Nguyên nhân của những khó khắn vướng mắc

Một phần của tài liệu Thúc đẩy cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại nhà nước ở thành phố hà nội (Trang 38 - 41)

+ DN CPH bị phân biệt đối xử:

Nếu như trước đây khi con là DNNN có thể dễ dàng vay vốn ngân hàng mà không cần thế chấp thì sau CPH họ phải có thế chấp (chủ yếu là đất), trong khi đất của DN lại không có sổ đỏ. Hơn thế khi CPH DN phải đi thuê lại đất mà đất đó từ trước đến nay họ vẫn đang sử dụng SXKD. Những DN CPH có vốn chi phối của Nhà nước vẫn được coi là DNNN do đó họ được ưu tiên khi vay vốn hơn so với các DN không có vốn chi phối của Nhà nước. Ngoài ra những DN sau

CPH còn gặp khó khăn như xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá, các khó khăn bất cập trong thuê đất…

+ Việc sử dụng nguồn vốn thu từ CPH DNNN chưa hợp lý:

Nếu các DN sau CPH thiếu vốn cho SXKD thì số tiền thu được từ bán cổ phần lại bị đóng băng trong kho bạc. Mặc dù UBND Thành phố Hà Nội muốn dùng tiền bán sở hữu Nhà nước trong DN CPH để đầu tư nhưng bị các DN từ chối. Nguyên nhân đơn giản là mức cổ tức phải trả cho các cổ đông luôn cao hơn lãi suất ngân hàng. Các DN chỉ muốn vay vơi lãi suất ưu đãi hoặc lãi suất ngân hàng, hơn thế nếu sau CPH cổ đông Nhà nước lớn thì CTCP sẽ mất quyền điều hành và mất luôn lợi ích từ hoạt động kinh doanh.

+ Hoạt động tuyên truyền về CPH cho cổ đông về CTCP chưa tốt:

Mặc dù các hoạt động tuyên truyền, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về CPH nhưng nội dung và hình thức thì chưa phù hợp dẫn đến những hiểu biết của người lao động về quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong CTCP còn rất mơ hồ. Điều này dẫn đến các cổ đông chưa thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong CTCP hoặc đôi khi còn đưa ra những đòi hỏi vượt quá quyền hạn gây ảnh hưởng tới lợi ích của DN.

+ Trình độ năng lực của người quản lý còn yếu:

Người quản lý trong CTCP vẫn còn tư tưởng làm việc thiếu năng động, trông chờ, dựa dẫm không đáp ứng được yêu cầu của điều kiện SXKD mới. Bộ máy quản lý của DN hầu như không được đổi mới, người lao động vẫn chưa được tham gia bàn bạc kế hoạch và giám sát kết quả thực hiện ở các bộ phận trong DN, cho nên hoạt động của DN sau cổ phần chưa có những thay đổi tích cực mang lại hiệu quả.

Các DN sau CPH thiếu hụt nguồn cung cấp thông tin, các văn bản hướng dẫn về chế độ nâng lương, nâng bậc, chế độ BHXH hầu hết phải dựa vào bảng lương của Nhà nước. Các DN này gặp khó khăn khi muốn trả lương cao cho người lao động.

+ Việc hạn chế bán cổ phần ra ngoài cho nên thiếu cổ đông chiến lược có tỷ lệ cổ phần đư lớn để tham gia Hội đồng quản trị, để thay đổi kế sách chiến lược tạo ra bước chuyển biến trong SXKD. Tuy nhiên nếu giải quyết vấn đề này lại mâu thuẫn với định hướng CPH là nhằm tạo ra các CTCP có cổ đông là người lao động.

+ Chưa đề cao trách nhiệm kể cả từ phía DN cho tới phía các nhà quản lý: Mặc dù DN làm ăn thua lỗ nhưng vẫn báo cáo có lãi, cơ quan chủ quản không kiểm tra hoặc kiểm tra qua loa sơ sài, thông tin bị bưng bít, bị làm cho sai lệch. DN lo sợ bị đánh thuế cao nên không công bố chính xác tình hình tài chính dẫn đến các nhà đầu tư không có thông tin chính xác để đưa ra quyết định đúng đắn. Điều này khiến tình hình SXKD của các DN bị giảm sút sau khi hết thời hạn hưởng ưu đãi nhờ CPH.

+ Thiếu đồng bộ trong cơ chế chính sách của Nhà nước:

- Về quản lý cổ phần của Nhà nước: chưa thống nhất người đại diện sở hữu cổ phần và người trực tiếp quản lý cổ phần Nhà nước tại các CTCP hoặc đề bạt người không đủ thẩm quyền tham gia cho nên Hội đồng quản trị công ty chậm chạp trong khâu đưa ra các quyết định, đánh mất cơ hội kinh doanh. Thẩm quyền và trách nhiệm của người đại diện không rõ ràng, không thể hiện được vai trò của người nắm giữ cổ phần. ở nhiều công ty các quyết sách của người đại diện và người trực tiếp quản lý công ty chưa thống nhất nên không đảm bảo được quyền chi phối của Nhà nước, khi có bất đồng người đại diện đành “thỏa

hiệp” hoặc vấn đề mâu thuẫn trong ban lãnh đạo nảy sinh ảnh hưởng tới lợi ích công ty.

- Về chính sách ưu đãi đầu tư: Các bộ ngành địa phương hiểu và vận dụng không thống nhất các chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho DN CPH. Theo Bộ Tài Chính chỉ các khoản đầu tư tăng thêm ngoài vốn hiện có khi CPH mới được hưởng các ưu đãi về thuế theo luật hiện hành. Nhưng trong thực tế lại cho rằng cứ khi chuyển thành CTCP là được hưởng các ưu đãi về thuế. Cho nên, các DN xin chứng nhận ưu đãi đầu tư nhưng không được vì không hiểu rõ nội dung này.

- Một số chính sách của Nhà nước không có lợi đến SXKD của các CTCP. Sự thiếu đồng bộ trong chính sách của Nhà nước và việc thiếu quan tâm của ban lãnh đạo DNvới chiến lược phát triển của ngành đã vô tình đẩy DN tới nguy cơ phá sản.

CHƯƠNG III

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Thúc đẩy cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại nhà nước ở thành phố hà nội (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w