hoạt động của Chi nhánh.
1. Thuận lợi:
Việt nam sau khi ra nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài khiến cho thị trường tài chính trở nên phát triển đa dạng, nhộn nhịp hơn. Điều đó kéo theo sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong đó có BIDV. Hoạt động thương mại giao lưu buôn bán giữa Việt nam và các quốc gia khác được thúc đấy làm phát sinh các nhu cầu về giao dịch, từ đó đòi hỏi sự tham gia tích cực của hệ thống ngân hàng. Đứng trong hàng ngũ các Ngân hàng mạnh của Việt nam, BIDV Việt nam nói chung và BIDV Hà nội nói riêng có cơ hội để khẳng định chất lượng, uy tín của mình đồng thời để phát triển ngày càng vững mạnh hơn.
Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, đặc biệt là môi trường pháp lý. Hệ thống pháp lý minh bạch, rõ ràng. Trong lĩnh vực Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều đổi mới, bổ sung đồng bộ các cơ chế, quy chế, áp dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ và điều hành tỷ giá hợp lý phù hợp với diễn biến cung cầu thị trường, góp phần giữ ổn định giá trị đồng tiền và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
BIDV có cơ sở vững mạnh, một mạng lưới rộng khắp, đội ngũ cán bộ có trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm, gắn bó với Ngân hàng cũng là một thuận lợi để tạo điều kiện cho Chi nhánh đạt được những thành công mới. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ lãnh đạo có kiến thức, am hiểu thị trường đã xây dựng được những chủ trương đúng đắn, chỉ đạo quyết liệt, nhanh nhậy, kịp thời với tinh thần chủ động, năng động, sáng tạo phát huy sức mạnh tập thể nên dù trong một môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn nhưng NIDV Hà nội đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch
kinh doanh, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển, đổi mới đất nước và Thủ đô trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; giữ vững vị thế chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư phát triển trên địa bàn thủ đô Hà nội.
2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, còn có rất nhiều những khó khăn, thử thách mà BIDV Hà nội phải đối mặt.
Việc gia nhập WTO cũng đem lại một mối lo ngại đó là sự cạnh tranh với các ngân hàng khác trong ngành, đặc biệt là sự xâm nhập của các ngân hàng lớn, có tên tuổi, kinh nghiệm trên thế giới cũng như các ngân hàng trong nước.
Ngoài ra, môi trường kinh doanh đầy biến động cũng gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của Chi nhánh. Trong năm 2008, nhằm kiềm chế lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ đã được chính phủ đưa ra: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, yêu cầu các ngân hàng mua tín phiếu bắt buộc, kiểm soát tăng trưởng tín dụng, tăng mạnh lãi suất cơ bản (cao nhất tới 14% vào tháng 6 năm 2008). Việc áp dụng hàng loạt các biện pháp thắt chặt tiền tệ, cả hệ thống NHTM Việt nam đã gặp nhiều khó khăn: thiếu hụt thanh khoản kéo dài, lãi suất huy động liên tục tăng cao, có thời điểm lên đến gần lãi suất trần cho vay 21%/năm. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào tăng cao do trượt giá cũng gây khó khăn lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa làm gia tăng áp lực nợ xấu đối với ngân hàng, vừa hạn chế khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng. Vào thời điểm cuối quý III năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo theo suy thoái và lạm phát tăng cao ở Mỹ và hàng loạt các quốc gia khác trên thế giới, nền kinh tế lại đối mặt với nguy cơ suy thoái buộc Chính phủ phải tiến hành các giải pháp kích cầu, theo đó chính sách tiền tệ được nới lỏng, lãi suất cơ bản giảm mạnh kéo theo lãi suất cho vay giảm đột ngột, tỷ giá tăng cao...
Bên cạnh đó, Chi nhánh vẫn còn một số những khó khăn nội tại: mặc dù có nhiều cố gắng, song một số Phòng giao dịch, Điểm giao dịch còn chưa phát huy hết lợi thế của đơn vị nên hiệu quả chưa cao, năng suất lao động còn thấp; một số bộ phận các bộ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, cần phải tiếp tục đào tạo thêm