa phát huy hết những tính năng của phương pháp quản lý hiện nay. Bộ phận kiểm tra nằm ngoài sản xuất quá nhiều, trong khi đó công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm chưa phát huy hết được ưu thế của mình, vẫn làm việc thụ động và thường có quan hệ căng thẳng với bộ phận kiểm tra.
- Công tác đào tạo chất lượng mới chỉ ở mức tương đối, chưa đạt được kết quả cao. Các công nhân mới chỉ dừng lại ở sự nhận thức, tiếp nhận và thực hiện chỉ thị từ trên ban xuống một cách máy móc mà chưa có sự sáng tạo để tìm ra các giải pháp trong mọi tình huống.