Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện Đông Anh (Trang 52 - 60)

DOANH NGHIỆPNGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN ĐÔNG ANH

3.2.1.Nhóm giải pháp chung

3.2.1.1. Tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế

Chính sách thuế là sự thể hiện chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước trong việc động viên nguồn tài chính vào NSNN.Một chính sách thuế được coi là hoàn hảo khi đạt được các mục tiêu sau:

• Về mặt tài chính: Đem lại số thu lớn cho NSNN

• Về mặt kinh tế: Có tác dụng khuyến khích ,thúc đẩy sản xuất

phát triển

• Về mặt xã hội: Đảm bảo sự công bằng

• Về mặt nghiệp vụ: Đảm bảo sự hợp lý,đơn giản,đễ hiểu,dễ

làm

Tuy nhiên để một sắc thuế đạt được tất cả các chỉ tiêu trên là rất khó khăn. Ví dụ như để đảm bảo công bằng thì phải quy định nhiều mức thuế suất, nhưng khi đó lại làm cho công tác thu thuế phức tạp và tốn kém chi phí. Hay như để có số thu lớn cho NSNN thì phải quy định mức thuế suất cao nhưng khi đó lại không khuyến khích sản xuất…hai loại thuế GTGT và TNDN cũng không phải là ngoại lệ. Để hạn chế thất thu thuế GTGT và TNDN cần phải quan tâm tới vấn đề sau:

* Hoàn thiện hệ thống các sắc thuế đảm bảo đáp ứng ứng yêu cầu hội nhập với thế giới, bên cạnh đó cần phải chú ý kết hợp hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà kinh doanh và người dân lao động.Với chính sách thuế hợp lý sẽ khuyến khích các doanh nghiệp, người sản xuất tự giác, chủ động kê khai, nộp thuế theo đúng pháp luật, đúng thực tế kinh doanh.

- Trong luật thuế GTGT:

+ Để đảm bảo thuế GTGT là thuế tiêu dùng đánh trên bình diện rộng, có tính liên hoàn và trung lập kinh tế cao, luật thuế GTGT cần mạnh dạn thu hẹp diện miễn trừ thuế GTGT theo đó các đối tượng trước đây đang thuộc diện không chịu thuế GTGT sẽ đưa vào diện chịu thuế.

+ Cần giảm số lượng mức thuế suất theo hướng chỉ còn mức 0% và 10%.Hiện tại nước ta đang áp dụng thuế GTGT với 3 mức thuế suất là 0%,5% và 10%, thứ nhất sẽ gây khó khăn cho việc quản lý thuế trong việc áp dụng mức thuế 5% hay 10% vì chỉ cần một thay đổi nhỏ là có thể chuyển từ mức 10% xuống mức 5%, do vậy cơ chế với một mức thuế suất (trừ mức 0%) sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý, thu thuế, góp phần làm giảm chi phí hành thu. Ngoài ra nếu đã đánh thuế thì nên áp dụng thuế như nhau đối với các hàng hóa đảm bảo tính trung lập của thuế GTGT và do đó không bóp méo hành vi và quyết định của người tiêu dùng.

Tuy nhiên khi thực hiện biện pháp này nếu áp dụng ngay thuế suất 10% có thể gây nên khó khăn ban đầu vì vậy có thể áp dụng mức thuế suất 5% trong vài năm đầu.

+ Đối tượng chịu thuế GTGT được quy định trong luật là “hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT” thì sẽ không xác định được thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT vì vậy cần phải nghiên cứu và chỉnh sửa cho hợp lý, ví dụ ” đối tượng chịu thuế GTGT là các hoạt động chuyển giao hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam”.

+ Trong luật thuế GTGT mới thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng hàng hóa hay hoàn thành dịch vụ là không bao quát vì căn cứ nào để xác định là đã chuyển giao hay bên nhận hàng hóa đã nhận do

vậy theo em nên giữ nguyên quy định như trong luật cũ là thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng hay xuất hóa đơn.

