III. Tình hình xuất khẩu cà phê
2.1 Chất lượng cà phê xuất khẩu:
Chất lượng hầng nông sản nói chung và cà phê nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: điều kiện tự nhiên, giống, kỹ thuật gieo giống, thu hoạch, chế biến và quá trình tiêu thụ sản phẩm. Nếu bất cứ khâu nào trong cả quá trình không hoàn thiện sẽ đầu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm cà phê Việt Nam hầu hết được chọn lọc qua nhiều thập kỷ được gieo trồng trên trên những vùngđất có khí hậu thích hợp, đặc biệt trên những vùng cao từ 300mét trở lên nên cà phê càng có ưu thế tạo hương vị thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng.
Từ đầu những năm của thập kỷ 90, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng đột biến. Do công trình quản lý cà phê không theo kịp nên chất lượng cà phê có phần giảm sút so với trước đây.. Tình trạng hạt đen, hạt lên mem, hạt thối lẫn lộn cùng với nhiều tạp chất không đảm bảo về chất lượng dẫn đến giá xuất thấp gây thiệt hại cho việc xuất khẩu.
Bên cạnh đó, do công trình chế biến ( sơ chế ) rất phân tán thô sơ, thiếu kỹ thuật nên chất lượng cà phê thường kém mặc dù chúng ta có nguồn đầu vào thơm ngon, chất lượng tốt. Vấn đề tồn tại phổ biến hiện nay trong các lô hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam là tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ cao, độ ẩm cao, tạp chất vượt quá quy định. Hiện nay, do chất lượng cà phê Việt Nam chưa được đảm bảo nên khách hàng thường phải mang cà phê Việt Nam đi tấi chế ở một số nước trung gian trước khi đưa đến nơi tiêu thụ chính thức. Vì thế họ thường trả với giá thấp hơn nhiều so với giá quốc tế. Công tác quản lý xuất khẩu nói chung và quản lý chất lượng nói riêng đã được coi trọng hơn. Góp phần cải tiến mặt hàng cà phê xuất khẩu. Nếu trước đây có nhiều khách hàng than phiền về chất lượng cà
bộ rõ rệt. Hãng Nestle SA nhận định: cà phê Việt Nam có hượng vị độc đáo, hương vị này rất hiếm có ở cà phê cùng loại cuẩ các nước khác. Haaangx ED và Fman đánh giá rất cao về chất lượng cà phê Việt Nam. Nhiều nhà máy xay rang ở Mỹ cho rằng cà phê Việt Nam khi pha chế có hương vị rất phù hợp với người tiêu dùng Mỹ.
Hiện nay, cà phê xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là cà phê loại II chiếm khoảng 80%, 6÷ 8% cà phê hạt đen, vỡ còn lại cà phê xuất khẩu loại I chưa quấ 8%.
Trên thực tế, khách hàng chỉ quan tâm đến một số chỉ tiêu ngoại hình như: kích thước, mầu sắc, độ ẩm và các khuyết tật khác của hạt chứ không theo một tiêu chuẩn nào cả.
a.Về kích thước hạt: Kích thước hạt là một chỉ tiêu quan trọng cả về
chất lượng cũng như năng suất cà phê theo đánh giá quốc tế: - Cà phê loại I: Hạt có kích thước trên sàn N16
- Cà phê loại II: Hạt có kích thước trên sàn N14 - Loại không sử dụng được lọt sàng N10
Ở nước ta, những nông trường có vườn cây tốt, năng suất cao và ổn định thì hạtloại I chiếm 50 ÷ 60% và xấp xỉ 40% loại II. Như vậy, xét về mặt kích thước cà phê Việt Nam có trên 95% khối lượng hạt tiêu chuẩn xuất khẩu, trong nhiều năm qua, chất lượng cà phê xuất khẩu nói chung còn nhiều khiếm khuyết.
b.Về chất lượng: chất lượng cà phê không ổn định, đáng chú ý là các
dạng hạt đen, nâu, xanh non, quả khô, sâu ... vẫn còn nhiều là do người sản xuất tranh thủ hái cà phê xanh khi đầu vụ thu hoạch, thêm vaaof đó, quá trình thu hái cà phê của khu vực tự nhiên không đảm bảo, tạp chất lẫn nhiều, hơn nữa công trình chế biến chưa đảm bảo xay xát mua bán cà phê
Thông thường, cà phê xuất khẩu phải qua chung gian mới đến các nhà trực tiếp xuất khẩu. Trước đây, người sản xuất thường xay xát chế biến thành cà phê xô có độ ẩm từ 17 ÷ 20%. Do đó để xuất khẩu người xuất khẩu phải tái chế cho cà phê có độ ẩm phù hợp đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu ( dưới 12% nên vừa gây thiệt hại cho người sản xuất vừa ảnh hưởng đến lượng cà phê xuất khẩu. Bên cạnh đó tập quán quen xuất khẩu cà phê xô, có quy định độ ẩm, tỷ lệ hạt đen vỡ và có lẫn tạp chất nên đã không khuyên khích được người sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm.
