XÂY DỰNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU RIÊNG

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương Đông (Trang 84 - 89)

Nguồn nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đối với nguyên liệu cá biển thì công ty có thể chủ động được một phần nhưng đối với nguyên liệu cá tra thì rất khó. Do đó đối với nguyên liệu cá tra công ty có thể áp dụng một số phương pháp sau để không những chủ động trong sản xuất mà còn cung cấp nguồn nguyên liệu an toàn, có thể mang đặc tính sản phẩm riêng của công ty:

+ Nếu nguồn vốn dồi dào công ty có thể thực hiện đào ao, nuôi cá sau đó thuê kĩ sư thường xuyên đến chăm sóc. Đảm bảo cá nuôi phải đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn cuả HACCP. Nuôi cá theo các chỉ tiêu và chất lượng mà công ty muốn sản phẩm của mình đạt được. Phương pháp này thì chi phí bỏ ra lúc ban đầu là khá lớn, và rủi ro cũng khá cao. Đổi lại công ty sẽ thu về nguồn nguyên liệu “sạch”, đảm bảo chất lượng sản phẩm cho khách hàng. Công ty sẽ không bị ảnh hưởng về giá nguyên liệu đầu vào, do đó giá bán sản phẩm sẽ ổn định và thật sự cạnh tranh. Nước ta điều kiện tự nhiên ở các địa phương khác nhau thì hoàn toàn không giống nhau. Do đó cá được nuôi ở các địa phương khác nhau thì chất lượng thịt cá và màu sắc sẽ khác nhau. Để khai thác được đặc tính này công ty nên thăm dò thông tin sản phẩm từ các trung tâm Khuyến ngư ở các tỉnh của đất nước. Sau đó sẽ sản xuất sản phẩm mẫu nếu được người tiêu dùng ưu chuộng sẽ đầu tư nuôi cá nguyên liệu.

+ Công ty có thể thực hiện mô hình liên kết dọc do VASEP đề xuất nhằm phát triển bền vững trong ngành nuôi trồng thủy sản nếu vốn không đủ mạnh. Đối với mô hình này công ty cần xây dựng liên kết dọc lấy nhà máy làm trung tâm. Mô hình liên kết dọc bao gồm: nhà máy chế biến xuất khẩu, trại nuôi, cơ sở dịch vụ (thức ăn, con giống, thuốc...), ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức

chứng nhận... Các chủ thể trong liên kết được “ràng buộc” bởi 5 hợp đồng: bảo lãnh cung cấp giữa nhà máy và các đơn vị dịch vụ đầu vào cho người nuôi; hỗ trợ và bao tiêu sản phẩm giữa nhà máy và người nuôi(các chủ thể tham gia trong mô hình: người nuôi, nhà chế biến, nhà sản xuất thức ăn - thuốc thú y thủy sản và các nhà sản xuất giống) bảo trợ và cung cấp tài chính tín dụng cho liên kết giữa nhà máy và ngân hàng; bảo hiểm giữa nhà máy và công ty bảo hiểm; đánh giá chứng nhận giữa nhà máy và chứng nhận độc lập. Hiện nay mô hình liên kết dọc này chưa được các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Việt Nam thực hiện nhiều. Do đó nếu áp dụng thành công thì uy tín trong ngành chế biến thủy sản của công ty sẽ lớn mạnh hơn. Công ty sẽ giải quyết được vấn đề về nguyên liệu, tiến tới đạt độ đồng đều hơn trong chế biến sản phẩm, chất lượng sản phẩm được nâng cao.

