Công tác tổ chức và đào tạo cán bộ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank hải phòng (Trang 83 - 92)

2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán th tín

2.6. Công tác tổ chức và đào tạo cán bộ

Trong tất cả các lĩnh vực muốn đạt hiệu quả cao thì yêu tố con ngời luôn đợc đặt lên hàng đầu. Hoạt động ngân hàng lại càng cần những cán bộ không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình với công việc. Hoạt động của ngân hàng ảnh hởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Để có đội ngũ cán bộ đáp ứng đợc yêu cầu ngày càng cao của hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng thì cần làm một số việc sau: tổ chức tuyển chọn một cách nghiêm túc, đào tạo và đào tạo lại có hệ thống các cán bộ theo tiêu chuẩn và hình thức hợp lý. Việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong đó quan trọng nhất là nghiệp vụ thanh toán L/C là dịp hết sức quan trọng để trao đổi kinh nghiệm và học hỏi trang bị thêm kiến thức cho đội ngũ thanh toán viên. Ngân hàng cũng có thể cử cán bộ nghiệp vụ và cả lãnh đạo đi tham dự các khoá học nghiệp vụ ngắn hạn ở các tr- ờng chuyên môn, hay tham gia các khoá học dài hạn. Hội sở chính cũng nên tập hợp tài liệu, văn bản có liên quan đến nghiệp vụ thanh toán chuyển cho các chi nhánh để nghiên cứu, vận dụng. Với những biện pháp khuyến khích nh nâng lơng, tăng thởng tạo thêm các điều kiện làm việc phù hợp với trình độ và khả năng của mỗi cá nhân để phát huy tính độc lập sáng tạo của họ. Cần quan tâm bồi dỡng kiến

thức tổng hợp và kiến thức về quan hệ quốc tế cho cán thanh toán quốc tế.

Ngoài đào tạo về chuyên môn cũng cần bồi dỡng về đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ ngân hàng. Bởi không ít rủi ro xảy ra nguyên nhân từ phía cán bộ ngân hàng sai phạm qui chế của ngân hàng. Vì những lý do cá nhân không ít cán bộ ngân hàng đã tiếp tay cho khách hàng lừa đảo gây thiệt hại cho ngân hàng. Họ lợi dụng những sơ hở của ngân hàng để vụ lợi cá nhân mà không biết hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy ra. Những vi phạm trên cần đợc sử lý nghiêm minh nhằm làm trong sáng đội ngũ ngân hàng.

Ngân hàng Ngoại thơng Hải Phòng tuy có quy mô không lớn với 8 phòng ban và trên 80 nhân viên có trình độ chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ đã và đang cống hiến sức mình vào sự phát triển của thành phố cảng.

3.Một số kiến nghị góp phần thực hiện giải pháp 3.1.Kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà n- ớc và các nghành có liên quan

Với chủ chơng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hớng xã hội chủ nghĩa, vai trò điều tiết của nhà nớc ngày càng đợc khẳng định. Xu hớng hội nhập vào nền kinh tế thế giới đem lại cơ hội lớn cho mỗi quốc gia đồng thời cũng là thách thức đối với các nớc đang phát triển nh Việt Nam. Thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán th tín dụng nói riêng cần đến những chính sách, định hớng thích hợp với mục tiêu từng thời kỳ để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả và ngày càng phát triển. Vì vậy Chính Phủ cần phải làm những việc sau:

Cần có những văn bản pháp lý cho hoạt động thanh toán XNK

Một trong những nguyên nhân gây nên rủi ro pháp lý trong giao dịch tín dụng chứng từ là sự thiếu vắng của các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các bên trong qúa trình thanh toán. ở Việt Nam hiện nay ngoài UCP 500 và một số thông lệ quốc tế khác ta không có một văn bản luật hay dới luật nào đề cập đến mối quan hệ pháp lý giữa ngời mua và ngời bán trong giao dịch tín dụng chứng từ. Khi có tranh chấp thơng mại xảy ra, trọng tài quốc tế có thể phán quyết đối với quan hệ mua bán giữa hai bên mà không đề cập đến quan hệ chi trả giữa các ngân hàng. Hơn nữa cũng không có một văn bản pháp luật nào của Việt Nam quy định quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của ngân hàng mở khi có tranh chấp xảy ra.