Như vậy, để cà phê Việt Nam có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới cần phải chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa bằng cách khắc phục các nhược điểm còn tồn tại ở trên. Đồng thời, phát huy những ưu thế đặc trưng của cà phê Việt Nam cả về chất lượng và hương vị thơm ngon vốn có của nó để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng quốc tế.
2.2.Sản lượng và giá cả cà phê xuất khẩu
Trong những năm vừa qua, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh và cà phê trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam với giá trị kim ngạch xuất khẩu tương đối cao. Cà phê đứng thứ hai chỉ sau gạo về kim ngạch xuất khẩu nông sản.
Để hiểu rõ hơn tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam thời gian qua ta có biểu sau:
Số lượng giá cả và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Năm Số lượng
xuất khẩu (1000tấn)
Giá xuất khẩu bình quân (USD/tấn) Kim ngạch xuất khẩu (1000 USD) 1990 89,6 850 76 160 1991 95,5 830 77 605 1992 118,2 720 83 664 1993 122,7 900 110 430 1994 170 1764 299 800 1995 218 2 569 560 000 1996 230 1 643 420 000 1997 389 1 260 490 526 1998 328 1 555 594 000 1999 428 1 379 537 730 2000 680 718 489 000
Có thể nói ràng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng lên rất nhanh, điều này làm tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê qua các năm. Theo Tổng cục Thống kê năm 2000 sản lượng cà phê Việt Nam tăng mạnh, gần 28% so với năm 1999 ước đạt 690 nghìn tấn. Lượng cà phê xuất khẩu ước tính cũng tăng kỷ lục, tăng gần 40% so với năm 1999 lên 680 000tấn. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu không phải là yếu tố duy nhất tác động đến kim ngạch xuất khẩu. Một yếu tố khác rất quan trọng đó là giá xuất khẩu. Giá này một phần phụ thuộc vào giá trên thị trường thế giới, một phần phụ thuộc vào chất lượng cà phê xuất khẩu của ta. Ta
tình hình được mùa hay mất mùa của Brazin – nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Giá cà phê Việt Nam dựa trên nền tảng chính là giá cà phê ở thị trường Lonđon ( Anh ) và Newyork ( Mỹ ), tuỳ từng thời gian nhưng thông thường là giá quốc tế đó trừ bù 200 ÷ 350USD/tấn là giá xuất khẩu FOB thành phố Hồ Chí Minh của cà phê Việt Nam.
Mười tháng đầu năm 1999 giá cà phê trên các thị trường giảm mạnh. Tại Newyork cà phê Arabica giao ngay giảm 16% từ 2461 USD/tấn ( quýI/1999 ) xuống 1978 USD/tấn ( tháng 10/1999 ). Tại Lonđon giá cà phê Robusta giao ngay giảm 29,5% từ 1750 USD/tấn ( quýI/1999 ) xuống 1234USD/tấn ( tháng 10/1999 ). Vì giá cà phê thế giới có ảnh hưởng rất mạnh lên giá xuất khẩu của cà phê Việt Nam nên vào thời điểm này giá FOB cà phê Robusta Việt Nam loại R2 rớt mạnh 590 USD/tấn từ 1565 USD/tấn xuống còn 976 USD/tấn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giá cà phê giảm mạnh. Trước hết là do nguồn cung tăng mạnh theo USDA sản lượng cà phê thế giới vụ 1998 ÷ 1999 so với vụ 1997 ÷ 1998 ước tính tăng 9,2% tương đương với 8,96 triệu bao ( 1 bao = 60Kg ) đạt 106,63 triệu bao. Trong đó sản lượng cà phê của Brazin tăng kỷ lục, tăng 11,2 triệu bao, đạt 34,7 triệu bao. Sản lượng tăng kỷ lục và đồng Real 10 thấng đầu năm 1999 giảm đã đưa cà phê xuất khẩu của nước này tăng mạnh. Năm 2000 là năm