Công việc tính toán phục vụ thiết kế gồm những bước sau:
B1: Sử dụng công cụ GoogleEarth để đo đạc khoảng cách tối đa sẽ phục vụ của OLT (tính từ OLT đến 1 điểm bất kỳ trên đường bao của vùng phục vụ)
B2: Xác định vùng phục vụ của mỗi splitter: Y=R/10 Y: bán kính phục vụ của splitter
R: bán kính phục vụ tối đa của OLT Vẽ vùng phục vụ của splitter trên bản đồ
B3: Tính toán số lượng thuê bao tiềm năng trong từng vùng splitter. B4: Đặt bộ giá chia cáp trung tâm - FDC
Chương III: phương pháp xây dựng mạng truy nhập quang
FTTx-GPON Đồ án tốt nghiệp đại học
- Đặt FDC trên các tuyến cống bể và tận dụng điều kiện về cơ sở hạ tầng hiện có
- Gom từ 10 đến 20 splitter area vào một giá chia cáp trung tâm.
- Ưu tiên gom các splitter area có thuê bao tiềm năng vào cùng 1 FDC. B5: Nguyên tắc tính toán sợi quang
- Số sợi quang tại mỗi vùng splitter sẽ tính = roundup(số lượng sợi cáp đồng tới vùng splitter đó/128)+2 + x
Trong đó:
+ 2 sợi để dự phòng (1 sợi để dự phòng, sợi còn lại phục vụ việc đo kiểm vật lý trong trường hợp dùng 2 cấp splitter).
+ x = roundup(số lượng sợi cáp đồng tới vùng splitter đó/100) là số sợi dành cho khách hàng VIP.
- Số lượng cáp gốc từ OLT đến FDC = Tổng số sợi quang của các splitter area tại FDC
- Việc lựa chọn loại sợi quang cho đoạn từ OLT đến FDC được làm tròn lên theo cấu hình kỹ thuật cáp quang (24, 48, 96, 144..)
- Như vậy ta đã tính được số lượng sợi cáp gốc cần thiết xây dựng cho 10 năm về sau.
Sau khi kết thúc giai đoạn lập kế hoạch mạng ta sẽ thu được: - Xác định được vùng OLT sẽ triển khai GPON
- Xác định được vùng phục vụ của các OLT
- Xác định được bán kính phục vụ tối ưu của splitter theo từng vùng - Xác định số lượng vùng phục vụ splitter tương ứng với mỗi OLT - Xác định được các điểm dự kiến phải triển khai FDC
- Xác định được số sợi quang cần thiết cho các tuyến cáp gốc đáp ứng cho 10 năm.