PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Tân Hiệp- Kiên Giang (Trang 67)

Nhìn chung hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua luôn tăng trưởng, góp phần mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Song cùng với việc mở rộng tín dụng ít nhiều sẽ tiềm ẩn những rủi ro.

Đối với khoản cho vay khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nhóm nợ xấu. Nếu khách hàng vì những nguyên

hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ, nếu được chi nhánh đồng ý thì được điều chỉnh kỳ

hạn nợ hoặc được gia hạn nợ. Sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ

hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho chi nhánh thì nợ đó được chuyển sang nhóm nợ xấu. Còn nếu khách hàng không có đơn xin gia hạn hoặc

điều chỉnh kỳ hạn nợ, tất yếu chi nhánh cũng chuyển nợ đó sang nhóm nợ xấu ngay sau khi hết hạn.

Nợ xấu là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của ngân hàng và đây là một vấn đề rất đáng quan tâm bởi vì không những nó phản ánh mức độ hiệu quả tín dụng mà còn chứng tỏ năng lực quản lý của đội ngũ, nhân viên ngân hàng đó có tốt hay không, từ đó tăng sức cạnh tranh, hoạt động ngân hàng được bền vững hơn. Nếu không quản lý tốt các món nợ này nó sẽ trở thành các khoản nợ khó có khả năng thu hồi làm giảm hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.

4.3.1. Nợ xấu.

Bảng 14: Tình hình nợ xấu qua 03 năm tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp

ĐVT: Triệu đồng

( Nguồn: Phòng Kế hoạch- Kinh doanh NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp)

So sánh Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Nợ xấu 334 331 678 -3 -0,9 347 104,83 TÌNH HÌNH NỢ XẤU QUA 03 NĂM CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TÂN HIỆP

334 331 678 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 ĐVT: Triệu đồng

Hình 16: Tình hình nợ xấu qua 03 năm của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp

Nhìn vào bảng 14 và hình 16 ta thấy: Nợ xấu của NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Tân Hiệp qua ba năm tăng, giảm không ổn định. Cụ thể năm 2006, tổng nợ xấu là 334 triệu đồng, năm 2007 là 331 triệu đồng, giảm so với năm 2006 là 3 triệu đồng. Năm 2008, tăng 347 triệu đồng so với năm 2007, tức nợ

xấu là 678 triệu đồng. Nguyên nhân nợ xấu năm 2008 tăng lên là do tình hình thiên tai (chủ yếu là do rầy nâu và bệnh vàng lùn xoắn lá ở lúa), bệnh lở mồm long móng trên heo, bò, dịch cúm gia cầm, thêm vào đó là giá cả sản phẩm nông sản lại giảm thấp. Đã ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của người dân,chính vì vậy mà một số hộ vay gặp khó khăn trong việc trả nợ vay cho Ngân hàng.

Để hiểu rõ hơn về tình hình nợ xấu ta phân chia nợ xấu theo thành phần kinh tế và theo thời hạn. Trước hết ta xem xét:

4.3.1.1. Nợ xấu theo thành phần kinh tế:

Theo thành phần kinh tế ta có bảng số liệu về tình hình nợ xấu ở bảng số

liệu 14 dưới đây:

Bảng 15. Nợ xấu theo thành phần kinh tế qua 03 năm tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp.

(ĐVT: Triệu đồng) Năm So sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Hộ gia đình, cá thể 334 100 331 100 678 100 -3 -0,9 347 104,83 Tổng cộng 334 100 331 100 678 100 -3 -0,9 347 104,83

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp)

Nhìn vào bảng số liệu 14 phản ánh nợ xấu theo thành phần kinh tế, ta nhận thấy: Đối với thành phần doanh nghiệp thì trong ba năm 2006, 2007, 2008 nợ xấu là không có. Cho thấy khối doanh nghiệp trong các năm qua thực hiện kinh doanh có hiệu quả và khả năng thu nợ của Chi nhánh là tốt cũng như cán bộ

tín dụng của Chi nhánh có khả năng thẩm định phương án và công tác phân tích tình hình tài chính đối với các doanh nghiệp này là nghiêm túc và chính xác.

