Chính sách giao tế: phương hướng là:

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ sở lý luận về chiến lược và chiến lược kinh doanh (80 trang) (Trang 79 - 81)

+ Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, người cung cấp, cơ quan chính quyền các cấp với cơ quan chủ quản.

+ Mở rộng quan hệ với khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh cũng như những nhóm áp lực về Công ty.

2. Xây dựng các chương trình hành động tổng quát2.1. Chương trình củng cố và mở rộng thị trường 2.1. Chương trình củng cố và mở rộng thị trường

* Mục tiêu: củng cố vị trí và mở rộng thị trường sản phẩm của Công ty nhằm đáp

ứng nhu cầu ngày càng tăng về nhu cầu của người tiêu dùng và nâng cao vị thế cạnh tranh của mình.

* Nội dung: căn cứ vào kết quả dự báo về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm ngày càng

tăng, thu nhập tăng, các dự án đầu tư nước ngoài triển khai thực hiện, quy trình đô thị hóa các vùng phụ cận đồng thời với nền công nghệ kích thích thị hiếu tiêu dùng. Công ty cần củng cố phần thị trường hiện có và mở rộng thị trường mới, cụ thể là:

+ Giai đoạn từ nay đến hết năm 2004: trong giai đoạn này Công ty cần phải củng cố thị trường hiện có, đó là thị trường miền Trung và Thành phố Đà Nẵng. Để cũng cố thị trường này Công ty cần phải vay vốn để cải tiến máy móc thiết bị để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, tạo ra nhiều sản phẩm mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu về sản phẩm của khách hàng, đồng thời phải tiếp tục quan hệ chặt chẽ với các nhà cung ứng, ban ngành chức năng nhằm phục vụ tốt cho quá trình tạo ra và tiêu thụ sản phẩm, hình thành những mối quan hệ mới với khách hàng.

+ Giai đoạn 2005 – 2010: cần tiến hành mở rộng thị trường cụ thể là mở rộng thị trường lan rộng ra khắp cả nước, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã và xuất khẩu ra nước ngoài. Để tiến hành công tác này cần có đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường tiến bộ hơn, có trình độ kỹ năng giỏi.

2.2. Chương trình đầu tư

* Mục tiêu: chủ động tạo ra những tiền đề về nguồn lực, những cơ hội và khả năng phát triển mới trong các giai đoạn kế tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm.

* Nội dung: trước hết cần đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng với kinh phí đầu tư cho việc này thường là những kinh phí ban đầu, để lập hồ sơ dự án nên khả năng đầu tư không lớn, sau đó tiến hành đầu tư phương tiện kỹ thuật theo phương án chiến lược đã lựa chọn, cần đầu tư vào tài sản vô hình.

Giữ vững nâng cao uy tín với khách hàng và thị trường thông qua quá trình sản xuất sản phẩm bảo đảm chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật bảo đảm thời gian bảo hành sử dụng và thực hiện nhanh chóng các dịch vụ yểm trợ.

Bảo đảm thực hiện đúng thời hạn thanh toán ngân quỹ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà Nước.

2.3. Chương trình tạo vốn

* Mục tiêu: nhằm đảm bảo nguồn lực về vốn theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

* Nội dung: để đảm bảo sản xuất kinh doanh cho phương án được chọn Công ty cần lập dự án đầu tư để trình lên các cấp có thẩm quyền xem xét và xét duyệt để được vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

2.4. Chương trình sản xuất

* Mục tiêu: bảo đảm khả năng đáp ứng nhu cầu sản phẩm tạo sự ổn định trong sản xuất, từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sự an toàn trong sản xuất.

* Nội dung: căn cứ vào vào kết quả nguồn thông tin thu thập trong quá trình nghiên cứu thực tế nhu cầu thị trường và khách hàng mục tiêu, Công ty xây dựng chương trình sản xuất theo phương thức bán trả tiền ngay sau khi nhận hàng kèm theo cơ sở giảm giá và phương thức trả chậm với thời hạn thoả thuận, kèm theo cơ sở tín dụng. Trong quá trình thực hiện chương trình sản xuất cần chú trọng đến năng suất hoạt động của dây chuyền máy móc thiết bị và kiểm soát yếu tố tổ chức sản xuất.

2.5. Chương trình nhân sự

* Mục tiêu:

+ Phát triển đội ngũ kế thừa và tạo ra lực lượng lao động có tay nghề cao. + Thực hiện các chương trình, chính sách của chiến lược một cách hiệu quả. + Nâng cao đời sống kinh tế và xã hội cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. * Nội dung:

+ Tuyển dụng nhân viên theo yêu cầu công việc, đảm bảo duy trì nguồn tài nguyên nhân sự hợp lý và có hiệu quả.

+ Định hướng kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kế thừa.

+ Đảm bảo điều kiện an toàn và thích ứng về môi trường làm việc nhằm phát huy đúng khả năng, nguồn tài nguyên nhân lực.

+ Áp dụng chế độ tiền lương, tiền thưởng phù hợp, xây dựng bầu không khí tập thể trong làm việc.

3. Tổ chức đánh giá và kiểm tra chiến lược3.1. Tổ chức thực hiện 3.1. Tổ chức thực hiện

3.1.1. Thông báo chiến lược cho cán bộ chủ chốt: để đảm bảo thực hiện thành

công chiến lược đã soạn thảo cần phải thông báo cho tất cả cán bộ quản lý chủ chốt của Công ty thông qua hình thức:

- Thông qua các hình thức hội nghị, hội thảo để thông báo và quán triệt cán bộ chủ chốt sẽ tham gia thảo luận và cùng thực hiện.

3.2. Đánh giá kiểm tra chất lượng

3.2.1. Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch chiến lược

Quá trình thực hiện chiến lược, mà cụ thể trong giai đoạn triển khai thực hiện các kế hoạch thường niên, cần kiểm tra lại việc xác lập những cơ hội, môi trường, yếu tố nội tại của Công ty cùng với việc xác lập các nhân tố then chốt để quyết định lựa chọn phương án và các mục tiêu chiến lược đề ra xem có diễn biến thay đổi so với việc xác định ban đầu hay không. Trên cơ sở kết quả kiểm tra nghiên cứu điều chỉnh và xác định trọng tâm vấn đề then chốt trong giai đoạn triển khai chiến lược.

3.2.2. Kiểm tra các tiền đề

Kiểm tra xem xét những tiền đề, dự đoán và dự tiến triển của môi trường trong quá trình thực hiện chiến lược. Đây là hình thức kiểm tra năng động thích hợp với bản chất chiến lược, bởi lẽ dù cho chiến lược xây dựng tốt bao nhiêu chăng nữa cũng sẽ mất đi tính thích ứng. Nếu các điều kiện khách quan và chủ quan thay đổi đặc biệt là các giả thuyết, dự báo về môi trường không phù hợp trong thực tế. Do vậy cần tiến hành kiểm tra theo định kỳ, đánh giá lại hoặc điều chỉnh phương tiện hay mục tiêu.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ sở lý luận về chiến lược và chiến lược kinh doanh (80 trang) (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w