Các tranh chấp L/C vẫn không ngừng xẩy ra và ngày một tăng không chỉ do nguyên nhân khác biệt luật pháp giữa các quốc gia mà còn xuất phát từ sự không hoàn chỉnh của chính pháp luật quốc gia đó. Các nớc đều có những luật hoặc văn bản dới luật về giao dịch tín dụng chứng từ trên cơ sở thông lệ quốc tế có tính đến các đặc thù của nền kinh tế, tập quán của nớc họ. Tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam cha có văn bản quy định hớng dẫn các giao dịch xuất nhập khẩu để các ngân hàng áp dụng vào thực tế.

Nh vậy chỉ áp dụng UCP 500 vào giao dịch th tín dụng là cha đủ khi có tranh chấp xảy ra. Chính phủ cần có những văn bản pháp lý về mối quan hệ giữa hợp đồng ngoại thơng với thanh toán tín dụng chứng từ, nêu nên quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà nhập khẩu, xuất khẩu và ngân hàng khi tham gia vào quan hệ tín dụng th. Do đó cần quan tâm đến các vấn đề sau:

+Quyền đợc miễn thanh toán của ngân hàng mở khi quan hệ giao nhận hàng đợc trọng tài tuyên bố huỷ bỏ.

+ Quyền đợc nhận hàng của ngân hàng mở khi ngời thế chấp lô hàng mất khả năng thanh toán.

+Cần tạo hành lang pháp lý cho giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng trong quan hệ tín dụng th. Cho đến nay hầu hết các khách hàng đến yêu cầu mở L/C đều không có văn bản pháp lý có tính chất hợp đồng đợc thoả thuận bằng văn bản. Mà chỉ có các giấy tờ nh: th yêu cầu mở L/C, giấy cam kết thanh toán, đơn xin bảo lãnh nhận hàng... Các chứng từ này chỉ đơn giản là các giao dịch ngân hàng, không thể hiện tính chất pháp lý ràng buộc giữa hai bên nên gây ra khó khăn cho toà án khi xảy ra xét xử tranh chấp.

+Quyền đợc bảo lu số tiền chiết khấu của ngân hàng chiết khấu trong quan hệ mua đứt bán đoạn. Cần phải có quy chế chiết khấu hối phiếu lập theo th tín dụng, cần có văn bản quy định việc giải quyết tranh chấp giữa ngân hàng chiết khấu và đơn vị chiết khâú.

Tranh chấp hợp đồng thơng mại do toà án kinh tế giải quyết theo luật kinh tế, còn các tranh chấp th tín dụng thì toà án nào giải quyết cha đợc quy định. Đây là vấn cần quan tâm khi xây dựng, sửa đổi bổ sung pháp lệnh hợp đồng kinh tế.

Cần có chính sách khuyến khích và kiểm soát hoạt động XNK

Để thúc đẩy hoạt động XNK, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh toán quốc tế, nhà nớc phải tăng cờng hiệu lực các văn bản và thủ tục XNK. Phải có qui chế bắt buộc các doanh nghiệp khi có đủ điều kiện về tài chính, trình độ quản lý, hớng phát triển kinh doanh khả thi... thì mới cấp giấy phép kinh doanh XNK trực tiếp (trở thành các bên tham gia vào quan hệ tín dụng chứng từ) trên thực tế cho thấy thực lực tài chính các doanh nghiệp nớc ta còn quá kém, hoạt động chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng, đấy là cha kể đến khối doanh nghiệp nhà nớc thì vốn chủ yếu là của nhà nớc. Hiện nay một số doanh nghiệp theo hớng cổ phần hoá nhng xét cho cùng vón góp của nhà nứơc vẫn là chủ yếu. Nếu kinh doanh thua lỗ thì trực tiếp liên

quan đến chất lợng tín dụng. Cả nớc hiện nay có khoảng 34000 doanh nghiệp trong đó khoảng 5900 doanh nghiệp nhà nớc với mức vốn bình quân là 2,7 tỷ đồng. Vì vậy trớc mắt, nhà nớc cần rà soát các đơn vị, tổ chức kinh tế không đủ điều kiện XNK trực tiếp thì phải chuyển sang uỷ thác xuất nhập khẩu thì tránh đợc rủi ro do trình độ quản lý của họ.