+ Ngoài ra công ty có thể thực hiện “liên kết ngang” với một số doanh nghiệp khác, để tạo sức mạnh cho toàn ngành. Khi thực hiện liên kết ngang công ty có thể chia sẽ nguồn nguyên liệu cho các công ty khác hay ngược lại. Công ty có thể cùng hợp tác với các công ty khác đầu tư nghiên cứu để tìm kiếm những nguồn nguyên liệu mới, nhằm đa dạng hoá sản phẩm. Nếu tạo được sự liên kết này thì ngành xuất khẩu thủy sản Việt nam sẽ có sức cạnh tranh rất lớn trên thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp có thể hợp tác cùng xuất khẩu, thoã thuận giá hàng hóa khi xuất khẩu để tạo thế mạnh cho hàng Việt Nam. Khi có liên kết ngang sẽ tránh được những vụ kiện như bán phá giá hay là hàng không đủ chất lượng ở thị trường nước ngoài. Tạo sức mạnh cho các doanh nghiệp tự tin đầu tư trên thương trường quốc tế, giúp nhau cùng phát triển góp phần tăng giá trị xuất khẩu của cả nước

5.4 NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CHO NHÂN VIÊN

Chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa, nên mỗi người phải có tác phong thật công nghiệp. Đặc biệt khi đối tác của chúng ta là người phương Tây thì tác phong làm việc phải càng nhanh nhẹn hơn. Người phương Tây luôn cho rằng người phương Đông có tác phong trong công việc rất lề mề, vì vậy nếu muốn hợp tác lâu dài với họ thì chúng ta phải sửa đổi tác phong này. Trong công ty nên xây dựng các quy định nghiêm ngặt về thời gian làm

việc, nghỉ ngơi và tác phong làm việc trong công ty, phải thật sự nghiêm khắc. Ban giám đốc phải là người đi đầu thực hiện những quy định của công ty để nhân viên lấy đó làm gương.

Bên cạnh đó để công việc được hiệu quả thì nhân viên phải có sự hiểu biết về ngôn ngữ hay về một số nét văn hoá của các nước đối tác. Vì vậy công ty nên khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên học ngôn ngữ quốc tế và các ngôn ngữ của các quốc gia mà công ty có khách hàng, để khi cần giao tiếp với khách hàng sẽ làm cho họ hài lòng với công ty. Việc đó sẽ làm tăng thêm lòng tin và uy tín của công ty đối với khách hàng, càng thể hiện sự tôn trọng của công ty đối với khách hàng. Có thể việc đó sẽ tạo được một thế mạnh mới cho công ty cho công ty trên thương trường.

Ngoài ra để đảm bảo thời gian giao hàng theo đúng hợp đồng thì các nhân viên cần phải chuyên nghiệp về các khâu, các bước khi thực hiện một hợp đồng thương mại. Do đó để công việc không bị động khi có sự cố bất ngờ thì công ty nên khuyến khích các nhân viên có thể học hỏi hay tham khảo công việc lẫn nhau khi thực hiện các nghiệp vụ thương mại. Để khi có một nhân viên thực hiện thực hiện nghiệp vụ gặp sự cố thì có nhân viên khác có thể đảm nhận được công việc.

Đối với các nhân viên đòi hỏi phải có chuyên môn, kĩ thuật thì nên tổ chức cho họ đi tập huấn nâng cao tay nghề hay thi kiểm tra tay nghề định kì, để đảm bảo được chất lượng của máy móc thiết bị cũng như chất lượng của sản phẩm.

Cho nhân viên tham gia các buổi hội thảo quốc tế về ngành chế biến thuỷ sản xuất khẩu quốc tế để có thể cập nhật kịp thời những chỉ tiêu chất lượng mới, các loại máy móc hiện đại hơn…Đó cũng là cơ hội cho công ty gặp gỡ các đối thủ cạnh tranh, để tham khảo, học hỏi những ưu điểm của họ.

