II. Nội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
6. Quản lý và đánh giá trong tiêu thụ sản phẩm
Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp bao giờ cũng cần phải tổng kết, phân tích, thống kê, hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và đặc biệt là hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm rút ra những ưu nhược điểm và nguyên nhân của nó làm cơ sở tổ chức, kế hoạch hoạt động cho thời gian tới và có biện pháp giải quyết khắc phục.
Hiệu quả thể hiện ở hai hình thức:
• Hiệu quả định lượng.
Định lượng tuyệt đối: Được thực hiện bằng chỉ tiêu lợi nhuận.
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Định lượng tương đối: Mức doanh thụ trong tiêu thụ.
- Tỷ suất sinh lời trên vốn: là chỉ tiêu xác định một đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất sinh lời trên vốn =
Tổng lợi nhuận Tổng vốn kinh doanh
- Suất sinh lời trên doanh số bán: chỉ tiêu xác định một doanh số bán ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất sinh lời trên vốn =
Tổng lợi nhuận Tổng doanh số
- Suất sinh lời trên chi phí: là chỉ tiêu xác xđịnh một đồng chi phí kinh doanh bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất sinh lời trên chi phí =
Tổng lợi nhuận Tổng chi phí kinh doanh
• Hiệu quả định tính:
Là những chỉ tiêu về khối lượng hàng hoá mà doanh nghiệp chỉ có thể cảm nhận được nó. Ví dụ: độ mở của thị trường là chỉ tiêu xác định về mức độ gia tăng về quy mô của thị trường với những sản phẩm hàng hoá mà doanh
nghiệp có thể phục vụ trên thị trường truyền thống hoặc sự gia tăng trong doanh số của những sản phẩm bán trên thị trường mới hay khách hàng mới.
Việc đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng dựa trên các chỉ tiêu sau:
+ Doanh số bán hàng (bằng tiền hoặc đơn vị khối lượng) 1* Doanh số bán ra theo khách hàng.
2* Doanh số bán theo khách hàng mới. 3* Doanh số bán theo sản phẩm.
4* Doanh số bán theo sản phẩm mới. 5* Doanh số bán theo khu vực (địa lý), 6* Doanh số bán theo khu vực mới. + Chi phí bán hàng:
7* Chi phí bán hàng trên doanh số (%). + Lãi gộp + Lợi nhuận ròng. + Dự trữ/dự trữ thuần + Số khách hàng mới + Số khách hàng mất đi + Số đơn đặt hàng + Doanh số bán trên một khách hàng
8* Doanh số bán hàng cao nhất trên một khách hàng + Thị phần (T) của doanh nghiệp:
T = Toàn bộ khách hàng ở các khu vựcSố khách hàng của doanh nghiệp × 100%
+ Tỷ lệ chiếm lĩnh khách hàng (K) + Vòng quay vốn (V1) V1 = Doanh số Tài sản sử dụng (lần) + Vòng quay vốn lưu động (V2) V2 = Doanh số Vốn lưu động (lần)
+ Lãi gộp trên tài sản đang sử dụng (V3- ROAM)
V3 = Lãi gộp
Tài sản đang sử dụng × 100%
+ Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng: được thực hiện thông qua các ý kiến phản hồi đóng góp và nhận xét của khách hàng đối với doanh nghiệp, về bộ phận hay cá nhân. Có thể dùng hình thức tổng hợp từ sổ góp ý, điều tra bằng các câu hỏi trực tiếp (hội nghị khách hàng. . .) gián tiếp qua điện thoại, phiếu câu hỏi. . .
+ Mức độ gia tăng về uy tín của doanh nghiệp và của sản phẩm doanh nghiệp đối với khách hàng.
+ Khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ thực tế đối với khách hàng. + Khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ thực tế so với kế hoạch
Về vật chất: % thực hiện kế hoạch tiêu thụ = Số lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế Số lượng sản phẩm tiêu thụ kế hoạch × 100% - Về giá trị: % thực hiện kế hoạch = Q1x P0 Q0P0 × 100%
Q1, Q0: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế so với kế hoạch.
P0: Giá bán kế hoạch.
Chỉ tiêu này nói lên tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm về mặt giá trị.
+ Đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm: Để đánh giá tiến độ tiêu thụ sản phẩm so với sản xuất, người ta dùng chỉ tiêu:
Hệ số TTSP sản xuất
= Qtt
Qtt: Sản lượng tiêu thụ trong kỳ. Qsx: Sản lượng sản xuất trong kỳ.