Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty vận tải ô tô số 3 (Trang 64)

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nớc

Việc cấp Ngân sách cho các DNNN cần phải đợc quản lý chặt chẽ và hợp lý hơn, không nên “bao phủ” hoàn toàn hết tất cả các doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của Nhà nớc. Chỉ nên chú ý và đặc biệt quan tâm tới các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực mang tính chiến lợc hay sự tồn tại của nó ảnh hởng lớn đến nền kinh tế nớc nhà. Còn với những doanh nghiệp không thuộc loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chiến lợc thì doanh nghiệp nào hoạt động không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp thì cần

mạnh dạn bán, cho thuê, cổ phần hoá, thậm chí là giải thể để có thể giảm ghánh nặng cho Ngân sách Nhà nớc. Cần tạo điều kiện để có thể khuyến khích các nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp Nhà nớc có nhiều động lực hơn để quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất có thể, để tạo lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp. Không chỉ tạo điều kiện để khuyến khích đồng thời cũng phải gắn và quy trách nhiệm rõ ràng cho các ban lãnh đạo của các doanh nghiệp này. Từ đó có thể để cho doanh nghiệp tự hạch toán thu chi, lúc này Nhà nớc chỉ quản lý và giám sát hoạt động của các ban lãnh đạo các doanh nghiệp này.

Các quy định của Nhà nớc giữ vai trò rất quan trọng trong huy động vốn và sử dụng các nguồn tài trợ của doanh nghiệp. Chính sách pháp luật của Nhà nớc càng bám sát thực tế hoạt động của doanh nghiệp thì tính đúng đắn càng cao. Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật về kinh tế của nớc ta đã, đang và sẽ tiếp tục thay đổi, cải thiện cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhà nớc cần cụ thể hoá và tăng c- ờng các nội dung về trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn trong các doanh nghiệp Nhà nớc. Đơn giản các thủ tục, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản cũng nh nhợng bán thanh lý tài sản trong doanh nghiệp. Chính phủ cũng cần có những điều chỉnh hợp lý đối với chính sách thuế theo hớng sắp xếp lại các sắc thuế cho phù hợp với tính chất của từng loại thuế, phù hợp với tiến trình hoà nhập vào cộng đồng kinh tế khu vực và thế giới, giảm bớt số l- ợng thuế xuất nhập khẩu, quy định cụ thể nhóm hàng chịu thuế để tránh…

tình trạng thông đồng giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp. Thông qua chính sách giảm thuế để u đãi đầu t, khuyên khích các doanh nghiệp tích luỹ vốn, mạnh dạn đầu t mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể mà doanh nghiệp có các phơng thức tài trợ cho những hoạt động của mình khác nhau. Đặc biệt với những doanh nghiệp Nhà nớc thì cần chú ý tới các phơng thức huy động vốn khác để giảm nhẹ ghánh nặng cho Ngân sách Nhà nớc.

Chính phủ cũng cần đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá, khuyến khích các doanh nghiệp có đủ điều kiện cổ phần tham gia vào thị trờng chứng khoán, đây cũng là một cách để giúp cho doanh nghiệp có thể sử dụng cũng nh nâng cao hiệu quả của đòn bẩy tài chính dễ dàng hơn. Điều kiện để các giải pháp tài chính đợc thực hiện dễ dàng khi các doanh nghiệp có đợc một thị trờng tài chính tốt.

Tình hình tín dụng thơng mại giữa các doanh nghiệp ngày càng gia tăng nên Nhà nớc cần nhanh chóng ban hành các quy định pháp luật về cơ chế tín dụng thơng mại để giảm đợc rủi ro cho doanh nghiệp.

3.3.2. Kiến nghị với cơ quan chủ quản

Với mục đích là không ngừng gia tăng việc tìm kiếm lợi nhuận cho Công ty, mà cụ thể là nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính thì việc trớc tiên là phải nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, Công ty cần đợc sự hỗ trợ về vốn và nguồn nhân lực, để giúp Công ty có thể gia tăng sức mạnh về tiềm lực tài chính, sức mạnh của đội ngũ cán bộ công nhân viên để có thể mở rộng quy mô, đổi mới trang…

thiết bị, tăng sức cạnh tranh trên thị trờng. Vậy với những mục tiêu trên tôi xin kiến nghị với Bộ giao thông, cụ thể là Cục quản lý đờng bộ Việt nam cần phải không ngừng hỗ trợ về cả tài chính cũng nh nhân lực cho Công ty. Bên cạnh đó thì Cục cũng cần phải kiến nghị với cấp trên để có thể cổ phần hoá Công ty nhng Nhà nớc vẫn chiếm số lợng cổ phần khống chế, để tạo nên sức bật mới cho Công ty. Cần tạo ra những quy chế, cách thức để gắn chặt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ của ban lãnh đạo Công ty nhằm tránh tình trang “ cha chung không ai khóc” từ đó mới có thể phát triển Công ty một cách vững mạnh và ổn định, xứng tầm với một doanh nghiệp Nhà nớc hạng nhất thuộc Bộ giao thông quản lý.

