I- đặc điểm tình hình chung của công tyquychế từ sơn
1- Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Như chúng ta đã biết, một vấn đề luôn được đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm thế nào để kết hợp hài hoà cân đối và linh hoạt giữa cung và cầu thị trường. Từ sự cần thiết của các sản phẩm bu lông, ốc vít, vòng đệm phẳng, vòng đệm vênh...đối với các ngành công nghiệp như điện, xây dựng, cơ khí và khai thác mỏ...đặc biệt là đối với ngành cơ khí. Ngoài ra còn một số sản phẩm đặc biệt có chất lượng cao phục vụ cho ngành chế tạo máy, đường sắt, cầu cống, đường dây, đóng tàu và trạm dây truyền sản xuất xi măng các loại chi tiết phục vụ cho lắp ráp ô tô, xe máy, xe đạp. Sản phẩm được bảo vệ bộ mặt bằng công nghệ nhuộm đen, mạ điện phân, nhúng kẽm nóng chảy đều chất lượng cao của nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Xuất phát từ yêu cầu đó, ngày 18/11/1963 Bộ công nghiệp đã ra quyết định thành lập nhà máy Quy chế Từ Sơn. Đây là nhà máy đầu tiên của nước ta được xây dựng tại thị trấn Từ Sơn - Huyện Từ Sơn - Bắc Ninh. Gần 40 năm thử thách và phát triển, nhà máy Quy chế Từ Sơn đã đóng góp một phần đáng kể sản phẩm của mình vào nền công nghiệp của nước nhà. Để đáp ứng nhu cầu về sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, tháng 10/2000 nhà máy đổi tên thành công ty Quy chế Từ Sơn.
Nằm kề quốc lộ 1A cách thủ đô Hà Nội 18km về phía bắc, thuận lợi cho việc lưu thông sản phẩm hàng hoá. Công ty Quy chế Từ Sơn là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp - Bộ công nghiệp với tổng diện tích đất kinh doanh vào khoảng 40000m, với năng lực ban đầu được nhà nước trang bị gồm:
Máy móc thiết bị: 22 cái Nguồn vốn: 285000đồng
Các công nghệ chủ yếu của công ty là dập nóng, dập nguội và cắt gọt cơ khí với phương án sản xuất các loại bu lông, đai ốc theo tiêu chuẩn Việt Nam có tính lắp lẫn cao, bao gồm những sản phẩm như: bu lông tinh, bu lông bán tinh, bu lông thô, bu lông đặc biệt, đai ốc tinh, đai ốc bán tinh...
Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể được chia thành 2 giai đoạn sau:
*Giai đoạn 1: Từ khi thành lập công ty đến trước khi có quyết định 217 HĐBT ( từ ngày 18/11/1963 đến ngày 14/11/1987 ).
Đây là thời kỳ còn mang nặng cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, từ việc sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đều được thực hiện theo kế hoạch của nhà nước, công ty chỉ có nhiệm vụ tổ chức sản xuất thực hiện theo kế hoạch được giao. Do vậy trong thời kỳ này công ty thường đạt vượt mức kế hoạch như năm 1976 sản lượng đạt 112%, năm 1987 đạt 118,7%.
* Giai đoạn 2: Từ khi có quyết định 217 đến nay.
Giai đoạn này nhà nước đã xoá bỏ chế độ bao cấp, các doanh nghiệp chuyển dần sang hạch toán kinh tế, bắt đầu vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý điều tiết của nhà nước. Là một doanh nghiệp nhà nước nên khi chuyển sang một cơ chế mới, các doanh nghiệp nói chung và công ty Quy chế Từ Sơn nói riêng không tránh khỏi những khó khăn và bỡ ngỡ khiến cho việc sản xuất của công ty lâm vào tình trạng trì trệ làm ăn thua lỗ kéo dài. Trước tình hình đó lãnh đạo công ty đã phải tập trung giải quyết một loạt các giải pháp để ổn định sản xuất như tổ chức lại các dây truyền sản xuất, bố trí cán bộ phù hợp với trình độ và công việc, tinh giảm biên chế, thực hiện tốt các giao nộp, các nghĩa vụ đối với nhà nước, duy trì và phát triển thị trường đã có, tìm kiếm và mở rộng thị trường mới đồng thời tìm kiếm nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, đảm bảo tốt các chế độ chính sách đối với người lao động...
Để có thể đứng vững trong thời kỳ mới với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường lại thêm hàng ngoại nhập lậu tràn vào ngày càng nhiều, tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty ngày đêm cố gắng vượt qua những khó khăn và
thử thách đó để bước vào một thời kỳ mới. Cùng với các chủ trương chính sách của nhà nước, công ty đã vận dụng kịp thời các chủ trương chính sách đó phù hợp với điều kiện của mình đồng thời áp dụng những biện pháp quản lý mới như tổ chức lại sản xuất, tìm kiếm thị trường...
Một số chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh qua các năm:
TT Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 Dự kiến 2004 1 Nguồn vốn SXKD Trđ 3.291 3.390 3.592
2 Giá trị tổng sản lượng Trđ 8.600 7.931 9.200 9.500 3 Doanh thu tiêu thụ Trđ 11.610 10.748 11.500 12.700 4 Nộp ngân sách Trđ 285 280 280 300 5 Số lượng CBCNV Người 500 500 495 490 6 Thu nhập BQ đ/người 550.000 600.000 650.000 700.000