ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG II 2.7 Kết luận chương

Một phần của tài liệu MÔ PHỎNG HỆ THỐNG WDM PON DỰA TRÊN OPTISYSTEM (Trang 44 - 45)

2.7 Kết luận chương II

Chương II chúng ta đã được giới thiệu về mạng WDM và nghiên cứu các thành phần cũng như kiến trúc mạng WDM-PON một cách khá kỹ lưỡng. Trong chương này cũng đã tìm hiểu về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và ứng dụng của các loại nguồn quang sử dụng để thấy được ưu nhược điểm của từng nguồn, từ đó cân nhắc trong việc lựa chọn thiết bị để có hệ thống đạt hiệu quả cao và phù hợp giá trị kinh tế. Các nguồn BLS thường có giá thành rẻ nhưng nhược điểm của nó là tốc độ bit của hệ thống thấp. Hệ thống WDM- PON sử dụng nguồn Laser khóa phun thì có ưu điểm là có thể điều chỉnh được bước sóng băng rộng, tăng cường tỉ lệ nén mode bên và cải thiện được hiệu suất băng thông điều chế nên thường được sử dụng. Tuy nhiên, nó cũng có một nhược điểm cần lưu ý là nó cũng bị giới hạn về tốc độ và khoảng cách truyền dẫn. Một giải pháp cũng tương tự có những ưu nhược điểm gần giống với Laser khóa phun được đưa ra cho lựa chọn nguồn quang là hệ thống BLS kết hợp với R-SOA. Ở phía nguồn thu, hai đại diện được đề cập trong chương này là hai nguồn thu được sử dụng phỏ biến trong các mạng PON nói riêng và WDM-PON nói chung là photodiode p-i-n và photodiode APD. Và đặc trưng nhất trong mạng quang chính là thiết bị thụ động để chia công suất quang. Với nhiều sự so sánh về ưu nhược điểm, chúng ta đã nhận ra rằng AWG chính là thiết bị phù hợp nhất để chia tín hiệu cũng như công suất quang trong mạng WDM-PON. Vận dụng những tiền đề lý thuyết trong chương I và chương II đã nghiên cứu. Để hiểu rõ hơn về hệ thống WDM-PON ta đi sang chương III: Mô phỏng hệ thống WDM-PON trên phần mềm Optisystem.

Một phần của tài liệu MÔ PHỎNG HỆ THỐNG WDM PON DỰA TRÊN OPTISYSTEM (Trang 44 - 45)