Một số đánh giá và giả pháp

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới xuất khẩu cà phê của Việt Nam (Trang 54 - 58)

1. Những thành tựu và khó khăn

1.1. Nhũng thành tựu đạt được.

Trong 20 năm qua, sau rất nhiều nỗ lực và cố gắng của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê kết hợp với những điều kiện về khí hậu và đất đai rất thích hợp với sự phát triển của cây cà phê nên ngành cà phê Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt rất đáng ghi nhận về cả diện tích, năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế mà sản phẩm cà phê đã đem lại cho đất nước. Hiện nay cả nước có khoảng 420.000 ha cà phê trong đó cà phê vối chiếm 93,7%_ chủ yếu ở miền Nam, cà phê chè chiếm khoảng 6,3%_ chủ yếu ở miền Bắc. Trong nhiều năm qua sản lượng cà phê của Việt Nam liên tục tăng trưởng mạnh mẽ, bình quân mỗi năm 19%. Xuất khẩu cà phê hiện nay đứng vị trí thứ hai sau gạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam(400-500 triệu USD).

Việt Nam hiện nay là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới và là thành viên của tổ chức cà phê quốc tế từ tháng 10/1996. Đặc biệt từ năm 1997 sản lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đã vượt qua Inđônêxia đưa Việt Nam lên vị trí dẫn đầu về khối lượng cà phê xuất khẩu của châu á và đứng thứ hai trên thế giới sau Brazil.

Cà phê sản xuất ở nước ta có năng suất cao phẩm chất tương đối tốt, giá thành không cao nên có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trước đây, cà phê Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Singapo (60-65%) hiện nay cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu sang 57 nước trên thế giới, thị phần ngày càng được củng cố vững chắc và phát triển.

Cà phê Việt Nam đã có mặt trên thị trường thế giới với mức sản lượng xuất khẩu lớn điều này cho thấy vị trí quan trọng của cà phê Việt Nam trên thị trường cà phê thế giới. Để đạt được kết quả này trong nhiều năm qua ngành cà phê đã có nhiều cố gắng lớn và hoạt động có hiệu quả đặc biệt trong công tác xuất khẩu. Chúng ta không những đã duy trì được mối quan hệ với các bạn hàng cũ mà còn mở rộng với nhiều bạn hàng mới.

1.2.Những mặt tồn tại và khó khăn.

Bên cạnh những thành tựu rất đáng khích lệ như đã nói ở trên ngành cà phê Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn cần được tháo gỡ.

Về phía nhà nước: chưa thực hiện hợp lý các chính sách đầu tư và cho vay, chính sách thuế nông nghiệp, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính sách tín dụng và trợ cấp xuất khẩu cho mặt hàng cà phê. Vì vậy không tạo điều kiện cho sự phát triển của các đơn vị trồng cà phê xuất khẩu. Khi giá xuỗng thấp như hiện nay thì lại chưa có chính sách bảo hộ sản xuất để đảm bảo cuộc sống cho người dân.

Về phía ngành: trong lĩnh vực gieo trồng cà phê công tác chọn và lai tạo giống chưa chặt chẽ chưa đồng bộ, mạng lưới dự báo sâu bệnh còn yếu nên hiệu quả sản xuất đạt chưa cao. Đối với cà phê nước tưới là một trong những vấn đề thiết yếu. Riêng đối với cà phê Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đòi hỏi phải tưới nước đầy đủ trong mùa khô thì cà phê mới cho năng suất cao. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây do diện tích cà phê không ngừng tăng lên nên đã xảy ra hiện tượng mất cân bằng về nước

cho vừa tiết kiệm được nước tưới nhưng vẫn đạt năng suất cao nhất. Tiếp đến trong khâu chế biến, các cơ sở chế biến cà phê của nước ta được đầu tư ở dạng thô sơ thiếu công nghệ thiết bị hiện đại dẫn đến chất lượng cà phê và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu còn thấp và đơn điệu, chủ yếu xuất khẩu cà phê loại II, vì vậy, giá cà phê thường thấp hơn giá trung bình của thế giới.

