c. Đánh giá tính khả thi của phơng án sản xuất kinh doanh và trình độ của ng ời điều hành
3.1.2.2. Xác định kỳ hạn trả nợ hợp lý.
Khi quyết định cho vay đối với các Doanh nghiệp, cán bộ tín dụng cùng với Doanh nghiệp cần phải xác định kỳ hạn trả nợ hợp lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
Về nguyên tắc: Kỳ hạn nợ phải đợc xác định theo thời gian luân chuyển vốn. Nếu kỳ hạn nợ nhỏ hơn thời gian luân chuyển vốn sẽ tạo ra sự gấp gáp cho khách hàng trong việc trả nợ, khiến cho Doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn hoặc dài hạn của đối tợng khác để hoàn trả, tạo nên sự rối loạn trong cơ cấu vốn của Doanh nghiệp, nhiều khi làm tăng chi phí vốn. Ngợc lại xác định kỳ hạn nợ quá thời gian luân chuyển vốn sẽ tạo ra khả năng sử dụng vốn vào mục đích khác, vận động của vốn tín dụng sẽ thoát ra khỏi chu kỳ sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp và sự kiểm soát của Ngân hàng. Do đó việc xác định kỳ hạn nợ hợp lý là yếu tố quyết định đến việc khách hàng có trả nợ Ngân hàng khi đến hạn hay không.
• Đối với các khoản vay ngắn hạn:
Kỳ hạn nợ ban đầu: Đợc xây dựng trên cơ sở chu kỳ sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Ngân hàng căn cứ vào một năm doanh nghiệp quay đợc mấy vòng vốn tức là xác định một vòng quay vốn của doanh nghiệp là mấy tháng và lấy số tháng đó để định ra kỳ hạn trả nợ. Muốn làm đợc điều này một mặt các Doanh nghiệp phải cung ứng đầy đủ số liệu để cùng với Ngân hàng xác định kỳ hạn trả nợ chính xác hoặc bản thân Doanh nghiệp phải tự tính các khoản và thu đợc trong tơng lai để lên kế hoạch trả nợ Ngân hàng vì nếu không trả đúng hạn Doanh nghiệp sẽ phải chịu một mức lãi suất của khoản nợ quá hạn. Do đó không chỉ Ngân hàng bị rủi ro là không thu đợc vốn mà Doanh nghiệp đơng nhiên bị tăng chi phí do phải trả lãi suất cao hơn cho Ngân hàng.
Kỳ gia hạn nợ: Không phải bất cứ Doanh nghiệp nào cũng đợc gia hạn nợ mà Ngân hàng chỉ nên gia hạn cho các Doanh nghiệp thực sự khó khăn hoặc Doanh nghiệp phải chứng minh cho Ngân hàng thấy đợc là có những khoản thu mà Doanh nghiệp chắc chắn sẽ thu đợc trong tơng lai và Ngân hàng phải đàm phán với Doanh nghiệp chắc chắn về kỳ hạn tới. Tuy nhiên việc làm này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải khéo léo trong quan hệ với khách hàng làm sao cho khách hàng phải thành thực với những yêu cầu của Ngân hàng. Đồng thời Ngân hàng cũng cần phải kiên quyết, cứng rắn với những khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của Ngân hàng hoặc những khách hàng nhiều lần không trả đợc nợ thì chuyển sang nợ quá hạn để có biện pháp sử lý.
• Đối với những khoản vay trung và dài hạn: Khi tính toán thời hạn trả nợ cuối cùng mà cha hết thời hạn tối đa cho phép, thì thời gian gia hạn đợc phép tối đa bằng thời gian còn lại.
VD: Thời gian cho vay dài hạn tối đa 10 năm. Nhng khi tính toán dự án cho vay thời gian thu hồi vốn là 7 năm. Nếu thực tế khách hàng cần gia hạn nợ Ngân hàng có thể xem xét kéo dài thêm 3 năm nữa.
3.1.2.3. Thực hiện nghiêm túc các thể lệ, chế độ tín dụng hiện hành và giải quyết cho vay theo đúng qui trình công việc .