Những thuận lợi và khó khăn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Long Hồ (Trang 36)

3.4.1 Thuận lợi

- Tiềm năng lợi thế của huyện về vị trí địa lý, đất đai, lao động đang được khai thác có hiệu quả. Cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế ngày càng hoàn thiện, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên, công tác xòa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm ngày càng phát huy hiệu quả. Long Hồ là một huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, các ngành truyền thống cũng đang từng bước phát triển tốt, đây là đối tượng phục vụ chủ yếu của Ngân hàng và chiếm phần lớn trong thị phần tín dụng của đại bàn.

- NHNo & PTNT huyện Long Hồ ngày càng có sự tin tưởng và tín nhiệm của các tầng lớp dân cư, từng bước tạo vị thế trên địa bàn. Ngân hàng có tìm năng huy động vốn nhiều hơn do dân cư trên địa bàn có thu nhập ngày càng cao, mức sống cũng được nâng lên.

- Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND Huyện trong việc đề ra các mục tiêu chính sách phát triển kinh tế- xã hội.

- Ngân hàng luôn có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Ngân hàng Nông nghiệp Tỉnh Vĩnh Long, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc một cách kịp thời.

- Lực lượng cán bộ tín dụng phụ trách các địa bàn được kiện toàn, tinh thông nghiệp vụ, có trình độ ngày càng cao. Có sự nổ lực của tập thể cán bộ công nhân viên từ Ban Giám Đốc đến nhân viên nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao với chất lượng, hiệu quả tốt.

3.4.2 Khó khăn

- Khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động lớn đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Huyện làm cho tình hfnh sản xuất, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

- Hội nhập kinh tế đang đặt ra những cơ hội và thách thức to lớn trong cạnh tranh đối với các tổ chức tín dụng, hiện nay các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng xâm nhập thị trường nông thôn ngày càng nhiều, cạnh tranh ngày càng gay gắt.

- Mặc dù kinh tế xã hội tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn vướng mắc.Cụ thể tình hình lạm phát, giá cả một số mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống như: hàng tiêu dùng, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng luôn tăng cao, trong khi giá hàng hóa nông sản, thực phẩm không ổn định, thị trường tiêu thụ bấp bênh gây khó khăn cho người nông dân. Từ đó gây khó khăn cho khả năng trả nợ của khách hàng.

- Triển khai và thực hiện chương trình chuyển dịch kinh tế chậm và có chựng lại, nguyên nhân là do tình hình thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi xảy ra liên tục, bất thường.

- Ngành nghề sản xuất ở nông thôn chậm phát triển, lao động nông nghiệp thu nhập thấp, đời sống một bộ phận nhân dân còn gặp khó khăn.

3.4.3 Định hướng phát triển của Ngân hàng trong năm 2009

- Nguồn vốn huy động: Tổng nguồn vốn thực hiện đến cuối năm 2009 đạt 150 tỷ đồng (không kể tiền gởi kho bạc), tốc độ tăng 11,6% so với năm 2008, số tuyệt đối tăng 21.293 triệu đồng.

- Đầu tư tín dụng: tổng dư nợ 310 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 10,6% so với năm 2008, số tuyệt đối tăng 18.499 triệu đồng. Trong đó d ư nợ trung hạn, dài hạn chiếm 20% tổng dư nợ, số tuyệt đối 62 tỷ đồng.

- Chất lượng tín dụng: Tỷ lệ nợ xấu từ nhóm 3 – 5 chiếm 1%/ tổng dư nợ. - Về tài chính: Thu theo kế hoạch Tỉnh giao.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NHNo VÀ PTNT HUYỆN LONG HỒ 4.1. Phân tích tình hình huy động vốn

4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm

Ngân hàng Nông nghiệp Và Phát triển Nông thôn huyện Long Hồ là một Ngân hàng chuyên phục vụ, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn của huyện. Trong những năm qua, hoạt động của Ngân hàng tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nhưng để đáp ứng nhu cầu về vốn vay ngày càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đã đặt ra một vấn đề hết sức cấp thiết cho Ngân hàng là phải thực hiện tốt công tác huy động vốn.

