Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất của công ty

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI. “KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY QUY CHẾ TỪ SƠN’’ docx (Trang 30 - 34)

I- đặc điểm tình hình chung của công tyquychế từ sơn

2- Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất của công ty

2.1 - Tổ chức sản xuất.

Công ty Quy chế Từ Sơn với diện tích mặt bằng sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh là 1456m², tổng số công nhân viên toàn công ty là 576 người trong đó 70,8% là nam, 53 người có trình độ đại học và trên đại học.

- Cơ cấu tổ chức:

+ Lao động trực tiếp: 274 người + Lao động gián tiếp: 83 người + Lao động phụ trợ khác: 69 người - Cơ cấu bậc thợ: + Bậc 7/7: 4 người + Bậc 6/7: 10 người + Bậc 5/7: 50 người + Bậc 4/7: 219 người + Bậc 3/7: 55 người + Bậc 2/7: 17 người

2.2 - Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.

Trên thực tế không hề tồn tại một mô hình bộ máy quản lý chung nào có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước. Mỗi doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc trưng ngành nghề, đặc điểm sản phẩm sản xuất, những đòi hỏi về yêu cầu quản lý của đơn vị mình để xây dựng một mô hình tổ chức bộ máy quản lý sao cho phù hợp nhất, đem lại hiệu quả công việc cao nhất. Mỗi mô hình tổ chức bộ máy công ty cũng được coi là đặc trưng của công ty đó. Công ty Quy chế Từ Sơn đã xây dựng một bộ máy quản lý đồng nhất, chặt chẽ theo mô hình trực tuyến chức năng nghĩa là các phòng ban tham mưu cho ban giám đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ được phân công giúp cho giám đốc có quyết định đúng đắn.

Bộ máy tổ chức quản lý của công ty có thể được khái quát qua mô hình sau: Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty quy chế từ sơn.

Giám Đốc Kế toán PGĐ-KT-SX trưởng Ngành CB-SX Phòng KT Phòng TC-KT PX dập nóng Phòng KCS PX dập nguội PX dụng cụ Ngành cơ khí PX cơ điện

Ngành cơ khí DD PX mạ-lắp ráp VP Công ty Phòng TC-LĐ Phòng SX-KD Ban bảo vệ Ban kho

Cơ chế quản lý của công ty được thực hiện theo một đường thẳng, những người thừa hành nhận chỉ thị và thi hành mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp, người phụ trách sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn vào kết quả công việc của những người dưới quyền mình. Các phòng ban trong công ty có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng vẫn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về nghiệp vụ. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong bộ máy của công ty là:

Lãnh đạo công ty là ban giám đốc, gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc ( 1 phó giám đốc phòng sản xuất kinh doanh và phó giám đốc phòng kỹ thuật ). Giám đốc công ty hiện nay là kỹ sư Nguyễn Xuân Liên, ông có nhiệm vụ điều hành quản lý hoạt động kinh doanh của công ty, là người ra quyết định cuối cùng và là người đại diện cho công ty chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật.

Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc, giúp giám đốc điều hành công ty theo phân công và uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được ban giám đốc phân công và uỷ quyền.

Mỗi phòng ban có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và các nhân viên giúp việc. Mỗi phân xưởng gồm có 2 bộ phận.

* Bộ phận văn phòng: Gồm có 1 quản đốc,1phó quản đốc, nhân viên thống kê kinh tế, 2- 4 nhân viên sửa chữa cơ điện, 3-5 nhân viên vận chuyển và vệ sinh, 3- 4 nhân viên kho, 1-2 nhân viên kỹ thuật.

* Bộ phận sản xuất: Có từ 2- 8 tổ sản xuất, số lượng công nhân mỗi tổ phụ thuộc vào nhu cầu sản xuất, quy mô phân xưởng và quy trình công nghệ. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban phân xưởng ban hành theo quyết định số 63/ QĐ - TC ngày 24/4/1995 của giám đốc công ty.

+ Phòng tổ chức lao động: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, có chức năng tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực tổ chức nhân sự, đào tạo và chế độ chính sách đối với người lao động trong toàn doanh nghiệp.

+ Phòng tài chính kế toán ( hay phòng tài vụ ): Là đơn vị trực thuộc giám đốc, có chức năng tham mưu giúp giám đốc quản lý và tổ chức thực hiện công tác tài chinh - kế toán, hạch toán thống kê, lập báo cáo tài chính theo quy định.

