Một số giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện Đông Anh (Trang 60 - 69)

DOANH NGHIỆPNGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN ĐÔNG ANH

3.2.2. Một số giải pháp cụ thể

3.2.2.1. Tăng cường quản lý người nộp thuế

Đây là khâu đầu tiên quan trọng nhằm đưa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vào diện quản lý của cơ quan thuế. Thực hiện tốt công tác quản lý người nộp thuế sẽ tránh được tình trạng thất thu thuế do không bao quát hết số lượng người nộp thuế đồng thời đảm bảo sự đóng góp công bằng giữa các doanh nghiệp.

Trong điều kiện hiện nay, môi trường kinh doanh của huyện được cải thiện, nhiều doanh nghiệp trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh xuất hiện ngày càng nhiều với lĩnh vực kinh doanh ngày càng đa dạng. Các doanh nghiệp này là đối tượng trực tiếp nộp thuế do vậy quản lý chặt chẽ các đối tượng này sẽ góp phần không nhỏ trong việc chống thất thu thuế GTGT và TNDN. Để công tác quản lý người nộp thuế có hiệu quả thì cần phải:

- Tiến hành phân loại các doanh nghiệp, xác định cụ thể những doanh nghiệp chưa thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định để từ đó có các biện pháp tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó cần phải xử phạt nghiêm những doanh nghiệp cố tình vi phạm chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.

- Tiến hành chuyển dần các doanh nghiệp đang nộp thuế trực tiếp trên GTGT sang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ để đảm bảo đúng bản chất của thuế GTGT và dễ dàng trong công tác quản lý.

- Tăng cường sự phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư, chính quyền địa phương nhằm kiểm tra việc đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp.Tăng cường quản lý lĩnh vực kinh doanh, hình thức kế toán áp dụng,ngành nghề kinh doanh, quy mô kinh doanh, địa điểm kinh doanh.Tăng cường quản lý các đơn vị mới ra kinh doanh, các đơn vị chuyển đi nơi khác, các đơn vị từ nơi khác chuyển đến, các đơn vị tạm nghỉ kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp chưa đăng ký kinh doanh, chưa có mã số thuế mà đã hoạt động cần phải lập biên bản và có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó cần thường xuyên công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, trang wed của bộ tài chính về danh sách những doanh nghiệp bỏ trốn, những doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, xin cấp mã số thuế nhưng nhiều tháng không kê khai, nộp thuế mà cơ quan thuế không tìm thấy. Sau khi công bố đề nghị các cơ quan có liên quan thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh, thu hồi các hóa đơn đã bán cho các doanh nghiệp này nhưng chưa sử dụng hết, tránh hiện tượng các doanh nghiệp này sẽ mua bán hóa đơn.

3.2.2.2. Quản lý chặt chẽ căn cứ tính thuế

* Tăng cường quản lý hóa đơn chứng từ.

Hóa đơn, chứng từ là căn cứ quan trọng ảnh hưởng tới việc xác định nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.

Đối với thuế TNDN: Hóa đơn, chứng từ là căn cứ để xác định doanh thu, chi phí được trừ.

Đối với thuế GTGT: Đặc thù của sắc thuế GTGT là việc khấu trừ và hoàn thuế mà hiệu quả thực hiện lại phụ thuộc lớn vào công tác quản lý hóa đơn, chứng từ làm cơ sở xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp và số thuế GTGT được hoàn. Nếu công tác quản lý hóa đơn, chứng từ không tốt sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng mà điển hình là vấn đề trốn, lậu thuế GTGT gây thất thu cho NSNN.

Do vậy để công tác quản lý hóa đơn, chứng từ có hiệu quả cần:

- Thắt chặt công tác quản lý về in ấn, phát hành, sử dụng hóa đơn nhất là hóa đơn các doanh nghiệp tự phát hành. Đảm bảo chỉ có doanh nghiêp có tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh mới được mua hóa đơn. Để thực hiện tốt

giải pháp này đòi hỏi cơ quan thuế phải kiểm tra thật kỹ các doanh nghiệp đến xin mua hóa đơn.

- Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp mới thành lập về việc sử dụng hóa đơn, chứng từ và các tài liệu kèm theo.

- Đối với doanh nghiệp không nộp tờ khai thuế đầy đủ, kịp thời hoặc có tờ khai nhưng nhiều tháng không phát sinh doanh số thì phải tiến hành kiểm tra tại cơ sở.

- Đối với các doanh nghiệp tạm nghỉ hoặc bỏ kinh doanh phải tiến hành tổ chức kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn, chứng từ. Trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn, không kinh doanh nữa qua kiểm tra nếu thấy còn hóa đơn chưa sử dụng nhưng không khai báo và nộp cho cơ quan thuế thì phải tiến hành thu hồi và thông báo ngay cho các cục, các chi cục thuế khác đồng thời đăng thông tin trên các phương tiện truyền thông để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh khác biết nhằm tránh tình trạng bị lợi dụng.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan ngăn chặn việc mua, bán hóa đơn bất hợp pháp trên thị trường.

- Cần khuyến khích các đối tượng tiêu dùng đặc biệt là người dân khi mua hàng phải lấy hóa đơn, chứng từ. Với tư tưởng của người dân Việt Nam khi mua hàng để tiêu dùng cá nhân bất kể là mua của đại lý hay doanh nghiệp đều không lấy hóa đơn là rất phổ biến. Do vậy để khuyến khích việc lấy hóa đơn cơ quan thuế định kỳ hàng tháng sẽ tổ chức lễ bốc thăm trúng thưởng theo số trên hóa đơn mà người mua hàng có, hoặc có thể tiến hành cho đổi một số lượng hóa đơn nhất định lấy một số tiền hay món quà nào đó.

- Khi phát hiện doanh nghiệp có hóa đơn mà liên 1 khác liên 2 thì phải lập tức tiến hành kiểm tra vì các doanh nghiệp này thường là sẽ bỏ trốn nên họ không quan tâm đến việc hóa đơn đúng hay sai.

- Cần có các biện pháp, chế tài nghiêm khắc xử lý các hành vi mua, bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp như:

+ Mọi trường hợp vi phạm về khai báo, sử dụng hóa đơn đều phải bị xử lý hành chính và tạm thời đình chỉ việc bán hóa đơn cho doanh nghiệp và sử

dụng hóa đơn của doanh nghiệp. Chỉ sau khi doanh nghiệp có biện pháp chấn chỉnh và nộp phạt thì mới tiếp tục cho sử dụng.

+ Nếu hóa đơn mua hàng mà người bán không viết đầy đủ các chỉ tiêu mà người mua vẫn chấp nhận thì ngoài việc không cho khấu trừ thuế người mua còn bị phạt hành chính vì sử dụng hóa đơn không đúng quy định.

- Cần nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin vào việc sử dụng, đối chiếu hóa đơn.

* Tăng cường kiểm tra doanh thu.

Doanh thu là căn cứ quan trọng ảnh hưởng tới việc xác định số thuế phải nộp của doanh nghiệp. Nhưng trong thực tế các doanh nghiệp thường kê khai doanh thu không đúng với tình hình thực tế sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, các doanh nghiệp thường tìm cách để làm giảm doanh thu nhằm trốn, lậu thuế. Do vậy một trong những cách để hạn chế tình trạng thất thu thuế doanh nghiệp là kiểm tra chặt chẽ doanh thu để xác định doanh thu tính thuế của doanh nghiệp.

Để công tác quản lý xác định doanh thu có hiệu quả thì cơ quan thuế cần: - Quản lý chặt chẽ hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan tới doanh thu kỳ đang tính. Cần kiểm tra số lượng hàng hóa, vật liệu mua vào, đối chiếu với hàng tồn kho, định mức tiêu hao để xác định chính xác số lượng sản phẩm, hàng hóa sản xuất, tiêu thụ trong kỳ cũng như nguyên liệu đã dùng để sản xuất các hàng hóa, dịch vụ đó. - Tăng cường kiểm tra, đối chiếu số liệu trên hồ sơ khai thuế với các loại sổ sách như sổ nhật ký bán hàng, các loại sổ chi tiết…

- Bên cạnh đó cũng cần đối chiếu với doanh thu của các kỳ trước đó để xem có sự biến động về doanh thu không. Nếu doanh thu biến động lớn trong khi các khoản chi phí cũng như quy mô không đổi thì cần phải chú ý kiểm tra ngay.

* Tăng cường kiểm tra các khoản chi phí được trừ.

Cùng với doanh thu chi phí được trừ là bộ phận quan trọng trong việc xác định thuế TNDN phải nộp của doanh nghiệp do vậy các doanh nghiệp cùng

với việc tìm cách khai giảm doanh thu là khai tăng các khoản chi phí được trừ. Chính vì vậy cùng với việc kiểm tra doanh thu cần phải tiến hành kiểm tra các khoản chi phí được trừ. Để công tác kiểm tra này đạt kết quả tốt thì cơ quan thuế cần phải:

- Xem xét tình hình kế toán của đơn vị như: hình thức kế toán, phương pháp kế toán…để có thể xác định các định khoản, nếu doanh nghiệp có vi phạm thì có thể phát hiện được. Muốn thực hiện tốt được thì đòi hỏi cán bộ thuế phải am hiểu về kế toán, về cách thức hạch toán chi phí.

- Khi kiểm tra nếu thấy có các khoản chi phí mà có sự đột biến thì cần phải chú ý quan tâm xem xét vì khi doanh nghiệp đã ổn định sản xuất, ổn định thị trường thì các khoản chi phí này rất ít biến động mà nếu có thì biến động rất ít.

- Nếu phát hiện phát sinh một số khoản chi mà năm trước không có thì cũng cần phải quan tâm.Thông thường chỉ khi doanh nghiệp mở rộng thị trường, chuyển đổi lĩnh vực đầu tư thì mới có khả năng xuất hiện các khoản chi mới hoặc các khoản chi trước kia doanh nghiệp giấu đi đến nay bị phát hiện.

- Chỉ có khoản chi nào có đầy đủ hóa đơn, chứng từ có hạch toán vào sổ sách, có liên quan đến doanh thu trong kỳ tính thuế thì mới cho hạch toán vào các khoản chi phí được trừ khi xác định thuế. Ngoài ra những khoản chi mặc dù có đầy đủ chứng từ theo quy định nhưng cũng không cho khấu trừ như tài sản cố định đã khấu hao hết, tiền thưởng cho người lao động nhưng không có trong hợp đồng.

3.2.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

* Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành.

Trong nền kinh tế hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cả về lĩnh vực kinh doanh cũng như số lượng, bên cạnh đó nhu cầu cuộc sống đòi hỏi ngày càng cao do đó tình trạng các doanh nghiệp móc ngoặc với cán bộ thuế để làm giảm số thuế phải nộp không phải là không có. Nếu xảy ra tình trạng này thì số thuế thất thu sẽ rất lớn vì số thuế mà doanh nghiệp trốn được là lớn hơn rất nhiều

số tiền mà họ trả cho cán bộ có sự thông đồng mà nếu được lợi ít thì cán bộ thuế sẽ không làm. Chính vì vậy đòi hỏi cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế. Để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành có hiệu quả cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Trong việc thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành ngoài việc lập đoàn thanh tra của cục thuế, của tổng cục thì cần tổ chức thêm các đoàn kiểm tra chéo giữa các chi cục. Các cục, chi cục tự tổ chức thanh tra, kiểm tra nội bộ đơn vị mình về việc chấp hành các quy trình quản lý, nội quy của đơn vị.. cần có sự khen thưởng đối với cá nhân, đơn vị thực hiện tốt và xử lý kỷ luật đối với các đơn vị không thực hiện đúng .

