Định mức cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chi nhánh Cần Thơ (Trang 29)

- Ngân hàng nơi cho vay quyết định cho vay căn cứ vào nhu cầu cho vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng.

- Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc từng lần cho dự án, phương án sản xuất, cụ thể như sau:

+ Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu là 10% trong tổng nhu cầu vốn.

+ Đối với vay trung hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu là 20% trong tổng nhu cầu vốn.

- Trường hợp khách hàng có tín nhiệm, khách hàng là hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vay vốn không phải đảm bảo bằng tài sản. Nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên là giao cho giám đốc ngân hàng nơi cho vay quyết định.

- Đối với khách hàng được ngân hàng nơi cho vay lựa chọn áp dụng cho vay có đảm bảo bằng tài chính hình thành từ vốn vay, mức vốn tự có theo quy định hiện hành của chính phủ, Thống đốc ngân hàng Nhà nước VIệt Nam.

- Giới hạn cho vay:

+ Tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của khách hành vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng hoặc khách hàng có nhu cầu vốn huy động từ nhiều nguồn thì ngân hàng nơi cho vay thực hiện cho vay hợp vốn.

+ Trong trường hợp đặc biệt khách hàng có nhu cầu vay vốn vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng Việt Nam, giám đốc sở giao dịch, chi nhánh cấp 1 phải trình tổng giám đốc để báo cáo ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Thủ tướng chính phủ cho phép mới được thực hiện.

P

Phhâânn ttíícchh ttììnnhh hhììnnhh hhooạạtt đđộộnngg ttààii cchhíínnhh ttạạii NNHH TTMMCCPP SSHHBB cchhii nnhháánnhh CCầầnn TThhơơ

3.5.11. Kết quả hoạt động của ngân hàng qua 3 năm (2006, 2007 và 2008)

Bảng 01 - Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007 và 2008

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

So sánh chênh lệch 2007 với 2006 2008 với 2007 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. Thu nhập 54.463 570.963 1.640.166 516.500 948,4 1.069.203 187,3 - Thu từ tín dụng 51.151 395.574 1.156.914 344.423 673,3 761.340 192,5 - Thu từ hoạt động dịch vụ 35 2.975 21.537 2.940 8.400,0 18.562 623,9 - Thu nhập khác 3.277 172.414 461.715 169.137 5.161,3 289.301 167,8 2. Chi phí 44.666 394.728 1.370.805 350.062 783,7 976.077 247,3 - Chi trả lãi 24.149 306.112 1.183.972 281.963 1.167,6 877.860 286,8 - Chi từ hoạt động dịch vụ 141 2.008 14.628 1.867 1.324,1 12.620 628,5 - Chi khác 20.376 86.608 172.205 66.232 325,0 85.597 98,8 3. Lợi nhuận 9.797 176.235 269.361 166.438 1.698,9 93.126 52,8

* Về thu nhập:

- Thu nhập của ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Năm 2006 tổng số thu nhập của ngân hàng chỉ đạt 54.463 triệu đồng nhưng ta thấy có sự tăng lên vào năm 2007, tốc độ tăng 948,4 % tương ứng 516.500 triệu đồng; với năm 2007 mức đạt được là 570.963 triệu đồng. Tuy nhiên không dừng lại ở đó, với sự nổ lực trong hoạt động ngân hàng đã nâng cao thu nhập của mình lên mức 1.640.166 triệu đồng vào năm 2008. Xét về tốc độ tăng thu nhập của năm 2008 so với năm 2007 l à 187,3 %, đây là tín hiệu khả quan thể hiện thể hiện sự phát triển trong hoạt động của ngân hàng, có được kết quả này là do sự phấn đấu không ngừng của toàn thể nhân viên, đặc biệt do sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc và chính sách phù hợp giúp ngân hàng đạt được kết quả đáng kể.

Sở dĩ nguồn thu nhập của ngân hàng tăng lên tục từ năm 2006 đến năm 2008 chủ yếu là từ lãi tín dụng, khoản thu chính của ngân hàng. Khoản thu này tăng cao năm 2007 là 673,3% tức là đạt 344.423 triệu đồng, và năm 2008 lại tiếp tục tăng với tốc độ 192,5% ở năm 2008 tức là đạt được 761.340 triệu đồng, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2007 là do bên cạnh việc lãi suất cho vay được điều chỉnh tăng so với năm trước thì tình hình kinh tế phát triển tạo điều kiện cho hoạt động cho vay và cho vay của ngân hàng hiệu ngày càng quả hơn, năm 2007 các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp đều có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường đầu tư nên nhu cầu về vốn tăng cao, hoạt động tín dụng đạt hiệu quả làm cho lãi thu từ hoạt động này tăng mạnh. Với tình hình thu nhập tăng như hiện nay, tạo điều kiện cho ngân hàng có những bước phát triển ổn định làm tăng khả năng cạnh tranh và ngoài ra hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong việc gia tăng cho vay nền kinh tế đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế cũng góp phần thúc đẩy nền kinh tế khu vực phát triển.

Cùng với sự tăng của thu nhập tín dụng sự tăng lên đáng kể của thu nhập từ dịch vụ. Năm 2006 khoản thu nhập này chỉ là 35 triệu đồng thì năm 2007 đã tăng lên 2.940 triệu đồng với tốc độ tăng 8400,0% so với năm 2006. Năm 2008 tốc độ tăng của nó là 623,9%, tương ứng với 18.562 triệu đồng so với năm 2007.

Ngoài ra, thu nhập khác của ngân hàng cũng tăng lên khá mạnh. Ta thấy trong năm 2006 thu nhập này chỉ vổn vẹn 3.277 triệu đồng, nhưng sang năm 2007, con số này đã là 172.414 triệu đồng, tương ứng tăng 169.137 triệu đồng và 5161,3% . Sang năm 2008 thu nhập khác cũng tăng lên đạt được 461.715 triệu đồng, tốc độ tăng so với năm 2007 là 167,8% hay tăng lên 289.301 triệu đồng.

Điều này cho thấy ngoài hoạt động cho vay, ngân hàng ngày càng chú trọng đến việc phát triển của các dịch vụ có liên quan để thu phí như phí thanh toán, phí dịch vụ chuyển tiền, phí dịch vụ chi trả kiều hối, phí thẻ ghi nợ… và ngoài ra, ngân hàng cũng tăng nguồn thu cho mình qua các nguồn thu nhập khác như thu từ kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh giấy tờ có giá, kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại tệ … Việc phát triển các dịch vụ kèm theo nên được ngân hàng chú trọng hơn bởi chúng không những làm tăng thu nhập, tạo thêm danh tiếng, giúp ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động mà còn giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro thay vì quá tập trung vào hoạt động cho vay, có thể gây ra rủi ro về tín dụng.

* Về chi phí:

Thu nhập tăng là một dấu hiệu tốt thể hiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh ta còn phải dựa vào một chỉ tiêu khá quan trọng đó là chi phí. Chỉ tiêu này thường tỷ lệ thuận với thu nhập nhưng luôn tỷ lệ nghịch với lợi nhuận.

Theo số liệu từ bảng 1, năm 2006 tổng chi phí ngân hàng chi ra là 44.666 triệu đồng, năm 2007 là 394.728 triệu đồng, tức là tăng 783,7% tương ứng với 350.062 triệu đồng. Sang năm 2008 tiếp tục tăng, ngân hàng đã chi ra đến 1.370.805 triệu đồng, đạt tốc độ 247,3%, tương ứng với 976.077 triệu đồng so với năm 2007. Nhìn chung việc tăng lên của chi phí qua 3 năm là lẽ đương nhiên vì nó biến đổi theo xu hướng của thu nhập. Trong đó, chi phí trả lãi chủ yếu do mở rộng hoạt động kinh doanh, nhu cầu tín dụng tăng cao nên ngân hàng phải huy động vốn nhiều, trả lãi nhiều hơn. Thêm vào đó là sự cạnh tranh gây gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn buộc ngân hàng phải tăng lãi suất huy động cho khoản này nhiều hơn trước đây. Cụ thể là năm 2006 ngân hàng đã chi ra cho việc trả lãi là 24.149 triệu đồng, sang năm 2007 đã tăng thêm 281.963 triệu đồng, tương ứng 1167,6%. Còn số này cũng tăng

thêm vào năm 2008, với tổng chi trả lãi của ngân hàng là 1.183.972 triệu đồng, tăng 877.860 triệu đồng tương ứng 286,8% so với năm 2007.

Bên cạnh việc trả lãi cho việc huy động vốn ngân hàng không thể tránh khỏi những khoản chi phí dịch vụ và chi phí khác. Đồng hành với nguồn thu dịch vụ là chi phí dịch vụ. Chi phí dịch vụ của năm 2006 là 141 triệu đồng, nếu so với nguồn thu dịch vụ thì rõ ràng năm 2006 ngân hàng đã phải chiu lỗ trong phần cung cấp dịch vụ, lý do của điều này cũng dễ hiểu vì năm 2006 ngân hàng SHB chỉ mới bắt đầu chuyển từ ngân hàng TMCP Nông Thôn sang ngân hàng TMCP bán lẻ, vì thế ngân hàng phải đầu tư nhiều chi phí ban đầu cho các dịch vụ mà chưa có nhiều kachs hàng. Chi phí này tăng cao vào năm 2007 với tốc độ tăng 1324,1%, tương ứng 1.867 triệu đồng so với năm 2006, và năm 2008 tăng 12.620 triệu đồng hay 628,5% so với năm 2007. Ta thấy, chi phí này tăng cao từ năm 2006 đến năm 2008, tuy nhiên nếu nhìn vào nguồn thu từ dịch vụ thì ta thấy tốc độ tăng của nguồn thu vượt hơn tốt độ tăng của chi phí. Điều này cho thấy rằng ngân hàng đã có được những chính sách sử dụng chi phí hợp lý để tạo ra thu nhập.

Bên cạnh chi phí lãi, chi phí dịch vụ thì chi phí khác cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của ngân hàng. Các chi phí này bao gồm: chi hoạt động, chi tài sản, chi phụ cấp, chi công cụ dụng cụ, chi quảng cáo… qua những con số được biểu hiện trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ta thấy các khoản chi phí của ngân hàng cũng tăng qua 3 năm. Năm 2007 là 325,0% so với năm 2006 và đến năm 2008 là 98,8% so với năm 2007 do để việc cho vay có hiệu quả các cán bộ tín dụng phải thường xuyên đi thẩm định tài sản thế chấp của khách hàng, và đi công tác xa trong khi giá xăng dầu tăng nhanh nên ngân hàng phải hổ trợ một phần công tác phí cho cán bộ. Và cũng năm 2008 ngân hàng đã tốn nhiều chi phí cho nhiều chương trình quảng cáo, khuyến mại. Bởi đây là những chi phí bất biến vì vậy nếu ngân hàng càng hạn chế được những khoản chi phí đến mức tối đa có thể thì càng góp phần nâng cao mức lợi nhuận hàng năm của ngân hàng.

* Về lợi nhuận:

Ta biết phần lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ các khoản chi phí. Từ bảng 1 ta thấy ngân hàng luôn tạo ra được khoản chênh lệch trong thu chi, do

hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả cùng với việc chú trọng quản lý chi phí nên lợi nhuận của ngân hàng cũng đều tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2007 lợi nhuận đạt 176.235 triệu đồng tăng 1698,9% hay tăng 166.438 triệu đồng so với năm 2006, sang năm 2008 tốc độ tăng lợi nhuận của năm 2008 tăng 52,8% so với năm 2007 hay tăng 93.126 triệu đồng. Ta thấy tốc độ tăng của năm 2008 so với năm 2007 thấp hơn năm 2007 so với năm 2006 là do năm 2008 nền kinh tế nước ta có biến động lớn như lạm phát tăng cao, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất để thu hút nguồn vốn. Tuy nhiên, với chính sách kinh doanh hợp lý như mở rộng thị phần, tìm những biện pháp cải thiện đáng kể nhằm hạn chế tốc độ tăng chi phí hoạt động bên cạnh các biện pháp làm tăng thu nhập đã giúp lới nhuận của ngân hàng vẫn tăng cao hàng năm, năm sau cao hơn năm trước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua các năm tăng trưởng khá tốt, càng ngày càng cho thấy sự nổ lực cao hơn của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên ngân hàng. Bên cạnh đó không thể không nói đến ý thức của người vay vốn vì đa phần họ cũng đã cơ bản thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, sử dụng tiền vay đúng mục đích, có hiệu quả nên việc trả nợ vay ngân hàng khá tốt. Và để ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn cần mở thêm các dịch vụ tiện ích nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín, mở rộng thị phần, quản lý chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa dịch vụ và trang bị tốt các thiết bị ngân hàng đặc biệt là cách cư xử của nhân viên vì chính họ là những người trực tiếp tạo nên chất lượng dịch vụ của ngân hàng nhằm làm tăng sức cạnh tranh so với các ngân hàng khác.

3.6. Thuận lợi và khó khăn của ngân hàng năm 2008 3.6.1. Thuận lợi 3.6.1. Thuận lợi

- Những cơ chế chính sách ngân hàng ban hành, quy định của ngành ngân hàng đã đi sát vào thực tiển hơn, phát huy hiệu quả hơn, tạo điều kiện thu hút vốn, đầu tư tín dụng, các vấn đề đảm bảo nợ xử lý nợ.

- Có một đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, khỏe có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao, tận tụy trong công việc vì mục tiêu an toàn, hiệu quả và bền vững trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng tăng trưởng khá cao thể hiện niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng càng ngày càng tốt hơn.

- Cơ sở kỹ thuật được trang bị khá đầy đủ.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát được tăng cường chặt chẽ vì sai xót được phát hiện, xử lý kịp thời, tiêu cực phát sinh ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng được ngăn chặn.

- Ngân hàng đã chủ động và tích cực xây dựng một hệ thống công nghệ hoàn chỉnh trong nghiệp vụ kế toán, tín dụng, thẩm định phù hợp với hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.

3.6.2. Khó khăn

- Lãi suất tiền gửi thường xuyên biến động do áp lực cạnh tranh.

- Số lượng và mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng ngày càng được mở rộng tạo sức ép ngày càng lớn đối với mọi ngân hàng.

Tình hình xử lý nợ tồn đọng còn gặp nhiều khó khăn do còn phụ thuộc nhiều vào cơ quan pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao.

- TÌnh hình kinh tế phức tạp do nhiều yếu tố: lạm phát, thi ên tai, dịch bệnh làm ảnh hưởng đến tình hình trả nợ của khách hàng.

3.7. Định hướng phát triển 3.7.1. Tôn chỉ hoạt động 3.7.1. Tôn chỉ hoạt động

SHB sẽ trở thành ngân hàng bán lẽ đa năng hiện đại hàng đầu tại Việt Nam, phấn đấu đến năm 2010 trở thành một tập đoàn tài chính cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng cho thị trường có chọn lựa, ngân hàng hoạt động bền vững và an toàn, phát triển bên vững đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

3.7.2. Mục tiêu tổng quát

Mở rộng hoạt động một cách vững chắc, an toàn, tự bền vững về tài chính; áp dụng công nghệ thông tin hiên đại, cung cấp các dịch vụ tiện ích thuận lợi, đa dạng, tạo thông thoáng đến các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư ở đô thị; nâng cao và duy trì khả năng sinh lời; phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực cạnh tranh; thích ứng nhanh chóng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

3.7.3. Kế hoạch trong thời gian tới

Theo kế hoạch trong thời gian tới SHB sẽ tăng tổng tài sản lên 25.000 tỷ đồng và mở rộng thêm trên 60 chi nhánh, và điểm giao dịch trên toàn quốc và lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt được 650 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chi nhánh Cần Thơ (Trang 29)