+ Phòng sản xuất kinh doanh: Là đơn vị trực thuộc giám đốc công ty, làm công tác kinh tế, tham mưu cho giám đốc trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thị trường cung cầu, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị mọi điều kiện, xây dựng các định mức lao động, đơn giá tiền lương và điều hành sản xuất tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

+ Phòng kỹ thuật: Là đơn vị trực thuộc giám đốc, có chức năng tham mưu cho giám đốc, nghiên cứu, tổ chức quản lý lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ và môi trường của công ty theo pháp chế công nghệ mới - môi trường và năng lượng, thiết kế, bố trí sửa chữa, lắp đặt, bảo quản trang thiết bị của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả của các lĩnh vực trên và chịu sự chỉ đạo trực tiếp cuả phó giám đốc kỹ thuật.

+ Văn phòng công ty: Là đơn vị trực thuộc công ty, có chức năng tham mưu trên lĩnh vực quản lý hành chính, quản trị, đời sống, chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả hoạt động của công tác này và chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc.

+ Phòng KCS : Là đơn vị trực thuộc giám đốc, có chức năng nhiệm vụ kiểm tra chất lượngvật tư nhập kho, quản lý chất lượng từng khâu trong quy trình sản xuất, tham mưu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với các sản phẩm do công ty sản xuất. + Ban bảo vệ: Chịu trách nhiệm về công tác an ninh trật tự trong công ty, lập báo cáo tình hình quản lý tài sản của công ty theo định kỳ.

+ Ban kho: Chịu trách nhiệm về công tác nhập xuất vật tư, sản phẩm hàng hoá và bảo quản lượng hàng tồn kho, đảm bảo chất lượng tốt.

* Các phân xưởng sản xuất: Có chức năng nhiệm vụ thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty giao cho và kế hoạch sản xuất do phân xưởng tự tìm kiếm. Mỗi phân xưởng có quản đốc và 1 hoặc 2 phó quản đốc, gồm có 8 đơn vị sản xuất chính sau: + Phân xưởng dập nóng: Sản xuất bằng công nghệ dập nóng có sản phẩm chủ yếu là bu lông, đai ốc bán tinh và thô trong đó có các nguyên công chủ yếu là dập nóng.

+ Phân xưởng dập nguội: Là đơn vị sản xuất sản phẩm bằng công nghệ dập nguội có sản phẩm chủ yếu là bu lông, đai ốc bán tinh, trong đó có các nguyên công chủ yếu là dập nguội.

+ Phân xưởng cơ khí: Công nghệ chủ yếu là gia công cắt gọt có sản phẩm chủ yếu là bu lông, đai ốc đặc chủng và các loại bu lông tắc kê ô tô.

+ Phân xưởng mạ lắp ráp: Là khâu cuối cùng của quy trình công nghệ hoàn chỉnh sản phẩm nhập kho thành phẩm cho tiêu thụ. Tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng qua phân xưởng này mà các phân xưởng có thể hoàn chỉnh và đưa ngay ra tiêu thụ.

+ Phân xưởng dụng cụ: Chuyên chế tạo khuôn cối, chày dập phục vụ sản xuất sản phẩm chính.

+ Phân xưởng cơ điện: Chuyên sửa chữa, chung đại tu máy móc thiết bị, sản xuất các phụ tùng thay thế phục vụ sản xuất.

+ Ngành cơ khí dân dụng: Chuyên sản xuất các đồ cơ khí dân dụng, thiết bị công nghiệp phục vụ trong lĩnh vực công nghiệp.

So với trước đây số lượng các phòng ban, phân xưởng được thu gọn rất nhiều, giảm được 6 phòng ban và 2 phân xưởng, giảm được đáng kể lực lượng quản lý cồng kềnh. Do vậy giảm được quỹ tiền lương khu vực gián tiếp, cơ cấu quản lý phân xưởng và quản lý phụ trợ giảm, được sắp xếp theo kiểu kiêm nhiệm. Đây là chủ trương của công ty, làm giảm bớt bộ máy cồng kềnh, giảm được chi phí tiền lương không cần thiết.

+ Ngành chuẩn bị sản xuất: Là đơn vị làm nhiệm vụ vuốt thép, cưa thép để chuẩn bị cho quá trình sản xuất sản phẩm.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, các phân xưởng, phòng ban phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI. “KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY QUY CHẾ TỪ SƠN’’ docx (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)