Do nằm trong hệ thống nên việc điều tiết cân đối vốn huy động và cho vay được dễ dàng hơn, nếu Ngân hàng chi nhánh huy động được vốn cao hơn nhu cầu cho vay thì phần chênh lệch sẽ chuyển về Ngân hàng cấp trên theo quy định, ngược lại nếu Ngân hàng chi nhánh huy động vốn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay thì Ngân hàng cấp trên sẽ hỗ trợ vốn cho Ngân hàng chi nhánh, do đó nguồn vốn để Ngân hàng kinh doanh chủ yếu là vốn huy động và vốn điều chuyển của cấp trên.

Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NHNO & PTNT HUYỆN LONG HỒ QUA 3 NĂM

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

2007/2006 2008/2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 89.934 36,12 132.570 39,18 171.771 55,39 42.636 47,41 39.201 29,57 Vốn điều chuyển 159.041 63,88 205.794 60,82 138.342 44,61 46.753 29,40 -67.452 -32,76 Tổng nguồn vốn 248.975 100,00 338.364 100,00 310.113 100,00 89.389 35,90 -28.251 -8,35

Qua bảng số liệu về cơ cấu nguồn vốn ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm không ổn định, cụ thể: năm 2006 tổng nguồn vốn là 248.975 triệu đồng. Năm 2007 thì tổng nguồn vốn tăng thêm 89.389 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng tỷ lệ tăng 35,90% làm cho tổng nguồn vốn năm 2007 là 338.364 triệu đồng, sang năm 2008 tổng nguồn vốn là 310.113 triệu đồng giảm 28.251 triệu đồng so với năm 2006 tỷ lệ giảm 8,35%. Trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì vốn điều chuyển luôn chiếm tỷ trọng cao hơn vốn huy động, để hiểu rõ hơn ta đi sâu vào phân tích từng nguồn vốn cụ thể.

* Vốn huy động:

Nguồn vốn huy động năm 2006 là 89.934 triệu đồng chiếm tỷ trọng 36,12% trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng. Năm 2007 vốn huy động là 132.570 triệu đồng chiếm tỷ trọng 39,18%, tăng 42.636 triệu đồng so với năm 2006 tỷ lệ tăng là 47,41%. Sang năm 2008 nguồn vốn này tăng thêm 39.201 triệu đồng so với năm 2007 tỷ lệ tăng là 29,57% làm cho vốn huy động năm 2008 đạt 171.771 triệu đồng. Nguồn vốn huy động liên tục tăng trong 3 năm 2006 cho thấy khâu huy động vốn của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả.

Việc sử dụng nguồn vốn tự huy động sẽ có nhiều thuận lợi như là việc cho vay được chủ động hơn do có đủ vốn trong tay không cần xin số vốn điều chuyển, thu nhập sẽ cao hơn vì không phải trả chi phí sử dụng vốn cho Ngân hàng cấp trên. Vì vậy, NHNO & PTNT huyện Long Hồ dù được điều chuyển vốn từ Ngân hàng cấp trên nhưng vẫn không lơi là khâu huy động vốn.

Trong thời gian qua, Ngân hàng đã có nhiều biện pháp tích cực trong huy động để thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân bằng nhiều hình thức như: huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành kỳ phiếu trái phiếu Ngân hàng với nhiều kỳ hạn… áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt và thường xuyên thông tin khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản gửi tiền và thanh toán qua Ngân hàng. Từ đó đã tập trung và thu hút được nguồn vốn khá lớn để đầu tư cho vay phát triển kinh tế địa phương.

