CPH DN nhưng không được làm thất thoát tài sản của Nhà nước,

Một phần của tài liệu Thúc đẩy cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại nhà nước ở thành phố hà nội (Trang 41 - 43)

ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh và không làm giảm thu nhập của người lao động.

Đây là định hướng quan trọng đối với mọi DNNN khi tiến hành CPH vì: + Mọi tài sản của mỗi DNNN đều thuộc sở hữu toàn dân (trừ quỹ phúc lợi). Vốn tự có của DN về bản chất được tạo ra từ 2 nguồn: Một phần lợi nhuận thu được và tiền trích khấu hao cơ bản TSCĐ mà Nhà nước cho phép giữ lại để thực hiện việc tái sản xuất mở rộng của DN. Do đó, số vốn này là thuộc về Nhà nước và nó sẽ trở thành vốn cổ phần khi DNNN chuyển sang hình thái CTCP. Bởi vậy, khi tiến hành CPH DNNN phần vốn tự có này phải được đưa vào để xác định giá trị còn lại của DN để ngăn ngừa việc làm thất thoát tài sản của Nhà nước .

+Khi tiến hành CPH nếu công tác lãnh đạo và chỉ đạo không chặt chẽ, sát sao; nội dung của từng bước tiến hành CPH không được thực hiện một cách chu đáo và có tổ chức khoa học thì dễ gây ra những cú “sốc” lớn trong SXKD làm cho kết quả kinh doanh giảm sút, làm mất công việc và giảm thu nhập của người lao động.

3.1.2/ Đảm bảo chính xác trong việc xác định giá trị còn lại của DNNN khi tiến hành CPH.

Xác định giá trị còn lại của DN là công việc hết sức quan trọng nhưng rất phức tạp và khó khăn. Giá trị còn lại của DN phải được xác định theo phương pháp của nền KTTT, đó là giá trị thực tế của DN mà người bán-Nhà nước và người mua cổ phiếu-cán bộ công nhiân viên chức trong DNNN và các cổ đông bên ngoài DN đều có thể chấp nhận được. Vì vậy, giá trị còn lại của DN phải được xác định chính xác bằng phương pháp khoa học phù hợp với tình hình thực tế, chỉ như vậy mới bảo toàn được tài sản của Nhà nước, đồng thời kích thích sự đầu tư vào cổ phiếu của các cổ đông.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại nhà nước ở thành phố hà nội (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w