đầy khó khăn thử thách đối với các nhà sản xuất cũng như xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi sản lượng cà phê tăng lên nhiều lần so với vụ trước thì giá cà phê lại giảm kỷ lục cùng với sự giảm giá cà phê thế giới đã làm cho kim nhạch xuất khẩu cà phê năm 2000 ước tính chỉ đạt hơn 489 triệu USD, giẩm 17% so với năm 1999. Giá xuất khẩu cà phê Robusta loại II ( 5% đen và vỡ ) tháng 12 năm 2000 chỉ còn 430 USD/tấn. FOB giảm hơn 51% so với tháng 1 năm 2000. Theo VICOFA đây là mức giá cà phê xuất khẩu thấp nhất 10 năm qua. Đây cũng laaf nguyên nhân làm giá cà phê trong nước năm qua cũng liên tục
giảm với tốc độ nhanh, với mức kỷ lục chưa từng có. Tại Đắklak giá cà phê nhân loại I đã giảm từ 11 500đ/Kg ( tháng 1/2000 ) xuống 9 100đ/kg ( tháng 7/2000 ) rồi xuống 4000 ÷ 4500đ/Kg ( hai tuần đầu tháng 12/2000 ) gỉam hơn 62% so với tháng 1/1999, khi đó cà phê loại I khoảng 20 500
÷ 21 000đ/Kg thì giá hiện nay đã giảm xuống 80% mức giá thấp hơn chi phí sản xuất 33 ÷ 38%. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do thị trường cà phê thế giới dư thừa cung lớn cộng với lượng tồn kho quá cao. Lượng cà phê thế giới 8 tháng từ tháng 10/1999 ÷ tháng 7 /2000 vào khoảng 73,1 triệu bao cao hơn lượng xuất khẩu cùng kỳ vụ 1998/ 1999 là 2,3 triệu bao và cao cùng kỳ vụ 1997/ 1998 là 7,6 triệu bao nhưng cung vẫn vượt xa cầu. Trước tình hình giá cà phê xuống thấp giữa tháng 12/2000 VICOFA đã quyết định các thành viên của mình tạm ngừng ký kết các hợp đồng xuất khẩu cà phê và sẽ chỉ chào bán cà phê với mức giá tối thiểu là 450 USD/tấn FOB. có thể nói thị trường cà phê thế giới chưa có dấu hiệu hồi phục. Tình hình biến động này của thị trường cà phê có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế đất nước cũng như đến thu nhập và cuộc sống của những người dân trồng cà phê. ở nhiều nơi đã diễn ra tình trạng chặt phá cây cà phê để trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Do đó Nhà nước phải tìm ra biện pháp hữu hiệu để bảo hôn sản xuất cà phê trong nước tránh gây ra đổ vỡ lớn ảnh hưởng đến việc thực hiện các chủ chương trình kinh tế xã hội của Nhà nước ở miền núi nước ta.
Giá cà phê nước ta luôn thấp hơn giá cà phê thế giới 100 ÷
200USD/tấn là do chất lượng cà phê xuất khẩu cuẩ Việt Nam không đồng đều, có bao tốt, bao xấu. Nguyên nhân là do việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, chưa triệt để và đang bị buông lỏng cả hai khâu sản xuất và kinh doanh. Hiện tại, các hộ nông dân đang sở hữu 80% diện tích tròng cà phê cả nước nhưng lại bị “ tách rời “”với khoa học kỹ thuật diễn
ra một tinh trạng “ mạnh ai nấy làm “. Bên cạnh đó, ngành công nghệ chế biến không theo kịp với tốc độ tăng của sản lượng do công nghệ chế biến đã quá lạc hậu. Hiện nay, cứ đến mùa thu hoạch, người sản xuất lo lắng trong khâu tiêu thụ sản phẩm lầm ra, ngành chế biến còn lúng túng hơn vì xưởng chế biến không thể đáp ứng nổi nhu cầu. Đây cũng chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng chất lượng cà phê Việt Nam không được tốt. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, cà phê Việt Nam thơm nhon hơn cà phê Inđonêxia nhưng do giá thấp hơn nên với số lượng xuất khẩu 300 000 tấn thì mỗi năm Việt Nam bị thiệt hại khểang 50 triệu USD.