* Vốn điều chuyển:

Hầu hết các Ngân hàng quốc doanh không riêng gì NHNO & PTNT huyện Long Hồ nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì sẽ không thể đáp ứng hết được nhu cầu về vốn của khách hàng. Vì vậy, ngoài vốn huy động tại chỗ thì

Ngân hàng còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển, nguồn vốn này có lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động nên sẽ làm chi phí hoạt động kinh doanh sẽ tăng lên gây ảnh hưởng làm giảm lợi nhuận. Do đó Ngân hàng luôn phấn đấu làm tăng nguồn vốn huy động để giảm nguồn vốn này. Năm 2006 vốn điều chuyển là 159.041 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 63,88% Sang năm 2007 nguồn vốn này là 205.794 triệu đồng chiếm tỷ trọng 60,82%, tăng 46.753 triệu đồng so với năm 2006, tỷ lệ tăng 29,40%. Sang đến năm 2008 vốn điều chuyển ở mức khá cao là 138.342 triệu đồng chiếm tỷ trọng 44,61% trong tổng nguồn vốn kinh doanh, so với năm 2007 giảm 67.452 triệu đồng tỷ lệ giảm 32,76%.

4.1.2. Phân tích vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm

Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt thì trước hết phải có nguồn vốn dồi dào. Khi các thành phần kinh tế thiếu vốn hoạt động họ đến Ngân hàng xin vay và Ngân hàng hoạt động chủ yếu là cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế có nhu cầu vay vốn. Vì vậy một Ngân hàng muốn ngày càng phát triển thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn đủ mạnh mới có thể đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế.

Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ nên Nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong thời gian qua tăng trưởng khá ổn định, điều đó thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNO & PTNT HUYỆN LONG HỒ NĂM 2006- 2008.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Số

tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Tiền gửi KBNN 23.037 25,62 39.919 30,11 43.041 25,06 16.882 73,28 3.122 7,82 2. Tiền gửi khách hàng 27.376 30,44 11.303 8,53 6.482 3,77 -16.073 -58,71 -4.821 -42,65 3. Tiền gửi TCTD 167 0,19 97 0,07 207 0,12 -70 -41,92 110 113,40 4.Tiền gửi tiết kiệm 25.575 28,44 69.937 52,75 118.345 68,90 44.362 173,46 48.408 69,22 5. Phát hành giấy tờ có giá 13.779 15,32 11.314 8,53 3.696 2,15 -2.465 -17,89 -7.618 -67,36 Tổng vốn huy động 89.934 100,00 132.570 100,00 171.771 100,00 42.636 47,41 39.201 29,57

( Nguồn: Phòng kế toán NHNO & PTNT huyện Long Hồ)

Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về vốn của các cá nhân cũng như các doanh nghiệp ngày càng cao, càng trở nên bức thiết thì việc Ngân hàng thực hiện tốt công tác huy động vốn không những góp vốn mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng, ổn định nguồn vốn đảm bảo cho quá trình kinh doanh được thuận lợi lâu dài.

* Tiền gửi kho bạc nhà nước:

Do NHNO & PTNT huyện Long Hồ được thành lập đã đã lâu có mối quan hệ tốt với kho bạc qua nhiều năm, Ngân hàng có mức lãi suất hợp lý nên kho bạc là khách hàng thường xuyên giao dịch với Ngân hàng, hàng năm Ngân hàng nhận được rất nhiều tiền gởi từ kho bạc Long Hồ, tiền gởi kho bạc luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động cụ thể năm 2006 Ngân hàng nhận được từ kho bạc

là 23.037 triệu đồng tỷ trọng là 25,62%. Năm 2007 là 39.919 triệu đồng tỷ trọng là 30,11% tăng 16.882 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 73,28%. Sang năm 2008 tiền kho bạc gởi là 43.041 triệu đồng chiếm tỷ trọng 25,06 % với tốc độ tăng 7,82% tương ứng số tiền là 3.122 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân tiền gửi từ kho bạc tăng là do người dân ngày càng làm ăn có hiệu quả hơn so với nên nguồn ngân sách kho bạc được đảm bảo nên tiền gửi Ngân hàng từ kho bạc Nhà nước cũng tăng lên

* Tiền gửi khách hàng:

Bên cạnh nguồn tiền gửi kho bạc thì tiền gửi thanh toán của khách hàng cũng là nguồn vốn huy động khá lớn của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động này giảm qua các năm. Cụ thể, tiền gửi thanh toán của khách hàng năm 2006 là 27.376 triệu đồng tỷ trọng chiếm 30,44%. Năm 2007 là 11.303 triệu đồng giảm 16.073 triệu đồng với tốc độ giảm là 58,71%. Sang năm 2008 tiếp tục giảm còn 6.842 triệu đồng và tỷ trọng cũng giảm còn 3,77%, so với năm 2007 giảm là 42,65%.

