CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘ
2.1. Khái quát về ngân hàng ngoại thương hà nội.
2.1.1. Lịch sử hình thành và chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội.
Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam tại thành phố Hà Nội gọi tắt là Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội, trực thuộc Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam được thành lập theo quyết định số 177/NH.QĐ ngày 22/12/1984 của Tổng giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/03/1985
Được thành lập nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh đối ngoại, thanh toán quốc tế, các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế trên địa bàn Hà Nội. Ngoài trụ sở chính 344 Bà Triệu, Ngân hàng ngoại thương Hà Nội hiện có 8 phòng giao dịch.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội. Giúp Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam nghiên cứu, tổng hợp những vấn đề kinh tế đối ngoại, ngoại thương và ngoại hối tại thành phố Hà Nội và phối hợp với Chi nhánh Ngân Hàng Nhà Nước thành phố Hà Nội nghiên cứu, tổng hợp và tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương và Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Nhà Nước về chủ trương, chính sách, kế hoạch và biện pháp phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại thương và ngoại hối của Hà Nội. Trên cơ sở đó, tăng cường các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ sản xuất, đẩy mạnh xuất nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ ngoại hối, tăng thu ngoại tệ, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý Nhà nước của Ngân hàng trong lĩnh vực ngoại hối tại địa phương ; xem xét và xử lý các vụ việc vi phạm điều lệ quản lý ngoại hối phát sinh tại Hà Nội, trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm
được giao và thông qua sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ở địa phương và các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở cơ sở của thành phố Hà Nội.
Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ phục vụ khách nước ngoài ra vào thành phố Hà Nội theo quy định của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Thực hiện quan hệ giao dịch và mở tài khoản " không cư trú " cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài thường trú tại Hà Nội thuộc đối tượng " người không cư trú " theo sự phân công của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Thực hiện thanh toán quốc tế trong quan hệ giao dịch trực tiếp với Ngân hàng đại lý nước ngoài khi có điều kiện, theo sự uỷ quyền của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam về các mặt nghiệp vụ:
a) Thanh toán về xuất nhập khẩu hàng hoá thuộc kim ngạch mậu dịch của trung ương hoặc địa phương.
b) Thực hiện các nghiệp vụ cấp bảo lãnh tín dụng thương mại đối với các đơn vị kinh tế thuộc địa phương, theo quy chế về bảo lãnh tín dụng do Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam công bố.
c) Thanh toán về kiều hối, và về xuất khẩu " lao động, chuyên gia kỹ thuật " của ta đi các nước.
d) Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán khác về phi mậu dịch phục vụ các chỉ tiêu của các cơ quan đại diện nước ta ở nước ngoài và các đoàn Việt Nam đi nước ngoài.
e) Thực hiện các quan hệ tài khoản với một số ngân hàng đại lý nước ngoài trong việc điều hành và quản lý vốn ngoại tệ.
Theo sự phân công của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, thực hiện phục vụ và quản lý các tổ chức, các đơn vị sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ đối ngoại trên địa bàn Hà Nội trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và thanh toán đối ngoại ; thực hiện việc phân tích và cấp quyền sử dụng
ngoại tệ cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế trung ương và địa phương, quản lý tài khoản ngoại tệ của các đơn vị này theo quy định của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Theo dõi tổng hợp và kiểm tra việc thanh toán kiều hối tại các chi nhánh Ngân hàng nhà nước cơ sở thuộc thành phố Hà Nội theo quy định của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Nhà Nước.
Thực hiện một số công việc khác do Chủ tịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam giao.
