Một số chỉ tiêu dùng phân tích chung hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Tân Hiệp- Kiên Giang (Trang 25)

2.1.5.1. Doanh số cho vay.

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quí, năm.

Cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của bất cứ một NHTM. Sự chuyển hoá từ vốn tiền sang vốn tín dụng để bổ sung nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, có ý nghĩa với nền kinh tế và cả Ngân hàng. Vì hoạt

động cho vay tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Nhưng nó mang tính rủi ro lớn, nên phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các rủi ro trong quá trình hoạt động của ngân hàng.

2.1.5.2.Doanh số thu nợ.

Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó.

Hoạt động cho vay có nhiều rủi ro, đồng vốn mà ngân hàng cho vay có thể được thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc không thu hồi được. Nên công tác thu hồi nợ được ngân hàng đặt lên hàng đầu, một ngân hàng muốn hoạt động tốt, không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại đúng hạn, tránh thất thoát cho ngân hàng.

Vì vậy, thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp

đồng tín dụng là thành công rất lớn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì

đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả

và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng qua việc trả nợ và lãi đúng hạn.

2.1.5.3. Dư nợ.

Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về.

Mức dư nợ ngắn cũng như trung và dài hạn phụ thuộc vào mức độ huy

động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một ngân hàng nào để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng cao mức dư nợ trong hoạt động của mình.

2.1.5.4. Nợ xấu.

Định nghĩa nợ xấu của Việt Nam tại Quyết định 493/2005/QĐ-Ngân hàng Nhà nước ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).”

Cụ thể nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời Quyết định trên cũng quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Như vậy nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố: thứ nhất, đã quá hạn trên 90 ngày và thứ hai khả năng trả nợđáng lo ngại.

2.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng. 2.1.6.1. Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn.

Đây là chỉ tiêu quan trọng và không thể thiếu trong quá trình hoạt động của ngân hàng, đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng thông qua tỉ trọng

Tổng nguồn vốn Vốn huy động X 100% = Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Tỉ lệ này càng cao thì càng tốt cho hoạt động của ngân hàng, do đó các ngân hàng luôn tìm cách đa dạng hoá các hình thức huy động vốn của mình để

tăng nguồn vốn hoạt động.

2.1.6.2. Dư nợ trên tổng vốn huy động.

Chỉ số này xác định hiệu quảđầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy

động. = Vốn huy động Tổng dư nợ X 100% Dư nợ trên nguồn vốn huy động 2.1.6.3. Hệ số thu nợ.

Phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng. Cho biết số tiền mà ngân hàng thu được trong một thời kỳ kinh doanh nhất

định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của ngân hàng đạt hiệu quả và ngược lại.

Hệ số thu nợ

Doanh số thu nợ

Tổng doanh số cho vay

X 100 % = 2.1.6.4. Nợ xấu trên tổng dư nợ. Số nợ xấu Tổng dư nợ = Nợ xấu trên tổng dư nợ X 100 %

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng một cách rõ rệt. Chỉ

tiêu này càng cao thì cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại. 2.1.6.5. Vòng quay vốn tín dụng. Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân = Vòng quay vốn tín dụng

Trong đó: Dư nợđầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ 2 = Dư nợ bình quân

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua tính luân chuyển của vòng quay này trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), đồng vốn được quay vòng càng nhanh thì hiệu quả càng cao và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu. 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.

Các số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính, bảng báo cáo kết quả

hoạt động kinh doanh trong 03 năm (2006- 2007- 2008), một số văn bản của ngân hàng. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các số liệu, thông tin,…từ các nguồn sách, báo, tạp chí kinh tế, ngân hàng và những kiến thức đã học vào bài nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu.

Qua các số liệu thu thập được, đề tài tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng của ngân hàng thông qua:

- Phân tích các báo cáo tài chính.

- Phương pháp so sánh kết quả hoạt động của các kỳ kinh doanh. - Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính.

Chương 3

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂN HIỆP- KIÊN GIANG

3.1.GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀĐỊA BÀN HUYỆN TÂN HIỆP. 3.1.1.Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.