Qua đây ta thấy được tiền gửi của khách hàng ngày càng giảm, nguyên nhân có thể do những năm gần đây giá cả mặt hàng tăng cao làm cho khách hàng cần nhiều vốn tiền mặt hơn nên họ rút tiền ra làm cho tiền gửi của khách hàng ngày càng giảm. Đây là dạng đầu tư không nhằm mục đích sinh lời mà để thanh toán, chi trả trong kinh doanh.

* Tiền gửi các tổ chức tín dụng:

- Tiền gửi các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo nhu cầu chuyển tiền dịch vụ, thanh toán liên hàng…Mỗi ngân hàng phải có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước, kho bạc nhà nước và một số tổ chức tín dụng khác, nhằm thực hiện các khoản thanh toán chuyển tiền, chi trả cho khách hàng ở Ngân hàng khác. Đây cũng là khoản tiền nhàn rỗi tạm thời của các Ngân hàng bạn khi phát sinh tình trạng thừa vốn, và nếu khách hàng cần vay thì số vốn này sẽ được điều chuyển về để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

- Tiền gửi các tổ chức tín dụng chỉ chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ trong nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Cụ thể năm 2006 chiếm tỷ trọng 0,19%, năm 2006 là 0,07%, sang năm 2008 là 0,12% với số tiền qua 3 năm đều giảm, năm 2006 là 167 triệu đồng, năm 2007 là 97 triệu đồng giảm 41,92%. Năm 2008

số tiền gửi tăng lên đạt 207 triệu đồng tăng 110 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 113,40%. Nguyên nhân là do Ngân hàng thực hiện công tác cho vay, ít có giao dịch thanh toán liên hàng, hơn nữa trên địa bàn lại có ít đơn vị kinh tế cần thanh toán qua Ngân hàng, các cơ sở và doanh nghiệp quen với việc mua bán thanh toán bằng tiền mặt, lại có nhiều Ngân hàng Thương mại khác cạnh tranh với lãi suất huy động hấp dẫn. Ngân hàng cần thiết lập nhiều mối quan hệ với các tổ chức tổ chức tín dụng khác để tăng nguồn vốn huy động này hơn.

* Tiền gửi tiết kiệm của dân cư:

Đây là một bộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư gửi của tại Ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn không nhỏ trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động, nó luôn chiếm tỷ trọng cao trong những năm gần đây, cụ thể năm 2006 tiền gửi tiết kiệm là 25.575 triệu đồng chiếm 28,44%, năm 2007 tiền gởi tiết kệm ở mức khá cao 69.937 triệu đồng chiếm tỷ trọng 52,75% tăng 44.362 triệu đồng so với năm 2006, tỷ lệ tăng là 173,46%, năm 2008 tiền gửi tiết kiệm là 118.345 triệu đồng chiếm tỷ lệ 68,90% tăng 48.408 triệu đồng so với năm 2007 tỷ lệ tăng 69,22%.

Qua phân tích số liệu ta thấy người dân ngày càng có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm nhiều hơn, có thể do người dân đã hiểu được lợi ích của việc gửi tiền tiết kiệm sẽ được an toàn, lãi suất cao… Ngoài ra còn tham gia nhiều chương trình tiết kiệm dự thưởng với nhiều phần quà có giá trị.

* Phát hành giấy tờ có giá:

Ngoài các nguồn huy động nói trên Ngân hàng còn huy động cách phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, đây cũng là công cụ huy động vốn khá hiệu quả. Do Ngân hàng phát hành kỳ phiếu, trái phiếu với nhiều kỳ hạn khác nhau, lãi suất phù hợp nên lượng tiền gửi tiết kiệm qua các năm tương đối lớn, cụ thể năm 2006 huy động được 13.779 triệu đồng. Sang năm 2007 thì giảm xuống còn 11.314 triệu đồng giảm 2.465 triệu đồng, tỷ lệ giảm 17,89%. Năm

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Long Hồ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)