2.1.3. Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội. Sau nhiều năm hoạt động và phát triển Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đãcó một đội ngũ cán bộ dầy dạn kinh nghiệm, lành nghề một tổ chức với nhiều phòng ban khác nhau. Sơ đồ tổ chức Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội như sau:
*) Phòng tín dụng tổng hợp. Giám đốc Phòng tin học Phòng PT mạng lưới Phòng ttoán XNK Phòng NSự hàng chính Phòng KTra kiểm toán NB Phòng dịch vụ Phòng Kế toán Phòng Giao dịch Phòng Ngân quỹ Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng tín dụng
*) Đây là phòng tập trung những hoạt động chính của Ngân hàng, quyết định phần lớn kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Phòng tín dụng tổng hợp được giao các nhiệm vụ sau đây: cho vay đối với các thành phần kinh tế theo luật Ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng, mở tài khoản cho vay và theo dõi các hợp đồng tín dụng, tính lãi theo định kỳ, điều hoà vốn nội và ngoại tệ, làm báo cáo và tập hợp báo cáo gửi Ngân hàng cấp trên, làm một số nghiệp vụ khác được giao.
*) Phòng kế toán tài chính.
Quản lý toàn bộ các tài khoản khách hàng và các tài khoản nội bộ trong ngoài bảng cân đối kế toán: mở tài khoản tiền gửi, thanh toán các loại séc, ngân phiếu - thực hiên thanh toán nội bộ, thanh toán qua hệ thống điện tử và thanh toán bù trừ.
Trưởng phòng kế toán chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hà Nội chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ thanh toán, về các quyết định chuyển tiền đi cũng như hạch toán và các tài khoản thích hợp. Tổ điện toán cung cấp số liệu nhanh chóng, chính xác và đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho ban lãnh đạo trong công tác quản lý điều hành đạt được hiệu quả cao.
*) Phòng thanh toán xuất nhập khẩu.
Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của khách hàng. Bao gồm các nghiệp vụ mở, thông báo, thanh toán L/c, nhờ thu và chuyển tiền.
*) Phòng hành chính nhân sự.
Giúp cho ban giám đốc trong việc bố trí, điều động, khen thưởng hay kỷ luật kịp thời; tuyển mộ, tuyển dụng cán bộ thuộc diện quản lý của chi nhánh, quản trị xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, vật liệu, thực hiên hơp đồng về điện, nước, điện thoại, sửa chữa và xây dựng cơ quan
Công việc chủ yếu của phòng ngân quỹ là thu- chi tiền đồng Việt Nam, ngân phiếu thanh toán, ngoại tệ, chuyển tiền mặt và séc du lịch đi tiêu thụ nước ngoài thông qua Ngân hàng ngoại thương Việt Nam; quả lý kho tiền và quỹ, tài sản thế chấp và các chứng từ có giá.
*) Phòng tin học.
Thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ ngân hàng, cải tiến bổ sung các chương trình phần mềm hiện có và lập các chương trình phần mềm mới phục vụ cho hoạt động của chi nhánh.
*) Phòng dịch vụ Ngân hàng.
Tiếp nhận và mở hồ sơ khách hàng mới, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn quy trình nghiệp vụ cho khách hàng, phản ánh tình hình giao dịch và đề xuất chính sách thu hút khách hàng, xử lý toàn bộ các giao dịch liên quan đến tài khoản tiền gửi của mọi đối tượng khách hàng với các loại tiền.
*) Phòng giao dịch
Phòng giao dịch có nhiệm vụ xử lý nghiệp vụ mua, chuyển đổi ngoại tệ, séc du lịch bằng mọi hình thức tiếp nhận và mở các hồ sơ khách hàng mới, kiểm tra tính hợp lý chứng từ của khách hàng và xử lý
*) Tổ kiểm tra và kiểm toán nội bộ.
Lập kế hoạch định kỳ và đột xuất về kiểm tra, kiểm toán nội bộ; trình giám đốc duyệt và tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh vô quy chế an toàn kinh doanh theo đúng quy định.
Nhìn chung, ở Ngân hàng ngoại thương Hà Nội có bộ máy tổ chức gọn, cán bộ có trình độ kiến thức cần thiết để đảm bảo công tác chuyên môn, kỷ luật lao động nghiêm túc, phong cách phục vụ khách hàng luôn luôn được chú ý nâng cao. Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam và sự cố gắng nỗ lực của ban giám đốc, của toàn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ.