III. Một số giải pháp đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty Xunhasaba trong thời gian tới.
2. Một số giải pháp đề xuất với Công ty.
2.1. Các biện pháp trước mắt.
Đó là những công việc cần làm ngay. Các biện pháp này chủ yếu tập trung ở việc hoàn thiện các nghiệp vụ trong kinh doanh của Công ty. Đảm bảo tới mức tối đa Công ty có thể thực hiện được.
Về công tác nghiên cứu thị trường.
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu XBP, việc phân đoạn thị trường theo tiêu thức địa lý (chia toàn bộ thị trường của các đơn vị thành các khu vực địa lý) là hợp lý bởi nó dựa trên sự tương đồng ở nhiều phương diện, giữa các quốc gia...nó có ảnh hưởng lớn tới việc hình thành nhu cầu về hàng hóa XBP. Tuy nhiên sự phân chia đó là tương đối khái quát, chưa cụ thể để có thể phân định được thị trường trọng điểm. Do vậy rất dễ gây ra sự lãng phí về chi phí nghiên cứu, chi phí xuất khẩu, đặc biệt bỏ qua nhiều cơ hội trên thị trường. Vì vậy trong thời gian tới Công ty nên thực hiện nghiên cứu thị trường theo hai phương diện với một sự giúp đỡ hỗ trợ, đó là : nghiên cứu thị trường trên hai phương diện địa lý và khách hàng (với đặc điểm nhu cầu của họ). Vì khi đó Công ty vừa có thể nắm bắt được sự khái quát của thị trường vừa nhận thức được yêu cầu cụ thể của khách hàng mà có những biện pháp ứng xử tốt nhất với cả thị trường nói chung và với cả đối tượng, mục tiêu kinh doanh nói riêng. Sự hỗ trợ thuộc về sự chủ động của Công ty. Công ty nên chủ động liên hệ với các tổ chức xúc tiến của nước ta (cũng có thể của các nước, các tổ chức khác) để điều tra, nghiên cứu thị trường một cách có căn cứ và hiệu quả.
Về công tác khai thác nguồn hàng.
Khai thác nguồn hàng không những phải đảm bảo sự thuận lợi trong việc tiêu thụ hàng hóa mà còn phải tạo ra sự chủ động trong việc nắm bắt thị phần và các lợi thế trong kinh doanh của doanh nghiệp.
xuất khẩu. Đây là một hướng khai thác mới nên Công ty cần có kế hoạch kho bản thảo trước đã. Chuẩn bị tốt được kho bản thảo, chất lượng, phù hợp với đối tượng khách hàng...là công tác chuẩn bị nguồn hàng thành công đến 90%. Công ty cần tăng cường công tác khai thác bản thảo từ nhiều phía. Đó là tiền đề để tạo ra sự khác biệt tích cực của sản phẩm.
Về các khâu nghiệp vụ cụ thể. Đó là phải cố gắng thực hiện một cách hoàn thiện, tránh để ra sai sót. Ví dụ trong đóng gói sách báo thì lâu nay Công ty vẫn có những trường hợp nhầm lẫn. Hoặc công tác giao nhận, nhiều khi khách hàng vẫn không hài lòng và có những khiếu nại đáng tiếc. Việc thiết kế bao bì đóng gói hoặc nhãn dán trên bao bì sản phẩm là chưa có sự thay đổi nhiều, yếu tố thẩm mỹ và thông tin chưa đạt yêu cầu.Tất cả các công việc khác cũng vậy. Nó là những công việc rất nhỏ trong cả sợi dây truyền lưu thông hàng hóa XBP, nhưng nó lại có ý nghĩa lớn lao trong hoạt động kinh doanh. Vì nó liên quan đến uy tín của Công ty.
Đó là những biện pháp nhỏ cho chiến lược lớn!
II.2. Các biện pháp lâu dài.
Để đảm bảo sự phát triển vững chắc, Xunhasaba cần phải có những biện pháp lâu dài, được xây dựng trên cơ sở của chiến lược hoặc một kế hoạch dài hạn nhằm đạt được những mục tiêu quan trọng.
Dựa trên tình hình kinh doanh của Công ty, những phương hướng của Công ty trong thời gian tới, Xunhasaba nên tập trung vào ba công việc chính. Đó là:
+Phát triển nguồn lực con người. Đó thực chất là nâng cao về mọi mặt của lực lượng lao động trong Công ty.
