Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tại chi nhánh bởi vì cán bộ tín dụng dù có giỏi mấy cũng có xảy ra sai sót trong quá trình xử lý nghiệp vụ. Vì vậy công tác kiểm sóat hết sức quan trọng nhằm phát hiện sai sót, chấn chỉnh kịp thời tránh xảy ra những hậu quảđáng tiếc.
Củng cố và hoàn thiện đội ngũ làm công tác tín dụng, thường xuyên cử cán bộ tín dụng đi tập huấn nghiệp vụ tại các khóa do Hội sở tổ chức. Phân bố công việc cho cán bộ tín dụng một cách khoa học sao cho cán bộ có nhiều thời gian giám sát các đơn vị vay vốn, tránh tình trạng một cán bộ quản lý nhiều đơn vị với dư nợ lớn như hiện nay và sẽ không giám sát chặt chẽ hoạt động của khách hàng làm hạn chế uy tín thu hồi nợ hoặc không phát hiện xử lý kịp thời các rủi ro tín dụng chưa được dự báo trước.
Ngân hàng cần có sách lược phối hợp với các ngành chức năng nhằm quản lý chặc chẽ khách hàng và xử lý nhanh chóng tài sản thế chấp của khách hàng để thu hồi nợ giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.
Có chính sách tín dụng phù hợp và kiên quyết từ chối cho vay đối với những khách hàng đủ điều kiện vay nhưng có biểu hiện không minh bạch trong kinh doanh và quan hệ làm ăn với khách hàng khác.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng tín dụng cần đa dạng hóa sản phNm, dịch vụ, tăng cường phát triển các sản phNm dịch vụ mới dựa trên công nghệ hiện
đại và có giá trị gia tăng cao để tăng thu nhập cho Ngân hàng đồng thời thu hút khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng để thu hút nguồn vốn tại chỗ với chi phí thấp trong các tổ chức kinh tế và trong dân cư.
Xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh Ngân hàng văn minh hiện đại có chính sách thân thiện lâu dài, tăng trưởng tín dụng đảm bảo chất lượng an
toàn, hiệu quả bền vững đúng định hướng Hội sở Ngân Hàng Việt Á và phù hợp với bối cảnh đặc thù của Chi nhánh.
Quan tâm hơn nữa việc sử dụng đòn bNy vật chất để nâng cao chất lượng tín dụng sao cho đảm bảo chi trả theo nguyên tắc: Cán bộ tín dụng tạo ra nhiều giá trị cho Chi nhánh thu hồi được nhiều nợ, xử lý được nhiều rủi ro, giúp Ngân hàng có thu nhập cao hơn những cán bộ tín dụng tạo ra giá trị ít hơn cho Chi nhánh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại (2006). Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng,Đại học Cần Thơ.
2. Phan Đức Dũng (2006). Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Đại học Quốc Gia TPHCM.
3. Lê Thị Mận (2005). Tiền tệ - ngân hàng và thanh toán quốc tế, NXB tổng hợp TPHCM.
4. Các báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo hoạt động tín dụng của Ngân hàng Việt Á chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2006, 2007, 2008
5. Một số trang Web:
• Bản tin (13/04/2009), Để thành phố Cần Thơđảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, báo Cần Thơ, có thể xem tại:
www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&p=0&id=32937
• Bản tin (09/04/2009), Một số giải pháp kích cầu nhằm chống suy thoái và
ổn định kinh tế, báo Cần Thơ, có thể xem tại:
www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&p=&id=32623
• Bản tin (22/04/2009), Triển khai hỗ trợ lãi suất và bảo lãnh tín dụng tại TP Cần Thơ, báo Cần Thơ, có thể xem tại:
http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&id=33482
• . Bản tin (15/04/2009), Nhạy cảm lãi suất cơ bản, có thể xem tại: http://vneconomy.vn/20090415100939454P0C6/nhay-cam-lai-suat-co-ban.htm
• Bản tin (15/04/2009), Lãi suất VND liên ngân hàng có xu hướng tăng, có thể xem tại:
http://vneconomy.vn/2009041003504465P0C6/lai-suat-vnd-lien-ngan-hang-co- xu-huong-tang.htm