- Trong luật thuế TNDN:

+ Về thuế suất: Việc quy định thuế suất như trong luật hiện nay là không đảm bảo tính cụ thể, tính ổn định của hệ thống pháp luật.Ví dụ trong quy định về thuế suất đối với các doanh nghiệp tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí là từ 25% đến 50%.Như đã biết thu từ đầu khí là khoản thu lớn trong tổng thu thuế TNDN nói riêng cũng như trong NSNN nói chung (các khoản thu từ dầu khí chiếm 20%-25% tổng thu NSNN) Vì vậy việc kiểm soát, điều tiết khoản thu từ dầu khí là cần thiết việc quy định các mức thuế suất khác nhau là phù hợp tuy nhiên trong luật lại không quy định cụ thể vì vậy để tạo sự minh bạch, rõ ràng, tránh sự áp dụng một cách tùy tiện, tạo cơ sở cho việc tính thuế thì luật cần phải xác định rõ tiêu chí cụ thể làm căn cứ tính thuế. Về thuế suất ưu đãi: Trong luật quy định “đối với đự án cần đặc biệt thu hút đầu tư như các dự án có quy mô lớn và công nghệ cao thời gian áp dụng thuế suất có thể dài hơn 10, 15 năm. Có thể thấy là luật chưa quy định thế nào là ”cần đặc biệt thu hút đầu tư”, thế nào là “quy mô vốn lớn”…thời hạn cụ thể là bao lâu, thời hạn tối đa là bao nhiêu năm. Tất cả những quy định không rõ ràng đó có thể để cho các doanh nghiệp lợi dụng để mà trốn, lậu thuế.

+ Về việc trích lập quỹ đầu tư khoa học và công nghệ của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế.Theo luật nếu doanh nghiệp sử dụng trên 70% quỹ thì không phải nộp vào NSNN phần thuế TNDN tính trên khoản thu nhập đã trích quỹ và phần lãi. Đây cũng là một cơ sở để cho doanh nghiệp lợi dụng do vậy để hạn chế tình trạng trốn, lậu thuế bằng cách này thì nhà nước nên quy định chỉ khi nào có dự án thì mới được trích và phải xử phạt thật nặng đối với các trường hợp trích lập quỹ sử dụng không đúng mục đích.

Bên cạnh đó cũng cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống tham nhũng, buôn lậu vì đây là một trong những nguyên nhân làm thất thu NSNN.Cần phải xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi này.Ví dụ như trong quy định về buôn bán qua biên giới của cư dân hai nước, nước ta quy định tối đa không quá 2 triệu đồng/cá nhân/một ngày, đây là kẽ hở cho buôn bán qua biên giới mà không phải nộp thuế cho nhà nước của các cá nhân, tổ

chức, doanh nghiệp vì khi đó các doanh nghiệp có thể “thuê“ người dân hàng hóa cho họ sau đó họ sẽ mua hóa đơn ở chọ đen để hợp thức hóa đầu vào vì việc mua hóa đơn này ở nước ta là rất dễ dàng. Một cá nhân làm sao có thể tiêu dùng hết số hàng hóa trị giá 2 triệu đồng mà ngày nào cũng vậy, do đó theo em nên giảm mức quy định này xuống cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trung bình của người dân, ví dụ như 3 triệu đồng /người/tháng.

3.2.1.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

Hiến pháp nước ta ghi nhận “Đóng thuế là nghĩa vụ của công dân” vì thế, khi thiết lập quan hệ pháp luật thuế những người nộp thuế họ chỉ thấy nghĩa vụ phải nộp thuế mà không thấy quyền lợi của mình khiến cho họ cảm thấy mình bị cưỡng bức, bị tước đoạt một phần lợi ích vật chất cho nên họ sẽ tìm cách trốn, tránh nghĩa vụ thuế. Ngoài ra người nộp thuế có thể bị cơ quan công quyền, cán bộ nhũng nhiễu khi thực thi quyền thu thuế mà nhà nước giao. Chính vì vậy cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân được biết về chính sách chế độ của nhà nước để họ thấy rằng đóng thuế không chỉ là ”nghĩa vụ” mà còn là “quyền” của mỗi công dân. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế phải diễn ra thường xuyên trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Để công tác tuyên truyền, giáo dục người nộp thuế có hiệu quả thì nhà nước cần phải:

- Tổ chức gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp để trực tiếp giải đáp thắc mắc cũng như lắng nghe ý kiến nghị của họ.Thông qua các buổi gặp gỡ, hội thảo cơ quan thuế giải thích cho các doanh nghiệp hiểu về chính sách cũng như chủ trương của đảng, nhà nước trong lĩnh vực thuế. Hiện nay hệ thống các văn bản pháp luật về thuế tương đối nhiều do vậy để cho cuộc hội thảo, giải đáp có hiệu quả thì cần phải:

+ Tiến hành hội thảo theo chuyên đề.