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN 6.1.KẾT LUẬN

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì việc kinh doanh xuất nhập khẩu gặp rất nhiều thuận lợi. Tuy nhiên những rào cảng về kĩ thuật và về văn hóa làm cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và công ty nói riêng gặp không ít khó khăn, lúng túng nơi xứ người. Do đó việc đoàn kết giữa các công ty cùng ngành là rất cần thiết. Khó khăn và vướn mắt của doanh nghiệp đi trước trong quá trình hoạt động cũng sẽ là bài học quý báu cho các doanh nghiệp đi sau . Vì vậy việc giúp đỡ nhau để cùng phát triển sẽ tạo thêm sức mạnh không chỉ cho mỗi doanh nghiệp mà còn cho cả ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Thủy sản Việt Nam đã thật sự tạo được uy tín về sản phẩm và chất lượng nên số lượng xuất khẩu và giá trị ngoại tệ thu vào hàng năm của ngành và công ty nói riêng tăng lên đáng kể. Khi gia nhập nền kinh tế thế giới với rất nhiều cơ hội và thách thức cho xuất khẩu, nhưng công ty đã tận dụng được các cơ hội một cách dễ dàng còn thách thức chỉ là vấn đề đi đôi với hội nhập nên không lo ngại. Tuy còn non trẻ nhưng công ty TNHH thủy sản Phương Đông đã tạo được một vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế. Đó là nhờ sự nổ lực không mệt mỏi của các nhân viên và sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo công ty Phương Đông.

Tuy nhiên thị trường thì luôn vận động và những khó khăn thách thức ngày càng đa dạng và phức tạp. Do đó công ty phải có những chiến lược mới và mục đích hoạt động mới thì mới có thể tồn tại bền vững được.

6.2.KIẾN NGHỊ

6.2.1. Kiến nghị đối với doanh nghiệp

- Xây dựng bộ phận kế toán quản trị để công ty có thể kiểm soát được nhu cầu nguyên liệu của công ty tiến tới giảm chi phí hoạt động. Công ty sẽ chủ động hơn trong việc sản xuất và bán hàng.

- Cập nhật thông tin từng này từng giờ để công ty có thể bắt kịp được những biến đổi của thị trường. Vì vậy doanh nghiệp phải luôn chủ động tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ NN&PTNT và VASEP tổ chức.

- Xem xét các vướn mắt của tất cả các doanh nghiệp khác trong hoạt động xuất khẩu để học hỏi và rút kinh nghiệm cho chính tình hình thực tế của công ty.

6.2.2.Kiến nghị đối với Nhà nước

Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các hộ nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu thủy hải sản. Thông qua việc đảm bảo các yếu tố bên ngoài là thật sự tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong việc kinh doanh xuất nhập khẩu, nhưng vẫn đảm bảo được sự an toàn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

- Đầu tư, cải thiện, nâng cấp hệ thống giao thông công cộng để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa. Đặc biệt đối với mặt hàng thủy sản thì càng chú trọng đến độ tươi của sản phẩm, vì vậy các hình thức vận chuyển phải thật sự đa dạng và dễ lưu thông.

- Ngân hàng phải đảm bảo vấn đề vốn cho các doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và nâng cấp trang thiết bị. Các hộ nông dân thì được vay vốn để tiếp tục nuôi trồng thủy sản đảm bảo lượng cung nguyên liệu trên thị trường.

- Duy trì mức ổn định các chỉ số kinh tế để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.

- Phải có bộ máy chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh, đất nước hoà bình không có chiến tranh thì người dân trong nước cũng như các doanh nghiệp mới thật sự yêu nước, có như thế họ mới có thể an tâm và dồn hết công sức cống hiến làm cho đất nước thêm phát triển, giàu mạnh.

------

1. Đinh Thị Thơm (2007). Thị trường một số nước Châu Phi - Cơ hội đối với Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

2. Nguyễn Thanh Bình (2005). Thị trường EU các quy định pháp lý liên quan đến chính sách sản phẩm trong marketing xuất khẩu, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội.

3. Phan Đức Dũng (2008). Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Thống Kê, nơi xuất bản TP Hồ Chí Minh.

4. Vũ Trọng Lâm (2006). Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Khoa Học và Xã Hội.

5. Huy Sáu,(2008).” Tình hình kinh tế Việt Nam”,Tạp chí Tài chính,(3) 6. Các trang Web: www.VASEP. com.vn

www.fistenet.gov.vn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản cuả công ty TNHH thủy sản Phương Đông (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)