0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Xác định các vùng sẽ thực hiện việc thiết kế:

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ GPON PHƯƠNG PHÁP LẬP CẤU TRÚC VÀ ỨNG DỤNG LẬP CẤU TRÚC MẠNG GPON CHO VIỄN THÔNG NGHỆ AN (Trang 45 -48 )

Tập hợp thống kê số liệu thuê bao tiềm năng theo từng CES

Các CES có số thuê bao tiềm năng >= 150 thì sẽ đặt 1 thiết bị OLT. Trong trường hợp 2 CES có số thuê bao tiềm năng < 150, đặt gần nhau, có sẵn tuyến cáp và cộng tổng lại thì có số thuê bao tiềm năng >150 thì cũng sẽ triển khai 1 OLT dùng chung.

Sau khi xác định số lượng OLT dự kiến triển khai và vùng phục vụ của các OLT đó, thực hiện việc vẽ ranh giới cho các vùng phục vụ đó trên Google Earth.

Tính toán để đảm bảo vấn đề suy hao quang khi khoảng cách từ OLT đến thuê bao >8km.

Như vậy chỉ thực hiện việc thiết kế, xây dựng quy hoạch mạng tại những điểm CES được đặt OLT thỏa mãn các điều kiện trên.

Thực hiện việc tải ảnh trên Google Earth cho các vùng đã khoanh:

Sau khi đã khoanh được các vùng phục vụ của các điểm dự kiến đặt OLT, việc tiếp theo tải hình ảnh của vùng đó từ trên internet về máy trạm.

Để thực hiện việc tải ảnh tự động chúng ta phải vẽ 1 lưới với khoảng cách của ô lưới là 250m và sử dụng công cụ Google Earth path để vẽ.

Tập hợp thu thập số liệu theo các biểu mẫu:

Mẫu 1: Thông tin về thiết bị và các đài trạm viễn thông bao gồm: tên quận/huyện, tên phường/xã, tên đài trạm viễn thông, tên khu vực, loại đài viễn thông (chính, vệ tinh, truy nhập), địa chỉ, kinh độ, vĩ độ, loại hình sở hữu (sở hữu/thuê), hệ thống tổng đài PSTN (loại thiết bị, tổng dung lượng, số lượng thuê bao đã sử dụng), hệ thống băng rộng (tổng dung lượng, thuê bao hiện có), xác định thuê bao tiềm năng. Có thể lấy thông tin chi tiết về tọa độ của các đài trạm thông qua Google Earth

Mẫu 2: Thông tin chi tiết về các tuyến cáp quang trục, quang từ tổng đài tới mạng Man hiện có: điểm đầu, điểm cuối, số lượng sợi cáp, số lượng sợi đã sử dụng, chiều dài. Hiện trạng mạng trục quang được tính từ tổng đài tới mạng Man. Nguyên tắc để xác định số lượng sợi dựa trên các thông tin khi thiết kế mạng Man (số sợi cáp gốc tính cả các dự án đã được duyệt và số liệu hiện có trên mạng, số sợi đã dùng tính cả các sợi dự kiến sẽ sử dụng trong mạng Man E). Việc xác định số lượng sợi đã sử dụng và khoảng cách được thu thập thông qua các cán bộ quản lý tuyến và vụ cho việc thiết kế chi tiết.

Mẫu 3: Thông tin hiện trạng mạng quang truy nhập: điểm đầu, điểm cuối, số lượng sợi, số lượng cáp đã dùng, chiều dài, phân loại trong mạng FTTx(gốc, phân bổ, truy nhập)

Mẫu 4: Các tủ phối quang gồm các thông tin: tên quận/huyện, tên phường/xã, tên tổng đài, kiểu cấu trúc mạng (ring, tree, star), thứ tự ODF, tên ODF, loại (ODF/FDC), vị trí lắp đặt, kinh độ, vĩ độ, ….