Hiện nay lực lượng lao động trong Công ty là gần 100 người. Trong đó trình độ đại học là cơ bản. Một số cán bộ có trình độ trên đại học. Trong đó có rất nhiều công nhân viên trẻ. Trong những năm qua chính đội ngũ cán bộ công nhân viên này đã làm lên những thành công bước đầu của Công ty. Nhưng trong thời gian tới
đội ngũ lao động sẽ phải được chú ý hơn rất nhiều nếu không muốn trở thành lạc hậu so với xã hội.
Những hạn chế cơ bản của lực lượng lao động trong Công ty là:
.Trình độ không đồng đều. Nhiều cán bộ công nhân viên rất có khả năng làm việc, nhanh nhậy với thị trường. Nhưng cũng còn một số người còn thụ động trong công việc. Thường làm việc theo lệnh hơn là sự sáng tạo và đề xuất. Với loại hình kinh doanh đặc thù là sách báo xuất nhập khẩu, thì hạn chế ấy sẽ ảnh hưởng đến cả dây chuyền hoạt động của Công ty và có thể ảnh hưởng đến uy tín của Công ty.
. Trình độ làm việc với các đối tác nước ngoài còn thấp. Điều đó xuất phát từ trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, kinh nghiệm làm việc, khả năng tiếp nhận những luồng tri thức mới...của lao động trong Công ty là chưa thật cao. Do vậy hiệu quả của công tác xúc tiến là qua hội chợ, quảng cáo...vẫn chưa thu được kết quả như mong muốn.
.Tình thần làm việc, sức sáng tạo của lực lượng lao động của Xunhasaba là chưa thật tốt. Đã có một số sáng kiến được đưa ra. Nhưng đó không nhiều và không mang ý nghĩa chiến lược. Nên yếu tố kinh nghiệm có thể được xem lên hàng đầu với một số người.
Trong thời gian tới Công ty phải đặt ra những chỉ tiêu cụ thể để hạn chế được những yếu điểm của lực lượng lao động trong thời gian qua. Công ty nên tập trung theo hai hướng.
. Một là tổ chức đào tạo trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ cho những lao động còn yếu. Đặc biệt với ngoại ngữ thì Công ty phải có những người giỏi nhiều ngoại ngữ. Trên cơ sở đó sắp xếp lại nguồn nhân lực theo khả năng của từng người. Để chuyên môn hóa hơn từng khâu nghiệp vụ.
. Tổ chức tuyển dụng có hệ thống, chặt chẽ, lực lượng lao động mới, nhằm thay thế cho lớp cán bộ Công ty đã đến tuổi về hưu. Khi tuyển dụng thì chất lượng
Chiến lược con người phải đảm bảo tính hiệu quả, cơ cấu lao động của Công ty.
Phát triển nguồn lực về lâu dài đó là sự chuẩn bị cho tương lai. Sự chuẩn bị ấy phải được thực hiện liên tục và mạnh mẽ.
+ Nghiên cứu và xây dựng kế hoạch chất lượng hàng hóa XBP .
Cần phải xác định được sản phẩm của Công ty đang đứng ở vị trí nào trên thị trường. Nghĩa là đâu là mặt mạnh của sản phẩm và đâu là hạn chế của nó. Và nguyên nhân do đâu mà có những ưu điểm và khuyết điểm ấy. Từ đó có các biện pháp thúc đẩy hoặc sửa chữa cho nó phù hợp.
Trước hết Xunhasaba phải nghiên cứu mẫu hàng hóa trên thị trường mà chính đối tượng khách hàng mục tiêu của Công ty sủ dụng với mức độ thỏa mãn như thế nào? Từ đó xây dựng kế hoạch cho ra đời hai mức độ sản phẩm. Một là loại sản phẩm sẽ kinh doanh trong thời điểm hiện tại, loại sản phẩm này phải mang đặc trưng cơ bản của mẫu nghiên cứu nhưng tạo ra sự khác biệt nhất định. Hai là loại sản phẩm cho kế hoạch tương lai. Sản phẩm này phải được hình thành từ những đặc điểm của sản phẩm hiện tại, nhưng trên co sở dự đoán xu hướng vận động của nhu cầu trong tương lai.
Như thế tức là Công ty đã tự chủ được nguồn hàng kinh doanh của mình. Cơ sở của việc xây dựng kế hoạch chất lượng nguồn hàng là xác định thị trường cho nó dừng chân. Do vậy sự khác biệt nhiều khi chỉ dừng ở mức tương đối.
Xunhasaba phải tập chung vào kế hoạch “sản phẩm mềm”. Luôn luôn có sự đáp ứng tốt nhất linh hoạt nhất nhu cầu của khách hàng.
+ Xây dựng kế hoạch xúc tiến, quảng bá sản phẩm.