Tuy nhiên các quy chế thủ tục xuất nhập khẩu cần phải tạo nên sự cân bằng giữa khuyến khích và kiểm soát XNK. Hiện nay một số chủ trơng đang tạo lợi thế, thuận lợi cho doanh nghiệp này nhng lại bất lợi cho doanh nghiệp khác làm mất cân đối giữa cung và cầu gây nên tình trạng tồn đọng hàng hoá. Tình trạng XNK tràn lan làm cho sản xuất và tiêu thụ hàng hoá trong nớc bị đình trệ.Vì vậy nhà nớc cần có chính sách, biện pháp giúp doanh nghiệp củng cố và duy trì thị tr- ờng, hạn chế rủi ro mất khả năng thanh toán. Cụ thể là nhà nớc cần trợ cấp XNK thông qua chế độ lãi suất, xây dựng biểu thuế XNK phù hợp, sát thực. Nhà nớc cần cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về thị trờng thế giới. Đây là nhân tố quan trọng tronh công tác phòng ngừa rủi ro thanh toán quốc tế. Vì nếu thiếu thông tin về giá cả, nhu cầu thị trờng thế giới thì nhà xuất nhập khẩu sẽ khó dự đoán nhu hớng thị trờng, kinh doanh có thể bị thua lỗ khi giá cả thay đổi theo chiều hớng xấu nhất là khi doanh nghiệp mở L/C nhập hàng trả chậm.

 Hai Luật Ngân hàng đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1.10.1998 nhng đến nay vẫn còn thiều nhiều nghị định hớng dẫn thi hành luật, nhất là luật các tổ chức tín dụng đặc biệt là các nghị định điều chỉnh trực tiếp hoạt động của các ngân hàng thơng mại. Ngoài ra thị trờng chứng khoán đã đi vào hoạt động và hối phiếu, thơng phiếu là những đối tợng đợc giao dịch mua bán nhng ở Việt Nam vẫn cha có luật hối phiếu. Trong thanh toán quốc tế việc lu thông sử dụng hối phiếu rất phổ biến. Hối phiếu dùng để thanh toán trả tiền ngay hay dùng để chiết khấu trong nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu. Để thuận lợi

cho việc lu thông và hiểu rõ trách nhiệm của ngời ký phát hối phiếu...cần phải xây dựng Luật Hối phiếu.

2.2-Kiến nghị với doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Một vấn đề bức thiết đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của chúng ta hiện nay là phải nâng cao nghiệp vụ ngoại thơng để tránh những sai lầm không đáng có nh thời gian vừa qua. Khi soạn thảo hợp đồng phải tìm hiểu kỹ về thủ tục, cân nhắc kỹ các điều khoản trớc khi ký, hợp đồng phải sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác, lu ý những bất lợi mà ngời bán cố tình đa vào.

 Cần có đội ngũ chuyên trách, có trình độ nghiệp vụ vững vàng trong lĩnh vực kinh doanh XNK:

Các cán bộ này phải đợc đào tạo về nghiệp vụ ngoại thơng, am hiểu các luật về thơng mại và thanh toán quốc tế, có năng lực trong công tác. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cha chú ý đúng mức đến vấn đề pháp lý. Mỗi doanh nghiệp nên có một cố vấn pháp luật để tránh những rắc rối trong kinh doanh. Ngoài nắm vững nghiệp vụ ngoại thơng doanh nghiệp cần nắm vững các thông lệ về thanh toán quốc tế vì thanh toán là khâu rất quan trọng trong quá trình mua bán. Cần phải nắm vững UCP 500 và cách thức lập chứng từ tránh sai sót. Phối hợp với ngân hàng để giải quyết các tranh chấp xảy ra. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh XNK lớn thì nên thành lập cho mình phòng kinh doanh XNK, chuyên về nghiên cứu thị trờng, tình hình tài chính của bạn hàng... để dự báo lập kế hoạch XNK dài hạn. Đối với các doanh nghiệp không chuyên về XNK, cha có cán bộ chuyên trách thì có thể nhờ hoặc thuê chuyên gia về lĩnh vực này t vấn.

