Những khó khăn và những vấn đề còn tồn tại của công ty

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng (Trang 41 - 43)

IV. Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty

2. Những khó khăn và những vấn đề còn tồn tại của công ty

Trong những năm đầu thực hiện cổ phần hoá, Công ty gặp không ít khó khăn:

Cơ sở vật chất không đáp ứng được tốt nhu cầu và đặc biệt là cách thức quản lý và làm việc còn mang nặng tính hành chính bao cấp. Hơn nữa, cùng với sự xuất hiện của rất nhiều đối thủ cạnh tranh ở các ngành, các lĩnh vực mà Công ty đang hoạt động làm thị phần của Công ty giảm, sự biến động rất phức tạp của tỷ giá hối đoái và những thay đổi trong cơ chế, chính sách (xoá độc quyền trong kinh doanh xuất nhập khẩu, thay đổi thuế xuất nhập khẩu ...) cũng góp phần làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Thêm vào đó là hạn chế rất lớn của Công ty ngày càng bộc lộ như nguồn vốn kinh doanh ít so với quy mô kinh doanh của Công ty, do đó hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay của ngân hàng và trả lãi suất cao (năm 2006, lãi suất vay ngân hàng tăng) trong điều kiện tỷ lệ lợi nhuận ngày càng thấp. Trong nguồn vốn kinh doanh, vốn vay tín dụng luôn chiếm tỉ lệ khá cao, khoảng 77%, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn kinh doanh của công ty. Điều này được thể hiện ở việc nhiều hợp đồng nhập khẩu uỷ thác đã phải từ chối vì nguồn vốn của công ty không kịp quay vòng để ký quỹ mở thư tín dụng.

Chi phí cho hoạt động nhập khẩu là rất cao dẫn đến doanh thu nhập khẩu tuyệt đối giảm, lợi nhuận giảm, làm ảnh hưởng đến tổng doanh thu của Công ty, đến sự phân phối lương, thưởng chế độ...

Chưa có một cơ cấu mặt hàng hợp lý: hầu hết hàng hoá nhập khẩu đều xuất phát từ nhu cầu đầu tư và nhu cầu thị trường nhưng chúng lại không ổn định, nên mặt hàng nhập khẩu vì thế biến động theo nhu cầu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng của giá trị mỗi hợp đồng nhập khẩu. Sử dụng yếu tố đầu vào chưa hiệu quả, chưa có những biện pháp cắt giảm chi phí nhập khẩu. Những mặt hàng nhập khẩu đóng góp giá trị lớn vào tổng doanh thu lại là những mặt hàng nhập khẩu uỷ thác nên phần hưởng lợi trên mỗi lô hàng này ít. Còn trong hoạt động xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu là hàng nông sản mà chủ yếu là chè, chất lượng chè không cao nên giá trị lô hàng thấp, hơn nữa hoạt động Marketing xuất khẩu không được đầu tư thoả đáng, đa số lô hàng xuất khẩu trong thời gian vừa qua do đối tác nước ngoài đặt hàng chứ công ty chưa chú ý nhiều đến việc chủ động tìm kiếm khách hàng.

Chưa tạo được mối quan hệ làm ăn lâu dài với bạn hàng nhập khẩu do hoạt động mang tính chất thương vụ.

Hạn chế từ nguồn nhân lực: Với kinh nghiệm nắm bắt thực tế, trình độ xử lý các tình huống còn kém, rập khuôn và còn tình trạng người làm không đúng việc đã làm giảm năng suất lao động, từ đó làm giảm hiệu quả.

Quá trình thu thập và xử lý thông tin chưa được đầu tư thoả đáng. Việc lập phương án nhập khẩu thì khâu dự báo các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu trong tương lai chưa được quan tâm nghiên cứu. Chưa có sự đồng nhất giữa từng phương án nhập khẩu với một chiến lược nhập khẩu cho cả giai đoạn.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w