Trong thời gian qua, Công ty vẫn tiến hành thường xuyên và với khối lượng tương đối lớn. Nhưng hình thức Công ty tham gia còn đơn lẻ, phạm vi sử dụng các biện pháp còn ít, quá trình chuẩn bị còn chưa chủ động...nên hiệu quả chưa cao.
Trong thời gian tới Xunhasaba nên :
- Xây dựng kế hoạch thực hiện các biện pháp xúc tiến, đặc biệt là việc tham gia hội chợ triển lãm cụ thể. Kế hoạch ấy phải rõ ràng số lần thực hiện, ở đâu? khi nào..?
-Từ đó lên kế hoạch chuẩn bị kĩ càng trước khi thực hiện về nhân lực, về tài chính, nguồn hàng, cơ sở vật chất kĩ thuật...chu đáo trước khi tham gia. Trước khi thực hiện (với hội chợ triển lãm) Công ty nên tổ chức các buổi hội thảo với chính các nhà cung cấp hoặc các bạn hàng...về các vấn đề như đặc điểm nhu cầu của khách hàng (cả trong và ngoài nước), về chủng loại hàng hóa tham gia, về những cuốn sách hay, mới xuất bản...
- Trong thời gian tới Công ty phải tiến hành mở rộng các hình thức xúc tiến kinh doanh. Không chỉ là quảng cáo trên Internet, trên thư, trên cửa hàng, qua hội chợ...mà còn phải mở rộng quảng cáo sang các phương tiện thông tin đại chúng khác như báo, như truyền hình, truyền thanh, băng zôn, biển quảng cáo ngoài trời...Tất nhiên nó phải có quá trình chuẩn bị một thời gian nhất định. Do vậy, đó sẽ là biện pháp cho lâu dài...
Còn rất nhiều các biện pháp khác, từ vĩ mô đến vi mô để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty. Nhưng trên đây có thể sẽ là một số biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới cũng như trong chiến lược kinh doanh lâu dài của Công ty Xunhasaba.
3.3 Lên kế hoạch cho chiến lược kinh doanh mặt hàng mới: sách điện tử, cơ sở dữ liệu... Kế hoạch đón trước tương lai.
Thực tế thì thuật ngữ sách điện tử (Ebook), cơ sở dữ liệu (Database) không còn mới với các nhà kinh doanh. Nhưng còn rất nhiều vấn đề để đi đến thống nhất về khái niệm và những chính sách, quy định quản lý của Nhà nước về loại mặt hàng này.
Hiểu nôm na thì sách điện tử, cơ sở dữ liệu...là hình thức mang tin mới với cách trình bày, nội dung chủng loại thông tin tri thức như sách thông thường, nhưng chất liệu và quá trình, cách thức vật hóa thông tin tri thức của nó là khác với sách truyền thống. Nó là sản phẩm trực tiếp của thành tựu Công nghệ thông tin của nhân loại.
Có hai hình thức trình bày là lưu trên đĩa CDROM và trên Online. Thực tế thì nội dung và các cách thức trình bày của nó không khác so với sách truyền thống. Tuy nhiên nó có rất nhiều tiện ích lớn mà sách thông thường không thể có được:
- Lượng thông tin rất lớn. Chỉ một chiếc CDROM bình thường nó cũng có thể chứa đựng nội dung tri thức bằng rất nhiều cuốn sách truyền thống. Hàng trăm, nghìn, vạn…thậm chí hàng triệu cuốn. Điều này còn phụ thuộc vào mức độ nén từ trong quá trình ghi đĩa.
- Nó cho phép rất nhiều người có thể “đọc” cùng một lúc được. Ví dụ một thư viện nào đó khi kết nối mạng hệ thống thì chỉ cần một máy chủ với hệ thống máy con là có hàng trăm, nghìn…người có thể đọc được. Thậm chí chỉ cần ngồi ở Việt Nam cũng có thể đọc được sách ở thư viện lớn nhất Anh quốc… - Chính những tiện ích lớn vậy nó kéo theo những lợi thế khác như công tác
bảo quản rất đơn giản, chi phí cho xây dựng các trung tâm lưu trữ, thư viện là giảm đáng kể, việc lưu trữ thông tin trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều…
Tuy nhiên loại sách mới mẻ này cũng có một số hạn chế nhất định. Như người sử dụng phải có trình độ nhất định về Công nghệ thông tin, phải có một số điều kiện cần đủ để quá trình sử dụng được tiến hành…
Khó khăn đó hiện nay không phải là mối quan tâm hàng đầu khi mà sự phát triển của xã hội đang ngày càng cao, cho phép con người khắc phục hoàn toàn những hạn chế đó.
