Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietcombank Hà Nội (Trang 55 - 58)

- Quyết định số 1627/QĐNgân hàng NN ngày 31/12/2001 của thống đốc

3.1.Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI.

3.1.Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội.

DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI.

3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội. Nội.

3.1.1. Dự báo các yếu tố tác động tới hoạt động tín dụng trong thời gian tới.

Sự sụt giảm xuất khẩu nghiêm trọng:Trong giai đoạn này, nền kinh tế thế

giới đi xuống đã tác động không thuận với xuất khẩu của nước ta. Cung vượt cầu của hầu hết các hàng hoá và dịch vụ diễn ra phổ biến trên thế giới, đặc biệt là các sản phẩm điện tử & và công nghệ cao dẫn đến thị trường hàng hoá và dịch vụ bị thu hẹp, giá cả hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu liên tục giảm chưa có dấu hiệu phục hồi, nhất là nông sản các loại. Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội thuộc hệ thống Ngân hàng ngaọi thương Việt nam là Ngân hàng TM hàng đầu của Việt nam trong lĩnh vực thanh toán và tài trợ xuất nhập khẩu, vì vậy sự sụt giảm nhập khẩu chắc chắn sẽ có tác động không tốt đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội năm 2009 và những năm tiếp theo.

Lãi xuất trên thị trường quốc tế giảm liên tục:Trong những năm gần đây,

cục dự trữ liên bang Mỹ đã liên tục hạ lãi xuất. Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội chiếm đến 70% là ngoại tệ. Hơn nữa, do hệ số sử dụng vốn thấp nên số tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài là rất cao. Nguồn thu từ lãi tiền gửi ngoại tệ vì vậy luôn chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng cơ cầu thu nhập của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong những năm 2009. Một trong những giải pháp của vấn đề này là tăng cường cho vay trong nước.

Chính sách ưu tiên đẩy mạnh xuất khẩu của chính phủ: Thời gian vừa qua,

Chính Phủ đã thực thi hàng loạt các giải pháp như giảm thuế xuất khẩu, hỗ trợ lãi xuất sau đầu tư, và thành lập quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu. Theo đó hàng loạt các mặt hàng truyền thống chiếm tỷ trọng cho vay lớn của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong thời gian qua như hàng thuỷ sản, mỹ nghệ, nông sản, đều

nằm trong danh mục được vay vốn có ưu đãi. Như vậy định hướng ưu tiên đẩy mạnh XK của chính phủ một mặt có tác động tốt đến nền hoạt động đầu tư của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong lĩnh vực xuất khẩu, song đồng thời cũng là thách thức vì ngân hàng sẽ phải đối mặt với việc chuyển dời vay vốn của các doanh nghiệp xuất khẩu sang quỹ hỗ trợ phát triển. Thị phần cho vay và thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Chủ trương nâng cao quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm của các Ngân hàng TM trong đầu tư cho vay:Các quy định về cho vay nói riêng và hoạt động

kinh doanh nói chung của các Ngân hàng TM chắc chắn sẽ được thay đổi một cách căn bản theo hướng tự quyết định và tự chịu trách nhiệm. Như vậy định hướng đa dạng hoá khách hàng, đa dạng hoá danh mục đầu tư của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội sẽ có điều kiện tốt để triển khai. Tuy nhiên cũng cần có nghiên cứu cân nhắc nhằm đảm bảo quản lý và kiểm soat tốt hoạt động tín dụng, trong khuôn khổ an toàn cho phép.

Nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn: Để thực hiện mục tiêu công nghiệp

hoá hiện đại hoá đất nước, các nghành công nghiệp mũi nhọn như dầu khí, điện lực, viễn thông, đều đang triển khai các dự án lớn. Nhu cầu vốn lên đến hàng tỷ USD. Do môi trường kinh doanh đươc cải thiện nên thành phần kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tỏ ra yên tâm hơn trong đầu tư. Nhu cầu vốn tăng lên nhanh chóng.Nhu cầu của dân cư về nhà ở, phương tiện đi lại, học hành, đang ngày càng nâng cao trong khi nguồn thu nhập còn hạn chế. Chính vì vậy, các Ngân hàng TM có điều kiện tốt để mở rộng cho vay.

Mức độ cạnh tranh trong cho vay giữa các Ngân hàng Thương mại ngày càng trở nên gay gắt: Mặc dù nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn, song nhìn

chung do tình hình tài chính của các doanh nghiệp chưa thực sự mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh chưa ổn định, năng lực quản lý còn yếu kém. Vì vậy số lượng các dự án và phương án kinh doanh khả thi không nhiều. Trong khi đó, số vốn huy động của các Ngân hàng Thương mại lại khá cao, nên xuất hiện tình

trạng cạnh tranh gay gắt, thậm chí đôi khi còn thiếu lành mạnh giữa các Ngân hàng Thương mại.

Đó là các nhân tố tác động đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong thời gian tới.

3.1.2. Phương hướng và nhiệm vụ của tín dụng trong năm 2009-2010 Đạt các chỉ tiêu theo thông lệ quốc tế về Ngân hàng (BIS), nâng chỉ số an toàn vốn (CAR) theo tiêu chuẩn quốc tế.

Nâng cao năng lực quản lý, điều hành với mục tiêu đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Tạo ra các sản phẩm hiện đại phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.

Phát triển mở rộng mạng lưới gắn liền với các sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ hiện đại.

Giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, phấn đấu trở thành Ngân hàng lớn trong khu vực.

Đẩy mạnh thể chế hóa, hoàn thiện và đưa vào ứng dụng mô hình tổ chức hiện đại, kiện toàn quy chế và quy trỡnh húa cỏc nghiệp vụ hoạt động của Ngân hàng.

Không ngừng tăng trưởng về nguồn vốn, mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, áp dụng nhiều giải pháp để kinh doanh hiệu quả với mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận

Đi đầu ứng dụng và phát triển công nghệ trong quản lý và kinh doanh. Dần từng bước vi lượng hóa và nâng cao chất lượng trong dịch vụ Ngân hàng.

Phát huy vai trũ chủ đạo trên thị trường liên Ngân hàng và họat động kinh doanh ngoại tệ.

Xây dựng lộ trình, chuẩn bị các bước đi thích hợp nhằm thực hiện thắng lợi chủ chương cổ phần hóa theo chỉ đạo của chính phủ và Ngân hàng Nhà nước với mục tiêu nâng cao năng lực quản trị điều hành và năng lực tài chính của Ngân hàng

Ngoại thương trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietcombank Hà Nội (Trang 55 - 58)