Doanh số nợ xấu

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long chi nhánh huyện Trà Ôn (Trang 61 - 62)

Song song với việc mở rộng tín dụng, chất lượng tín dụng luôn được chi nhánh đặt lên hàng đầu. Nhìn chung khách hàng có quan hệ tín dụng với chi nhánh làm ăn có hiệu quả và trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên do nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi nên tác động rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng, mặt khác giá cả hàng hoá luôn biến động theo chiều hướng bất lợi cho nông dân, đặt biệt là đầu ra của hàng nông sản, thuỷ sản còn quá bấp bênh làm ảnh hưởng xấu đến công tác thu nợ của Ngân hàng.

Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản cho vay của Ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy, Ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng.

Nợ xấu theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 thì nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5, là những khoản nợ đã đến kỳ hạn trả nhưng chưa được thanh toán và Ngân hàng đã làm thủ tục chuyển sang các nhóm nợ xấu. Một Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng tín dụng. Cùng với doanh số thu nợ, nợ xấu cũng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648)

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long chi nhánh huyện Trà Ôn (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)