+ Thông báo về cuộc hội thảo, gặp gỡ trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiến hành phát trước tài liệu cho doanh nghiệp và đề nghị doanh nghiệp phải tìm hiểu trước để hội thảo tập chung giải đáp các vướng mắc chứ không phải các doanh nghiệp đến nghe cán bộ thuế đọc lại các văn bản đó.

- Hiện nay mặc dù đường dây nóng giải đáp thắc mắc thuế được thành lập nhưng hiệu quả chưa cao ví dụ như khi doanh nghiệp hỏi mà cán bộ tư vấn “bí” quá nên họ bảo doanh nghiệp đọc lại văn bản luật do vậy đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa trình độ của các cán bộ tuyên truyền, hỗ trợ để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

- Đối với các doanh nghiệp mới thành lập vấn đề thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước còn hạn chế khi đó cơ quan thuế có thể cử cán bộ xuống hướng dẫn cho các doanh nghiệp này về cách lập tờ khai, cách ghi hóa đơn, chứng từ… hoặc hàng quý tổ chức các buổi hội nghị hướng dẫn cho các doanh nghiệp mới thành lập để doanh nghiệp thực hiện cho đúng.

- Tuyên dương kịp thời cả về vật chất cũng như tinh thần đối với các doanh nghiệp, cá nhân có thành tích tốt trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với ngân sách.

- Ngoài ra để nâng cao tinh thần làm việc của cán bộ tuyên truyền cũng nên có khen thưởng đối với những cán bộ có thành tích tốt, hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên một vấn đề được đặt ra là để có thể đánh giá một cách chính xác hiệu quả làm việc của cán bộ cần có tiêu chí đánh giá hiệu quả làm việc ví dụ như: thời gian tư vấn, số lượng doanh nghiệp tư vấn, tỷ lệ câu hỏi tư vấn không được trả lời hoặc cần phúc đáp… các tiêu chí này sẽ được sử dụng làm căn cứ để đánh giá, phân loại cán bộ tuyên truyền qua đó để thực hiện việc thưởng, phạt thỏa đáng nhằm tạo động lực khuyến khích cán bộ làm việc. - Thực hiện cung cấp văn bản, ấn phẩm tại tủ sách cấp miễn phí tại chi cục. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế mặc dù không trực tiếp thu thuế cho nhà nước, thậm chí NSNN phải chi một khoản nhưng hiệu quả công tác này đem lại không nhỏ, qua công tác này sẽ giáo dục cho người nộp thuế thấy được tầm quan trọng của thuế nhờ đó họ sẽ tự nguyện nộp thuế, tình trạng thất thu thuế sẽ được cải thiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1.3. Tổ chức tốt công tác cán bộ

Vì cơ quan thuế là cơ quan quản lý nhà nước, công việc của cán bộ thuế có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của người nộp thuế do vậy đòi hỏi cán bộ thuế phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, nghiệp vụ vững vàng mà còn phải có

khả năng thuyết phục quần chúng, có khả năng ứng xử khéo léo, tinh tế chính vì vậy để nâng cao hiệu quả công tác thu thuế cần phải chú trọng tới công tác tổ chức cán bộ. Để công tác này có hiệu quả thì cần phải:

- Tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức cả về công tác nghiệp vụ, chuyên môn đặc biệt là kỹ năng quản lý, kỹ năng vận động quần chúng. Bên cạnh đó cần phải cần phải nâng cao ý thức trách nhiêm, niềm tự hào về ngành nghề…qua đó có thể phát huy cao nhất hiệu quả công tác thu thuế.