3.3.3. Kiến nghị với ban lãnh đạo Công ty

Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong thời gian tới ban lãnh đạo Công ty cần chú ý tới việc quản lý chi phí trong Công ty để

không ngừng tìm ra các biện pháp giảm thiểu chi phí. Từ đó gia tăng đợc lợi nhuận và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ, hiện tại thì do tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ là thấp hơn so với chi phí lãi vay, mặt khác thì thu nhập trớc thuế và lãi vay của Công ty hiện đang cao hơn mức thu nhập trớc thuế và lãi vay bàng quan nhng khoảng cách này là không lớn. Nên việc đầu tiên là phải gia tăng các khoản vay nợ để có thể gia tăng khả năng sử dụng các nguồn lực tài chính mà Công ty cha khai thác hết.

Với việc tăng năng suất lao động thì lãnh đạo Công ty phải không ngừng tự nâng cao kiến thức, cũng nh nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty nói chung và phải đổi mới các trang thiết bị để có thể nâng cao năng xuất lao động trong Công ty. Từ đó nâng cao đời sống cho công nhân viên, gia tăng doanh thu và cũng đồng thời làm giảm đợc chi phí cho các hoạt động của Công ty. Do đặc thù của Công ty là Công ty vận tải nên lợng tài sản cố định rất lớn, chính vì thế mà lợng khấu hao hàng năm là lớn việc này sẽ làm cho chi phí tăng lên. Nên trong thời gian tới thì ban lãnh đạo Công ty cần xtôi xét để có thể thanh lý đi những tài sản cố định mang lại hiệu quả thấp, ít đợc sử dụng và không mang tính cần thiết cao thì Công ty nên thanh lý. Do vậy mà trong thời gian tới ban lãnh đạo Công ty nên phát huy tốt hơn nữa hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động. Bên cạnh đó thì phải bảo quản, sửa chữa những tài sản đang sử dụng. Để giảm thiểu chi phí ban lãnh đạo còn phải chú ý đến việc tinh giảm bộ máy lao động, cũng nh bộ máy quản lý của Công ty, tạo nên một bộ máy quản lý vừa gọn nhẹ vừa hiệu quả, cần mạnh dạn và dơng cao kỷ luật lao động hơn nữa tạo ra một môi trờng làm việc thực sự nghiêm túc và năng suất cao. Khi các biện pháp áp dụng đã đợc thực hiện và mang lại hiệu quả thì ban lãnh đạo Công ty nên chú ý đến việc nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Chẳng hạn nh khi thu nhập trớc thuế và lãi vay càng vợt xa điểm bàng quan thì nên sử dụng thêm nợ để khuyếch đại thu nhập trên vốn chủ sở hữu.

Kết luận

Luận văn này với mục đích là nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty vận tải ô tô số 3, việc nghiên cứu về đòn bẩy tài chính đ- ợc xuyên suốt trong cả ba chơng cụ thể là: Chơng I nói lên những lý luận chung về đòn bẩy tài chính và hiểu biêt chung về những vấn đề liên quan. Trong chơng này thì những gì thuộc về nghiên cứu lý thuyết đã đợc đề cập, tạo cơ sở lý luận cho chơng III. Chơng II đây là chơng mà nói lên thực trạng về tình hình cũng nh đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty vận tải ô tô số 3. Từ việc đánh giá thực trạng của Công ty kết hợp với lý luận chung về đòn bẩy tài chính trong chơng I để có thể đa ra các giải pháp và kiến nghị trong chơng III.

Chơng III là chơng kết hợp hai chơng trớc để có đợc các giải pháp và kiến nghị, trong những giải pháp tôi đa ra thì giải pháp tôi cảm thấy cần thiết và tâm đắc nhất đối với Công ty là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động và giải pháp gia tăng và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ.

Với kiến ghị Chính phủ là tiến hành cổ phần hoá mạnh hơn các doanh nghiệp có đủ điều kiện cổ phần, đối với Công ty vận tải ô tô số 3 trong thời gian tới cũng nên tiến hành cổ phần hoá để tạo nên sức bật mới cho Công ty. Với đề tài này tôi hy vọng trong thời gian tới thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty sẽ ngày càng tốt hơn.

Do trình độ và thời gian còn có hạn nên tôi rất mong nhận đợc sự chỉ bảo của các thầy cô, các cô, chú ở Công ty và đặc biệt là sự chỉ bảo tận…

tình của cô giáo TS. Phan Thị Thu Hà để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn của mình.

Tài liệu tham khảo

1. TS Lu Thị Hơng, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Giáo dục, 2002.

2. 000TS Nguyễn Ngọc Thơ, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Tài chính, 2001

3. TS. Vũ Duy Hào, Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, 1998

4. Nguyễn Hải Sản, Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2001

5. Phân tích tài chính doanh nghiệp. Tác giả: Josette Peyrard, NXB Thống kê

6. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp – Học viện tài chính

7. Webside: kinhtehoc.com

8. Các tạp chí chuyên ngành tài chính, tài chính doanh nghiệp…

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty vận tải ô tô số 3 (Trang 64)