Thận trọng trong việc lựa chọn đối tác

Trong thơng mại quốc tế thì vấn đề chọn đối tác là vô cùng quan trọng. Việc tìm hiểu bạn hàng là không dễ khi các bên tham gia giao dịch ở cách xa nhau và cha có quan hệ quen biết. Chính vì vậy rủi ro

trong thanh toán quốc tế xảy ra nhiều do khách hàng lừa đảo, mất khả năng thanh toán... Do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần lựa chọn đối tác có uy tín trên thị trờng thế giới, buôn bán sòng phẳng có quan hệ lâu dài. Đồng thời cố gắng giảm các giao dịch qua nhiều trung gian vì vừa giảm đợc chi phí vừa hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Cần thu thập thông tin về đối tác càng nhiều càng tốt từ nhiều nguồn khác nhau nh từ ngân hàng, cơ quan đại diện Việt Nam ở nớc ngoài, qua báo chí, qua phòng thơng mại và công nghiệp Việt Nam...để tổng hợp thành thông tin của chính mình.

kết luận

Ngân hàng Ngoại thơng Hải Phòng có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố. Với nguồn vốn đồi dào, đội ngũ cán bộ vững chuyên môn, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác ... đã cung cấp tín dụng và các

dịch vụ ngân hàng thoả mãn nhu cầu của dân c và các tổ chức kinh tế. 25 năm xây dựng và trởng thành Ngân hàng đã thu đợc những thành tựu đáng kể nhng vẫn còn tồn tại một số bất cập. Ngân hàng Ngoại thơng Hải Phòng đã góp phần tích cực trong việc phát triển hoạt động ngoại thơng của thành phố. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế không những đem lại nguồn lợi nhuận mà còn nâng cao uy tín của Ngân hàng.

Một vấn đề bức xúc hiện nay là thanh toán quốc tế nh thế nào để đảm bảo nhanh chóng, an toàn, hiệu quả. Với vai trò là trung gian thanh toán ngân hàng thơng mại là chất dầu bôi trơn, là chất xúc tác giúp cỗ máy thanh toán hoạt động nhịp nhàng, tốc độ. Từ thực tế đã xảy ra nhiều vụ rủi ro gây tổn thất không những cho khách hàng mà cả Ngân hàng cũng gánh chịu hậu quả. Đặc biệt trong phơng thức thanh toán th tín dụng ngày càng đợc sử dụng nhiều nhng nó đã bộc lộ những nhợc điểm cần khắc phục. Những nguyên nhân gây ra rủi ro thanh toán th tín dụng rất đa dạng có thể xuất phát từ phía khách hàng mà cũng có thể từ chính cán bộ của ngân hàng... Quản lý hạn chế rủi ro là công việc mà bất cứ một nhà quản trị ngân hàng nào cũng phải làm, vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Những năm qua Vietcombank Hải Phòng đã quan tâm đến việc hạn chế rủi ro nói chung và rủi ro thanh toán th tín dụng nói riêng. Mặc dù đã cố gắng nhng những rủi ro vẫn xảy ra ảnh hởng tới hoạt động của ngân hàng.

Qua nghiên cứu lý luận cũng nh thực tế ngân hàng, em xin đa ra những giải pháp khả thi cũng nh các kiến nghị để góp phần hạn chế rủi ro nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán th tín dụng nói riêng và thanh toán quốc tế nói chung. Hy vọng rằng những ý kiến trên sẽ góp phần nhỏ bé vào sự phát triển của ngân hàng với mục tiêu an toàn, hiệu quả. Cuối cùng một lần nữa em xin cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo: thạc sĩ Trần Đăng Khâm cùng các cô, bác, anh, chị phòng thanh toán quốc tế Ngân hàng Ngoại thơng Hải Phòng đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Mục lục

chơng I...3

1. Những vấn đề chung về thanh toán quốc tế...3

1.1.Bản chất của thanh toán quốc tế...3

1.2.Vai trò của ngân hàng thơng mại trong thanh toán quốc tế ...4

1.3 Các phơng thức chủ yếu trong thanh toán quốc tế...5

1.3.1. Phơng thức ghi sổ (open account)...5

1.3.2. Phơng thức chuyển tiền (Remittance)...6

1.3.3 Phơng thức nhờ thu (collection of payment)...6

1.3.4.Phơng thức tín dụng chứng từ (letter credit)...8

2.Phơng thức thanh toán tín dụng chứng từ...8

2.1.Khái niệm của tín dụng chứng từ...8

2.2.Các bên tham gia thanh toán ...9

2.3.Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phơng thức tín dụng chứng từ. ...11

2.4.Các loại th tín dụng thơng mại...13

2.5 Ưu nhợc điểm của thanh toán th tín dụng ...16

3. Rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phơng thức thanh toán tín dụng chứng từ ...17

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank hải phòng (Trang 83 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w