Để thực hiện tốt biện pháp này thì cơ quan thuế cần phải tổ chức các lớp tập huấn định kỳ, đưa các cán bộ đi đào tạo nâng cao tay nghề.

- Mở rộng giao lưu với các quốc gia có chính sách thuế tiên tiến, cách thức tổ chức, quản lý hiện đại để học tập kinh nghiệm nhất là kinh nghiệm trong công tác chống thất thu thuế, đặc biệt là hai sắc thuế GTGT và TNDN.

- Tuyển chọn những cán bộ có trình độ, đáp ứng được yêu cầu công việc thông qua tổ chức thi tuyển rộng rãi trên cả nước, thông báo công khai các đợt thi tuyển trên các phương tiên thông tin đại chúng…

- Bố trí cán bộ một cách hợp lý, đúng người, đúng việc.

- Trong nền kinh tế hiện nay đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được năng lên, trong khi đó đời sống của cán bộ, công chức nghành thuế còn nhiều khó khăn, do vậy để cho cán bộ thuế yên tâm làm việc, công tác, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khuyến khích họ làm việc hết mình cho công việc cần phải cải thiện chế độ lương, thưởng cho cán bộ. Cần có sự khen thưởng kịp thời những cán bộ gương mẫu, có thành tích tốt trong công tác, kiên quyết xử lý và kỷ luật nghiêm minh những cán bộ thoái hóa, biến chất có hành vi cấu kết với người nộp thuế để trốn, lậu thuế.

- Phát động các phong trào thi đua, các hội thi để tạo ra không khí làm việc tích cực, nâng cao hiệu quả làm việc. Cũng phải thấy rằng khi thực hiện biện pháp này nếu công tác thi đua khen thưởng hàng năm cứ xét theo các tiêu chí thông thường thì vô hình chung mọi danh hiệu thi đua đều thuộc về các cán bộ giữ vị trí lãnh đạo. Điều này không chỉ làm giảm ý chí phấn đấu của tập

thể mà còn có thể dẫn đến sự mất đoàn kết trong nội bộ chi cục, do vậy theo em nên có một cơ chế khen thưởng trong đó bắt buộc phải có ít nhất 30% đối tượng khen thưởng là các cán bộ không giữ chức vụ nếu không sẽ không xét thi đua của đội, phòng.

3.2.1.4. Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan có liên quan

Có thể nói tình trạng thất thu thuế xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực kinh doanh. Cơ quan thuế tuy là cơ quan tổ chức thu thuế, là nòng cốt trong công tác chống thất thu thuế tuy nhiên để cho công tác chống thất thu thuế có hiệu quả cao thì cần phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành có liên quan. - Phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư để tiến hành rà soát lại các doanh nghiệp đảm bảo các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh phải đăng ký mã số thuế theo đúng thời hạn quy định, ngăn chặn kịp thời những hành vi kinh doanh nhưng sau một thời gian mới đăng ký mã số thuế.

- Tăng cường phối hợp với công an kinh tế để phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thuế như buôn bán hóa đơn bất hợp pháp, hoàn khống thuế…Ngoài ra cơ quan công an cũng cần phải khẩn trương điều tra làm rã những vụ mà cơ quan thuế đã chuyển hồ sơ sang đặc biệt là đối với các doanh nghiệp bỏ trốn. Với các doanh nghiệp lập hồ sơ khống để hoàn thuế với số tiền lớn cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt thật nặng.

- Phối hợp với các ngân hàng trong việc thu thuế qua ngân hàng.

3.2.1.5. Hình thành và tạo điều kiện cho loại hình dịch vụ làm thủ tục thuế phát triển

Người nộp thuế là những người kinh doanh, họ luôn phải tìm hiểu thị trường, tìm nguồn hàng, quản lý nội bộ…nên họ khó có thể nắm bắt được hết các quy định về tài chính, kế toán, thuế… nhất là khi thực hiện áp dụng cơ chế quản lý thu nộp thuế theo phương thức các người nộp thuế tự kê khai, tự tính và tự nộp thuế. Với mục đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện Đông Anh (Trang 52 - 60)