Từ đó mà khả năng phát triển loại mặt hàng này trong thời gian tới là rất lớn đối với các nhà kinh doanh.
Hiện nay đã có không ít các trường Đại học thực hiện sử dụng loại thông tin mới này như: trường Đại học Nông nghiệp, Kiến trúc, Ngoại ngữ, Quốc gia, Vinh, Sư phạm ngoại ngữ. Và đã thu lại những tín hiệu phát triển đáng mừng. Trong thời gian qua Xunhasaba đã thực hiện việc kinh doanh loại mặt hàng này. Kết quả cũng hết sức khả quan (ước doanh thu đạt khoảng 1 triệu USD). Trong thời gian tiếp theo Công ty cần tập trung đầu tư. đẩy mạnh hơn nữa tốc độ phát triển, hiệu quả kinh doanh mặt hàng này. Đặc biệt khi mà dự án WB- dự án hỗ trợ thực hiện mở rộng các thư viện điện tử cho các trường Đại học, Cao đẳng ở Việt Nam do ngân hàng thế giới tài trợ - đang tiến hành. Công ty cần lên kế hoạch xúc tiến ngay với các trường trong kế hoạch. Nên tổ chức hội thảo khách hàng về loại mặt hàng này. Để cho thấy khả năng cung ứng cũng như những lợi thế của Công ty mang lại cho khách hàng khi khách hàng tìm đến Công ty. Đồng thời phải tích cực tìm kiếm, khai thác mặt hàng nhằm làm đa dạng chủng loại mặt hàng nhưng trọng tâm phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng (vì giai đoạn này việc sử dụng sách điện tử, cơ sở dữ liệu… vẫn chưa thực sự phổ biến tại nước ta).
Và có nên chăng nếu Công ty bằng những hình thức nào đó (liên kết, đầu tư độc lập...) cho ra đời những ấn phẩm sách điện tử, cơ sở dữ liệu của riêng mình. Khi đó chất lượng, nội dung, giá cả…của mặt hàng này có lẽ rất phù hợp với thị trường. Và Công ty sẽ dành được thế chủ động trong kinh doanh.
Trước mắt Công ty đang nhắm tới các trường Đại học, Cao đẳng. Nhưng trong tương lai Xunhasaba sẽ phải mở rộng đối tượng khách hàng ra phạm vi rộng hơn. Đó trước hết là các Viện, Trung tâm nghiên cứu, Cơ quan đầu ngành... Và sau đó sẽ là công chúng – lực lượng khách hàng rất lớn.
Để làm được điều đó ngoài sự nỗ lực của toàn thể Công ty thì sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước cũng có vai trò không nhỏ. Ngay như việc các chính sách không nhất quán của Nhà nước hiện nay cũng gây không ít khó khăn cho Công ty. Ví dụ hiện nay chúng ta chưa có khái niệm nhất quán về sách điện tử, cơ sở dữ liệu do vậy việc xếp mặt hàng này vào diện nào để đánh thuế là không thống nhất. Nếu nó là một loại sách thì thuế phải đánh như sách bình thường, nhưng các cơ quan Hải quan lại cho đó là một loại băng đĩa thì việc đánh thuế lại phải như mặt hàng băng đĩa...
Đó là một trở ngại đối với Công ty. Hi vọng trong thời gian tới, cùng với việc hoàn chỉnh các chính sách pháp luật của Nhà nước về loại mặt hàng này, Công ty Xunhasaba thực hiện thành công chiến lược kinh doanh loại mặt hàng còn rất tiềm năng này.
Kết Luận.
Chúng ta đang trải qua những năm đầu của thế kỉ XXI, chỉ còn hơn 10 năm nữa để đất nước ta thực hiện nốt những điều kiện để trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Trong xu thế hội nhập ngày càng cao của toàn bộ các lĩnh vực của đời sống mà đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, các doanh nghiệp của chúng ta cũng đang tự hoàn thiện và vươn lên để sánh kịp, đón đầu sự tất yếu của thời đại.
Xunhasaba đang từng bước tự hoàn thiện mình, đang vượt ra khỏi những khó khăn ban đầu của quá trình hội nhập để củng cố vị trí hàng đầu của Việt Nam trên lĩnh vực xuất nhập khẩu sách báo và để vươn lên thành một doanh nghiệp có uy tín trong khu vực cũng như trên thế giới trong lĩnh vực kinh doanh này.
Khi WTO đang đến rất gần, khi nhịp thở của thời đại kinh tế toàn cầu đang