Đối với hộ gia đình- cá thể, nợ xấu trong năm 2006 là 334 triệu đồng. Sang năm 2007, nợ xấu còn 331 triệu đồng, so với năm 2006 là giảm khoảng 0,9%, với số tuyệt đối là 3 triệu đồng. Nhưng đến năm 2008, dư nợđối với thành phần này là 678 triệu đồng, tức là tăng 347 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng 104,83%. Nợ xấu đối với hộ gia đình- cá thể tăng lên trong năm 2008 là do tình hình thiên tai(chủ yếu là do rầy nâu và bệnh vàng lùn xoắn lá trên cây lúa), bệnh lở mồm long móng trên heo, bò, dịch cúm gia cầm, thêm vào đó là giá cả sản phẩm nông sản lại giảm thấp. Tình hình này đã ảnh hưởng đáng kểđến thu nhập của người dân, chính vì vậy mà một số hộ vay gặp khó khăn trong việc trả nợ

vay cho Ngân hàng. Nhìn lại tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế của ngân hàng thông qua biểu đồ hình 16 dưới đây:

Hình 17. Nợ xấu theo thành phần kinh tế qua 03 năm của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp.

0 100 200 300 400 500 600 700 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 ĐVT: Triệu đồng NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

ỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TÂN HIỆP

C

Doanh nghiệp Hộ gia đình, cá thể

Tổng cộng

NỢ XẤU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 03 NĂM CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TÂN HIỆP

4.3.1.2. Nợ xấu theo thời hạn.

Bảng 16. Nợ xấu theo thời hạn của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp qua 03 năm. (ĐVT: Triệu đồng) Năm So sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền % tiSềốn % Ngắn hạn 65 19,46 93 28,1 596 87,9 28 43,08 503 540,86 Trung hạn 269 80,54 238 71,9 82 12,1 -31 -11,52 -156 -65,55 Tổng cộng 334 100 331 100 678 100 -3 -0,90 347 104,83

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp)

Từ bảng 16 ta thấy, năm 2006 nợ xấu ngắn hạn là 65 triệu đồng chiếm tỷ

trọng là 19,46% trong tổng nợ xấu. Sang năm 2007 là 93 triệu đồng tăng lên 28 triệu đồng tương đương 43,08% so với năm 2006, chiếm tỷ trọng 28,10% trong tổng nợ xấu, trong năm này thu nhập người dân có phần không ổn định nên việc tự giác đến Ngân hàng trả nợ là thấp và một số hộ vay đã cố tình không trả nợ

dẫn đến việc nợ xấu tăng lên. Đến năm 2008, nợ xấu đã tăng lên 596 triệu đồng, chiếm đến 87,9% trong tổng nợ quá hạn năm 2008, tăng đến 540,86%, tương

đương tăng với số tuyệt đối là 503 triệu đồng. Nguyên nhân tăng nợ xấu ngắn hạn là do trong những năm này Chi nhánh tập trung cho vay ngắn hạn và yếu tố

khách quan là do tình hình thiên tai tại địa phương (mất mùa, dịch cúm gia cầm, giá cả nông sản lại xuống thấp,..) ảnh hưởng trực tiếp đối với thu nhập của người dân, gây khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng.

Đối với nợ xấu trung hạn thì giảm dần qua các năm, năm 2006 nợ xấu là 269 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 80,54% trong tổng nợ xấu năm 2006. Năm 2007 nợ xấu giảm xuống so với năm 2006 là 31 triệu đồng, giảm với tỷ lệ là 11,52%, tỷ trọng cũng giảm xuống còn 71,9%. Sang năm 2008, nợ xấu trung hạn tiếp tục giảm xuống 156 triệu đồng so với năm 2007, nợ xấu chỉ còn 82 triệu đồng , tỷ lệ

giảm tương ứng là 65,55%, tỷ trọng giảm xuống chỉ còn 12,1% trong tổng nợ

hạn người dân có thể xoay chuyển vốn vay và thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo trả nợ đúng hạn, nếu như năm đầu nông dân bị thất mùa thì qua năm sau có thể cải thiện kịp thời để trả nợ, bên cạnh đó Ngân hàng còn tiến hành cho vay bổ sung để trả phần nợ đã đến hạn mà chưa có tiền để trả và hạn chế cho vay trung hạn cũng như tăng thu nợ đối với loại hình này. Chính vì vậy nên nợ

xấu trung hạn giảm dần với tốc độ tương đối nhanh trong những năm qua.