Về chất lượng cà phê: sau sơ chế chất lượng cà phê thường thấp, độ ẩm lớn, tỷ lệ hạt đen vỡ nhiều, tạp chất lớn nên phải vượt qua tái chế ở một số nước trung gian trước khi đến nơi tiêu thụ, do đó cà phê của ta thường bị mất giá. Hiện nay cà phê Việt Nam bị đánh giá thấp hơn cà phê ấn độ và Inđônêxia tuy điều này không phản ánh đúng chất lượng của cà phê Việt Nam

Về giá cả cà phê xuất khẩu : vấn đề cấp bách nhất hiện nay là giá cà phê đang xuống thấp nhất trong vòng 8 năm gần đây và hiện nay chưa có dấu hiệu phục hồi, khả năng bị lỗ rất lớn nếu không có những biện pháp kịp thời. Với mức giá như hiện nay các hộ nông dân trồng cà phê còn có thể hoà vốn hoặc lãi chút ít nhưng các doanh nghiệp sản xuất cà phê trong Tổng công ty cà phê Việt Nam chắc chắn sẽ lỗ lớn do giá thành đang ở mức rất cao khoảng 13-15 triệu đồng/tấn. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là chi phí cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm(khoảng 30%).

2. Giải pháp

2.1. Về phía nhà nước.

a Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu.

Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu là một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của nhà nước để phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế mở đồng thời hoà nhập với xu thế chung của khu vực và thế giới.

b. Cải tiến chính sách tiêu thụ sản phẩm.

Cần phải có chính sách đảm bảo tiêu thụ hết mọi sản phẩm cà phê do nhân dân sản xúât ra trong bất kỳ tình huống nào,cũng như bất kỳ loại cà phê nào(nhân hoặc khô). Như vậy sẽ khuyến khích người nông dân yên tâm trong sản xuất. Việc thu mua cà phê phải diễn ra thường xuyên, đặc biệt khi người nông dân có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch.

Xây dựng hệ thống chuyên chế biến và xuất khẩu với số lượng công ty vừa đủ để đảm bảo không xảy ra hiện tượng tranh mua tranh bán và hiện tượng độc quyền ép giá mua nguyên liệu đối với người sản xuất cà phê.

Thực hiện việc kiểm tra chất lượng cà phê xuất khẩu một cách có hệ thống, đồng thời có tác động tích cức đến các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cà phê.

Xây dựng chính sách giá cà phê hợp lý đảm bảo ổn định sản xuất cà phê.Giá thu mua nguyên liệu được tính từ giá FOB xuất khẩu do vậy Nhà nước cần thống nhất một mức giá chung tuỳ thuộc vào sự biến động của thị trường.Xây dựng giá bảo hiểm dựa vào nguồn lợi từ thuế thu trong những năm giá cà phê lên cao.

c Cải tiến chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn còn dựa trên cơ sở sản xuất nông nghiệp. Do đó để tăng số lượng cà phê xuất khẩu có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm tăng thu ngoại tệ cho đất nước thì việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là biền pháp hữu hiệu cần ưu tiên để phát triển sản xuất cà phê xuất khẩu.

d Chính sách tín dụng và trợ cấp xuất khẩu

-Chính sách tín dụng xuất khẩu.

Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng có rất nhiều trường hợp để chiếm lĩnh thị trường

nước ngoài, các đơn vị kinh doanh phải thực hiện bán chịu, trả chậm hoặc tín dụng ưu đãi với khách hàng.Trong trường hợp này nhà nước nên đứng ra bảo hiểm xuất khẩu.

Cần áp dụng biện pháp cấp tín dụng cho người sản xuất cà phê xuất khẩu vì trước và sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu rất cần có vốn để thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

- Chính sách trợ cấp xuất khẩu.

Ngoài biện pháp tín dụng xuất khẩu Nhà nước cần áp dụng cả chính sách trợ cấp xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu là một hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách giành sự ưu đãi về mặt tài chính cho nhà xuất khẩu thông qua trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp khi họ đã bán được hàng ra nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Áp dụng chính sách tỷ giá linh hoại để điều tiêt hoại động xuất khẩu.

song song với việc điều chỉnh dần tỷ giá USD lên mức hợp lý, phù

hợp với giá thị trường. áp dụng chính sách tỷ giá có thưởng đối với xuất khẩu.

2.2. Về phía nghành cà phê

a. Nâng cao khả năng cạnh tranh của nghành cà phê.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới xuất khẩu cà phê của Việt Nam (Trang 54 - 58)