Mẫu 5: Hiện trạng mạng cáp đồng. Tập trung xác định các điểm đặt tủ cáp đồng. Việc tập hợp các tủ cáp đồng được tính toán để phù hợp với nhu cầu cung cấp dịch vụ, nếu nhập tất cả các tủ cáp đồng sẽ mất nhiều thời gian và không cần thiết. Vậy ta sẽ chỉ nhập thông tin của các tủ cáp cấp 1 nếu khoảng cách từ tủ cáp đó đến thuê bao xa nhất <1500m và nhập thông tin tủ cáp cấp 2 nếu khoảng cách từ tủ cáp cấp

Chương III: phương pháp xây dựng mạng truy nhập quang

FTTx-GPON Đồ án tốt nghiệp đại học

1 đến thuê bao xa nhất >1500m. Việc xác định chính xác tọa độ của các tủ cáp thông qua công cụ GOOGLE EARTH.

Mẫu 6: Dự báo thuê bao tiềm năng chia theo các đài trạm.

Mẫu 7: Thông tin về các toà nhà, khu đô thị mới xây. Thông tin về các khu đô thị, các tòa nhà đang xây dựng hết sức quan trọng vì các điểm đó sẽ có sự phát triển cơ học, ở đây chúng ta có thể khảo sát chính xác về số hộ nhà dân dự kiến hiện có, diện tích văn phòng dự kiến cho thuê.

Mẫu 8: Hiện trạng cống bể và cột treo hiện có của các tuyến. Các thông tin về số lỗ của tuyến cống và số lỗ còn lại hết sức quan trọng trong việc thiét kế chi tiết, các thông tin này phải được xác định chính xác dựa vào nguồn cung cấp là các cán bộ trực tiếp quản lý tuyến cống cáp.

Đưa số liệu đã thu thập lên bản đồ:

Sau khi đã thu thập đầy đủ các số liệu, chúng ta phải đưa các thông tin cần thiết lên GOOGLE EARTH để phục vụ việc thiết kế trực quan hơn. Các thông tin cần thiết phải đưa lên GOOGLE EARTH gồm:

Cập nhật bản đồ về hiện trạng về đường từ AutoCad lên GoogleEarth.

Cập nhật thông tin của các tủ cáp đồng (đã thu thập) lên GOOGLE EARTH. Cập nhật đầy đủ các thông tin cần thiết vào file excel, sau đó sử dụng công cụ để convert từ excel vào GOOGLE EARTH

Vẽ hiện trạng các cống cáp, cột cáp trên GoogleEarth. Phân biệt cống cáp và cột treo bằng mầu sắc. Mầu sắc và biểu tượng của các trạm viễn thông, điểm đặt CES, OLT, splitter, ONU và mầu sắc của tuyến cáp được định nghĩa như sau:

-Mầu xanh --- là cống bể -Mầu đỏ --- là cột treo cáp

-Mầu xanh da trời --- , độ dầy =3 là đường viền vùng phục vụ của OLT -Mầu trắng là đường viền vùng phục vụ của splitter area

-Mầu hồng --- độ dầy =2 là đoạn cáp gốc từ OLT tới FDC

-Mầu xanh lá cây --- độ dầy 1,5 là đoạn cáp phối từ FDC tới splitter -Mầu vàng --- độ dầy =1 là đoạn cáp nhánh từ splitter tới ONU

STT Biểu tượng Ý nghĩa

2 Đài trạm viễn thông

3 Các điểm đặt FDC

4 Các tủ cáp đồngCó thể chọn mầu khác theo từng vùng 5 Đánh dấu vùng phục vụ của splitterCó thể đổi mầu theo từng vùng

6 Điểm đặt splitter

7 Điểm đặt ONU phục vụ cho thuê bao FTTB

8 Điểm đặt ONU phục vụ cho thuê bao FTTC

9 Điểm đặt FDB (chú ý chọn mầu đỏ cho dễtheo dõi) Bảng 3.4-biểu tượng Icon và ý ngĩa trên google earch

Toàn bộ việc đưa số liệu lên GoogleEarth cần đảm bảo số liệu nhập là hoàn toàn chính xác. Các thông tin cần lấy gồm:

- Tọa độ thực tế của các tủ cáp - Tọa độ của các đài trạm

- Đường bao khoanh vùng phục vụ của CES - Đường đi thực tế của các tuyến cáp quang

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ GPON PHƯƠNG PHÁP LẬP CẤU TRÚC VÀ ỨNG DỤNG LẬP CẤU TRÚC MẠNG GPON CHO VIỄN THÔNG NGHỆ AN (Trang 45 -48 )

×