Kết quả phân tích trên cho thấy kể cả cho vay theo thời hạn hay theo thành phần kinh tếđều chứa đựng nhiều rủi ro về khả năng thanh toán, do cho vay thời gian kéo dài trong khi đó tình hình kinh tế luôn có những biến động bất ngờ. Nhưng nhìn chung nợ quá hạn của Chi nhánh vẫn còn ở mức thấp và có thể chấp nhận được. Và từ năm 2009 trở về sau, chi nhánh sẽ thực hiện kiểm soát chặt chẽ

các khoản nợ đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn và hộ gia đình- cá thểđể khống chế mức gia tăng nợ xấu mới, đồng thời chỉ đạo cán bộ xử lý, giám sát và đôn

đốc thu hồi nợ xấu cũ còn còn tồn đọng chưa thu hồi được.

Hình 18: Nợ xấu theo thời hạn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Hiệp qua 03 năm.

Từ phân tích trên cho thấy nếu không quản lý tốt các khoản nợ xấu thì nợ

xấu sẽ trở thành các khoản nợ khó đòi. Lúc này nợ xấu đã bộc lộ rõ về khoản cho vay rủi ro, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

0 100 200 300 400 500 600 700 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 ĐVT: Triệu đồng

NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN QUA 03 NĂM

ỦA NHNo&OTNT CHI NHÁNH HUYỆN TÂN HIỆP C Ngắn hạn Trung hạn Tổng cộng NỢ XẤU THEO THỜI HẠN QUA 03 NĂM CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TÂN HIỆP

Để đánh giá thêm về chất lượng tín dụng trong quá trình hoạt động của Chi nhánh, ta xem xét thêm về chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ qua 03 năm được tổng hợp và trình bày ở bảng 15 dưới đây:

Bảng 17: Các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng qua 03 năm của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp

(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp)

4.4.4. Nợ xấu trên tổng dư nợ.

Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ phản ánh hiệu quả chất lượng tín dụng tại Chi nhánh. Nếu hoạt động tín dụng của Chi nhánh tốt thì tỷ lệ này sẽ thấp và ngược lại tỷ lệ này cao thì chất lượng tín dụng là không tốt. Theo đánh giá của ngành thì tỷ lệ này ở mức 5% là bình thường, nếu trên 5% là xấu còn dưới 5% là tốt.

Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được tổng kết trong bảng 15 cho ta thấy tỉ lệ

này giảm trong năm 2007 nhưng lại tăng lên vào năm 2008. Cụ thể năm 2006, tỉ

So sánh CHỈ TIÊU Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 1. Tổng dư nợ Triệu đồng 233.417 391.065 437.346 157.648 46.281 2. Nợ xấu Triệu đồng 334 331 678 -3 347 3. Nợ xấu/ Tổng dư nợ % 0,143 0,085 0,155 -0,058 0,07 0 0.05 0.1 0.15 0.2 ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DÝ NỢ N ên t ợ quá hạn tr ổng dý nợ NỢ XẤU TRÊN TỔNG DƯ NỢ NỢ XẤU TRÊN TỔNG DƯ NỢ Hình 19. Nợ xấu trên tổng dư nợ

năm 2006 thì giảm xuống 0,058%. Nguyên nhân làm cho tỉ lệ nợ xấu năm 2007 thấp như thế là do điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản xuất được mùa, giá lúa ổn

định, làm cho khách hàng trả nợ vay đúng thời hạn. Liên tục đến năm 2008, tỉ lệ

này đã tăng lên 0,155%, so với năm 2007 thì tăng 0,07%. Ta nhận thấy dư nợ

của Ngân hàng giảm tăng liên tục qua các năm nhưng ta nhận thấy tỷ lệ nợ xấu còn ở mức thấp - trung bình vào khoảng 0,128%. Đây là tỷ lệ tương đối thấp so với mục tiêu của Ngân hàng cố gắng đạt dưới 1% và thấp hơn nhiều so với mức cho phép của NHNo&PTNT Tỉnh (5%). Cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng không ngừng được nâng cao qua các năm.