Hiện nay, có trên 95% sản lượng cà phê của Việt Nam sản xuất để xuất khẩu, vì vậy tìm được thị trường xuất khẩu có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Tại thời điểm này, cà phê Việt Nam đã có một chỗ đứng trên thị trường thế giới, sản phẩm cà phê Việt Nam đã có mặt trên 57 nước trên thị trường thế giới. Đặc biệt là khi mở cửa nền kinh tế Việt Nam có quan hệ với nhiều khách hàng bao gồm cả những hãng kinh doanh cà phê hàng đầu thế giới như Newman ( Đức ) ED và Fman ( Anh ), Volcafe ( Thuỵ Sĩ ) Tadirat ( Pháp ), Itouchu ( Nhật ) ...
2.3.Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam
a.Thị trường truyền thống trong thập kỷ 80
Trước thập kỷ 90, các nước SNG, Đông Âu, Singapore, Hồng Công, Pháp, Thuỵ Sĩ ... là những khách hàng của Việt Nam. Đặc biệt Singapore là nước xuất nhập khẩu cà phê của Việt Nam nhiều nhất ( năm 1986 nhập 7074 tấn ) năm 1986 Anbani nhập 620 tấn; Ba Lan 300 tán ; Bun ga ri 360 tấn; Đông Đức 807 tấn. Các nước này chính là những khách hàng thường xuyên và ổn định của ngành cà phê Việt Nam trong những năm 80. Do những biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế và
hưởng không nhỏ đến xuất khẩu cà phê Việt Nam, làm cho sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này bị giảm sút nhanh chóng. quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và thị trường Liên xô cũ và các nước Đông Âu đã bị gián đoạn trong một thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, tình hình thực hiện, khi cuộc khủng khoảng đã dần đi vào thế ổn định cà phê Việt Nam nên phát huy và giữ vững vị trí xứng đáng và vốn có trong thị trường này. Bởi đây là các thị trường có dung lượng lớn, hiệu quả cao mà trước đây Việt Nam đã từng xuất sang với khối lượng cà phê tương đối lớn và ít phải cạnh tranh hơn so với các thị trường khác trên thế giới. và điều đặc biệt quan trọng lầ tại thị trường này, người dân đã quen với việc sử dụng cà phê hàng ngày và sức mua ngày càng tăng lên.
b.Thị trường tiêu thụ cà phê lớn của Việt Nam hiện nay:
Những năm đầu thập kỷ 90, Singapore đã tăng cường nhập khẩu cà phê của ta. 1990 riêng Singapore đã nhập 17 631 tấn chiếm 19,67% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam; năm 1991 tăng lên 53, 119 tấn chiếm 56,81% ; năm 1992 là 58 322 tấn chiếm 49,34%. Thời gian gần đây, tuy khối lượng cà phê của Việt Nam xuất sang Singapore tăng lên nhưng có xu hướng giam về tỷ trọng vì nguyên nhân chính là chúng ta đang có sự thay đổi trong chính sách xuất khẩu cà phê, muốn mở rôngj thị trường xuất khẩu trực tiếp, giảm xuất khẩu sang các thị trường trung gian để tránh bị ép giá xuất khẩu.
Một số nước nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam năm 2000
Đơn vị : Tấn Nước Khối lượng (tấn) Tỷ phần (%) Nước Khối lượng (tấn) Tỷ phần (%) Mỹ 147.000 22,49 Ba Lan 26.700 4,09 Đức 84.300 12,90 Anh 24.500 3,75 1.1 Italia 63.800 9,76 Nhật Bản 22.700 3,48 Tây Ban Nha 51.900 7,44 áo 21.800 3,34 Bỉ 51.500 7,88 Hàn Quốc 17.300 2.65 Pháp 31.500 4,82 Canada 12.900 1,79
( Nguồn : Báo cáo của VICOFA )
Thị trường Đức cũng đang có xu hướng tăng nhập khẩu cà phê Việt Nam. Năm 1986 nhập 807 tấn chiếm 4,33%; năm 1992 nhập 12 071 tấn chiếm 10,08%. Đến năm 1998 nhập 68 336 tấn, chỉ đứng sau Mỹ về xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Bên cạnh đó còn một số thị trường khác như Tây Ban Nha, Hà Lan, Nhật, Bỉ ... hiện nay đã nhập tương đối nhiều. Việt Nam đã thâm nhập và bán được một khối lượng cà phê tương đối lớn vào các thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới như Anh, Đức, Pháp , ý, Nhật, úc ... đặc biệt từ năm 1994 Việt Nam đã bắt đầu khai thác được hai thị trường mới đầy tiềm năng về tiêu thụ cà phê là Mỹ và Hylạp. Mười tháng sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận đối với Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt 23 triệu USD. Và chỉ qua hai năm đầu tiên khai thác kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Mỹ đã chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước ra thị trường thế giới. Đến năm 2000