Tân Hiệp là huyện cửa ngõ của tỉnh Kiên Giang nằm trên tuyến quốc lộ

80. Phía Đông Bắc giáp Cần thơ, phía Tây Bắc giáp tỉnh An Giang, phía Tây Nam giáp huyện Châu Thành và phía Đông Nam giáp huyện Giồng Riềng.

Với 1 thị trấn và 9 xã: Tân Hiệp A, Tân Hiệp B, Tân An, Tân Thành, Tân Hội, Thạnh Đông A, Thạnh Đông B, Thạnh Trị và Thạnh Đông. Dân cư chủ yếu là dân tộc Kinh 97%, dân tộc Khmer chiếm 2% và số ít người Hoa. Về tôn giáo có 48% dân số theo đạo Thiên chúa, 17% Phật giáo, còn lại chủ yếu thờ ông bà.

Tân Hiệp có diện tích đất tự nhiên 41.933 ha. Trong đó đất sản xuất lúa 02 vụ là 36.186 ha. Đất vườn 1.732,86 ha. Đất ao 400 ha. Đất thổ cư 1.327 ha.

Đất chuyên dùng: 2.449,17 ha. Đất sản xuất nông nghiệp được bố trí “liền canh - liền cư” với 95% diện tích. Dân cư trú chủ yếu theo tuyến kinh trục và kinh ngang, gắn với phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, chiếm 85% dân số.

Địa hình và hệ thống thuỷ lợi: Tân Hiệp có địa hình đồng bằng và hệ

thống kênh chằng chịt và lượng phù sa màu mỡ bồi đắp mỗi năm. Hệ thống thủy lợi – thủy lợi nội đồng được xem là khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu mùa vụ - cây trồng - vật nuôi trên địa bàn Huyện. Có trên 97% các tuyến kinh trục – kinh ngang được nâng cấp cao hơn đỉnh lũ năm 2000, trong đó có 82% phát triển thành lộ giao thông; mạng lưới thủy lợi nội đồng đã được tiến hành nạo vét, 80% bờ bao lửng chủđộng sản xuất lúa đông xuân và hè thu.

Điều kiện khí hậu tương đối ổn định, nhiệt độ trung bình từ 30 –320C, độ ẩm cao, thích hợp cho việc trồng lúa, cây ăn quả phát triển.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội.

Hiện nay dân số trên địa bàn huyện Tân Hiệp là 153.518 người với 30.101 hộ. Có 25.500 hộ sản xuất nông nghiệp (chiếm 87,08% số hộ toàn huyện). Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện Tân Hiệp đã có những chuyển biến tích

nước cần có chính sách cụ thể tập trung đầu tư và chính sách hỗ trợ nâng cao đời sống và sản xuất cho nhân dân trong toàn huyện Tân Hiệp.

3.2. GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TÂN HIỆP. NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TÂN HIỆP.

3.2.1. Sơ lược về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Nam.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development, viết tắt là AGRIBANK) là NHTM lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản, thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. Theo báo cáo của UNDP năm 2007, Agribank cũng là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

AGRIBANK được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988. Lúc mới thành lập được mang tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1990, đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1996, ngân hàng đổi tên thành tên gọi như hiện nay. Năm 2003, Chủ tịch nước Việt Nam đã trao tặng NHNo&PTNT danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳđổi mới.

vốn, tài sản

AGRIBANK là ngân hàng lớn nhất Việt Nam về , đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến tháng 3/2007, AGRIBANK vẫn với vị thế dẫn đầu với: Tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có đạt gần 15.000 tỷđồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷđồng, tỷ

lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với chuẩn quốc tế là 1,9%, có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng khắp toàn quốc với gần 30.000 cán bộ công nhân viên.

3.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Tân Hiệp Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Tân Hiệp

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Tân Hiệp là Chi nhánh cấp 2 trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang, được thành lập theo quyết định 400/CP của Thủ tướng Chính phủ năm 1990, trụ sở chính đặt tại khóm 02, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang; nơi có dân cư đông đúc, thuận lợi cho giao dịch với khách hàng. Với nhiệm vụ huy động vốn và cung cấp vốn cho mọi quá trình sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ sở

hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao đời sống nhân dân trong địa bàn huyện Tân Hiệp.