Có được kết quả trên là nhờ nỗ lực của toàn thể lãnh đạo chi nhánh và cán bộ công nhân viên đã nâng cao hiệu quả làm việc, công tác thẩm định, tín dụng ngày càng được hoàn thiện tốt nhất. Chi nhánh thường xuyên giám sát các khoản vay theo từng đối tượng, nắm rõ tình hình tổng thể của từng khách hàng

để có biện pháp thu hồi nợ đúng đắn và cho vay một cách hợp lý. Qua đó cho thấy Ngân hàng đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của nông dân trong việc cung cấp, đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất, góp phần phát triển kinh tế tại địa phương.

Tỷ lệ này cho thấy rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Huyện Tân Hiệp rất thấp, cho thấy đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay là ngành đầu tư ít rủi ro, đảm bảo tương đối an toàn cho đồng vốn của ngân hàng.

Chương 5

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN CHI NHÁNH TÂN HIỆP- KIÊN GIANG

5.1. NHỮNG MẶT TỒN TẠI CỦA CHI NHÁNH VÀ NGUYÊN NHÂN. 5.1.1. Thuận lợi. 5.1.1. Thuận lợi.

- Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện Tân Hiệp đạt 21,4 triệu đồng/năm tương đương 1.260 USD, tức tăng 41,72% so với năm 2007. Sản lượng lương thực bình quân toàn huyện năm 2008 được đánh giá cao nhất từ

trước đến nay (đạt 14,3 tấn/ha), tạo động lực cho các ngành nghề khác trên địa bàn phát triển theo như: chăn nuôi heo, cá, chế biến, dịch vụ,...Đây là tín hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh được ổn định và bền vững.

- Trong lĩnh vực ngân hàng Chính phủ, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Hiệp luôn được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của NHNo&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT Tỉnh Kiên Giang.

Ngân hàng Nhà nước đã có các chủ trương, biện pháp linh hoạt, kiểm soát lạm phát trong năm 2008, chỉ đạo các NHTM cơ cấu lại nguồn vốn để đầu tư

vốn một cách hợp lý, chống cho vay để đầu cơ trong thời kỳ lạm phát: Quyết

định 1300/QĐ_HĐQT-TDNo ngày 03/12/2007( về giao dịch đảm bảo), Quyết

định 1165/QĐ_NHNo- KHTH ngày 26/06/2008 (về quản lý hạn mức dư nợ dư

có) và còn rất nhiều văn bản hướng dẫn, chỉđạo của NHNo Tỉnh Kiên Giang về

vốn, chế độ biểu mẫu, điều hành, nghiệp vụ được thống nhất. Đặc biệt đã được sự giúp đỡ, cho phép Ngân hàng cơ sở chuyển đổi sang chương trình IPCAS, hòa mạng chung với toàn ngành để nhận được thông báo, cũng như sự chỉ đạo, giúp đỡ nhau cùng hoạt động.

- NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Hiệp được đặt ngay trung tâm Thị

trấn Tân Hiệp, có dân cư sinh sống đông đúc, điều kiện giao thông đi lại dễ

dàng, giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc đến giao dịch cũng như giúp cho các hoạt động của Ngân hàng được thuận lợi hơn.

- Với đội ngũ nhân viên trẻ và năng động có trình độ chuyên môn cao kết hợp với các cán bộ công nhân viên thâm niên cao có nhiều kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm tốt, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, nhiệt tình, thân thiện với khách hàng.

- Địa bàn nơi ngân hàng hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, tạo tiền đề cho ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng nông thôn. Mặt khác, ngân hàng đã mở rộng thêm 02 phòng giao dịch nên thuận lợi cho khách hàng và ngân hàng cùng giao dịch được nhanh chóng và thuận tiện hơn.

- Trong suốt quá trình hoạt động Chi nhánh luôn được sự quan tâm, hỗ trợ

của các cơ quan Ban ngành địa phương trong công tác cho vay và thu nợ cũng nhưđăng ký tài sản thế chấp, xử lý nợ, điều chỉnh phụ lục hợp đồng tín dụng.

- Với nguồn vốn dồi dào, vốn huy động chiếm tỷ trọng cao ổn định, đáp

ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách kịp thời và hiệu quả nhất.

5.1.2. Khó khăn- hạn chế:

Bên cạnh thuận lợi, ngân hàng cũng đã gặp không ít những khó khăn mà ngân hàng cần phải nỗ lực vượt qua để duy trì và phát triển.

- Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng còn hạn chế vì nguồn vốn huy động của ngân hàng thấp, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vay từ Hội sở chính.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Tân Hiệp- Kiên Giang (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)