- Cần phải nghiên cứu việc điều chuyển luân phiên cán bộ cho phù hợp với thực tế nhằm hạn chế mức thấp nhất tình trạng móc ngoặc giữa cán bộ thuế với người nộp thuế. Cần phải nghiên cứu thời gian làm việc để điều chuyển cho phù hợp, nếu thời gian làm việc của cán bộ tại địa bàn quá dài thì sẽ tạo điều kiện cho sự thông đồng giữa cán bộ thuế và doanh nghiệp nhưng nếu thời gian làm việc qúa ngắn cán bộ thuế chưa nắm bắt hết hoặc mới nắm bắt được tình hình kinh doanh trên địa bàn mình quản lý mà đã phải chuyển đi nơi khác thì sẽ làm giảm hiệu quả làm việc. Do vậy theo em thời gian làm việc của cán bộ tại địa bàn là 5 năm sau đó sẽ thực hiện luân chuyển.

- Ngoài ra để có thể kiểm tra, giám sát cán bộ, lãnh đạo chi cục nên cho mua một số máy ghi âm loại siêu nhỏ và công bố sẽ nhờ bất cứ doanh nghiệp nào đến làm việc trực tiếp ghi âm những trao đổi của cán bộ thuế với doanh nghiệp, phát hiện có dấu hiệu của gây nhũng nhiễu hay tiếp tay cho doanh nghiệp sẽ lập tức xử phạt thật nặng như không tăng lương trong một thời gian, chuyển sang bộ phận khác hay cho thôi việc. Tuy nhiên do vấn đề này rất tế nhị nếu doanh nghiệp không muốn thì lãnh đạo chi cục có thể tuyển một số cộng tác viên, đóng vai trò là người nộp thuế để thực hiện việc ghi âm.

* Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế.

Công tác thanh tra, kiểm tra không những nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế đảm bảo cho luật thuế được thực hiện nghiêm mà còn góp phần tăng thu cho NSNN, nâng cao ý thức, trách nhiệm

của người nộp thuế. Để công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế có hiệu quả cần phải:

-Tăng cường kiểm tra trên địa bàn cũng như từng loại hình, từng lĩnh vực xem có bao nhiêu hoạt động sản xuất, kinh doanh, số doanh nghiệp đã đăng ký và chưa đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế.

- Tiến hành đẩy mạnh công tác kiểm tra các doanh nghiệp đã từng trốn thuế, các doanh nghiệp nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm, vì khi đó cơ quan thuế không phải dàn trải tiến hành kiểm tra tất cả các doanh nghiệp do vậy sẽ tiếc kiệm được thời gian và chi phí cho công tác kiểm tra, cơ quan thuế có điều kiện tập chung vào các doanh nghiệp có nghi ngờ khi đó hiệu quả kiểm tra sẽ cao.

Để tiến hành có hiệu quả đòi hỏi:

+ Chuyển từ thanh tra, kiểm tra toàn diện sang thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và nội dung vi phạm.

+ Phải lưu trữ thông tin có liên quan đến doanh nghiệp như: lịch sử chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp…. + Phải có hệ thống phân tích và dự báo rủi ro.

+ Lập danh sách các doanh nghiệp hay nộp chậm tờ khai, doanh nghiệp hay có sai sót, doanh nghiệp đã bị kiểm tra và có phát hiện vi phạm…

+ Định kỳ phải có sự đối chiếu sổ sách, chứng từ của các doanh nghiệp này. Khi doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh trong vài năm có thể rút doanh nghiệp ra khỏi danh sách này để có thể khuyến khích doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của mình.

Khi thực hiện giải pháp này có thể bỏ sót những doanh nghiệp mới hoặc các doanh nghiệp trước đây không vi phạm nhưng giờ lại có hành vi trốn thuế do vậy đối với các doanh nghiệp này vẫn cần phải kiểm tra nhưng với tần suất nhỏ hơn.

- Để công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành nhanh chóng, kịp thời nâng cao hiệu quả trong việc chống thất thu thuế thì nhà nước nên bổ xung chức năng điều tra hình sự về thuế cho cơ quan thuế vì:

+ Chỉ cơ quan thuế mới có đủ khả năng chuyên môn, nghiệp vụ về thuế để điều tra các vi phạm về thuế, khi đó hiệu quả điều tra sẽ cao.

+ Việc chuyển giao cho cơ quan thuế chức năng điều tra đối với người nộp thuế sẽ đảm bảo không có sự chồng chéo, trùng lắp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc điều tra gian lận của người nộp thuế.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện Đông Anh (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w