Tháng 08 năm 2001 NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp mở thêm Phòng giao dịch Thạnh Đông A, tháng 03 năm 2009 Ngân hàng mở thêm Phòng giao dịch Kinh B. Cả hai phòng giao dịch trên đều được đặt tại khu dân cưđông

đúc, giao thông thuận lợi nhằm huy động thêm vốn và tạo điều kiện cho khách hàng ở xa trung tâm huyện đi lại dễ dàng hơn, giảm chi phí, đồng thời thu hút khách hàng mới.

Ngoài ra, Ngân hàng còn phối hợp với các tổ chức đoàn thể như: Hội liên hiệp phụ nữ Huyện, Hội nông dân,…làm cầu nối truyền tải vốn đến hộ nông dân trên địa bàn huyện được thuận lợi và nhanh chóng hơn.

3.2.3. Quy trình tín dụng căn bản.

Quy trình tín dụng căn bản là bảng tổng hợp mô tả các bước đi từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi Ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Mô tả quy trình tín dụng căn bản có thể tóm tắt như sau:

* Bước 1: Lập hồ sơđề nghị cấp tín dụng.

Là khâu đầu tiên của quy trình tín dụng, được thực hiện sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng lần đầu tiên. Nó là khâu quan trọng vì thông tin thu thập được sẽ làm cơ sở để thực hiện các khâu sau. Thông tin cần thu thập bao gồm: năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng, khả năng sử

dụng vốn vay và khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng cũng như khả năng

đảm bảo tín dụng.

Để thu thập được những thông tin trên, khách hàng nộp các loại giấy tờ

sau: Giấy đề nghị vay vốn, giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân, phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch trả nợ, phương án đầu tư, báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất, các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp (cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay), các giấy tờ liên quan khác.

* Bước 02: Phân tích tín dụng.

Là bước phân tích khả năng hiện tại và khả năng tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả vốn vay và thu hồi vốn vay kể

ngân hàng, kiểm soát và dự kiến những biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Ngoài ra, còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ

sơ vay vốn, nhận xét về thái độ trả nợ của khách hàng từđó làm cơ sở để quyết

định cho vay.

* Bước 03: Quyết định và ký hợp đồng tín dụng.

Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hay từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng đến các giai đoạn sau, đến uy tín và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Là khâu khó xử lý và dễ sai phạm nhất. Có hai loại sai lầm cơ

bản đó là:

- Quyết định cho vay đối với một khách hàng không tốt. - Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt.

Sai lầm thứ nhất là dễ dẫn đến thiệt hại về tài chính do nợ xấu hoặc nợ

không thể thu hồi được. Sai lầm thứ hai dễ dẫn đến mất uy tín và cơ hội cho vay

đối với một khách hàng tốt.

Để hạn chế những sai lầm này, ngân hàng thường: Thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ, chính xác làm cơ sở ra quyết định, trao quyền quyết

định cho một hội đồng tín dụng hoặc những người có năng lực phân tích và phán quyết.

Sau khi ra quyết định tín dụng, nếu chấp thuận cho khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng ký hợp đồng tín dụng và làm tiếp các bước sau. Nếu từ chối cho vay, ngân hàng sẽ có văn bản trả lời và giải thích rõ lý do cho khách hàng biết.

* Bước 04: Giải ngân.

Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết, giải ngân (phát tiền vay) sẽ là khâu tiếp theo sau đó. Đây khâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện chấn chỉnh và ngăn chặn kịp thời sai sót ở các khâu trước. Nguyên tắc chính là luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hoá hoặc dịch vụđối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này. Tuy vậy, giải ngân luôn phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo thuận lợi tránh gây phiền hà và khó khăn cho khách hàng.

* Bước 05: Giám sát tín dụng:

Là khâu khá quan trọng nhằm bảo đảm cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể gây ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ sau này.

Các phương pháp giám sát bao gồm: Giám sát các hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, phân tích các báo cáo tài chính theo định kỳ, giám

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Tân Hiệp- Kiên Giang (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)